1

Dính khớp thái dương hàm - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

I. ĐỊNH NGHĨA

Dính khớp thái dương hàm là tình trạng hạn chế hoặc mất vận động của khớp do sự xơ hóa, vôi hóa các thành phần của khớp như lồi cầu, ổ chảo, hõm khớp, dây chằng ngoài bao khớp.

II. NGUYÊN NHÂN

- Chấn thương

  •  Tai nạn giao thông.
  •  Tai nạn lao động.
  •  Tai nạn sinh hoạt...

- Rối loạn sự phát triển của lồi cầu, lồi cầu quá phát hay giảm phát.

- Viêm khớp thái dương hàm.

- Viêm tuyến mang tai, biến chứng của viêm tai giữa...

III. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

1.1. Lâm sàng

  •  Toàn thân thể trạng gầy yếu do hạn chế há miệng ăn nhai kém
  •  Ăn uống khó.
  •  Mặt ở tư thế thẳng mặt bất cân xứng cằm lệch về một bên, giảm phát tầng dưới mặt.
  •  Mặt ở tư thế nghiêng cằm tụt ra sau (dấu hiệu cằm mỏ chim).
  •  Hạn chế há miệng. Tùy mức độ dính có thể hạn mức độ há miệng từ 1 tới 2cm hay khít hàm hoàn toàn.
  •  Sờ khớp thái dương hàm thấy lồi cầu hạn chế vận động hoặc thành khối dính với cung tiếp không vận động.
  •  Khớp cắn sâu.

1.2. Cận lâm sàng

X quang: Panorama, mặt thẳng, CT scanner, Conebeam CT. Có hình ảnh tổn thương khớp ở bốn mức độ:

- Độ 1

  •  Lồi cầu có thể biến dạng.
  •  Còn hình ảnh khe khớp.

- Độ 2

  •  Có hình ảnh dính một phần của khớp.
  •  Còn hình ảnh khe khớp nhưng hẹp hơn độ I.

- Độ 3: Có hình ảnh cầu xương giữa lồi cầu và hõm khớp.

- Độ 4: Có hình ảnh xương dính liền một khối với nền sọ.

2 Chẩn đoán phân biệt

Dính khớp thái dương hàm luôn có các triệu chứng lâm sàng và X quang rõ rệt nên không cần chẩn đoán phân biệt.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

  •  Phục hồi được sự vận động của khớp.
  •  Phục hồi được chức năng ăn nhai.

2. Điều trị cụ thể

2.1. Điều trị bảo tồn

Các trường hợp dính khớp ở mức độ 1: Hướng dẫn bệnh nhân tập há miệng bằng dụng cụ banh miệng, tập vận động xương hàm dưới.

2.2. Điều trị bằng phẫu thuật.

Tùy từng trường hợp, có thể áp dụng một trong hai phương pháp dưới đây:

a. Tạo hình khớp có ghép sụn sườn tự thân.

  •  Rạch da.
  •  Cắt bỏ khối dính và tạo hình ổ khớp.
  •  Cố định hai hàm.
  •  Lấy xương sụn sườn.
  •  Ghép xương sụn.
  •  Đặt dẫn lưu kín có áp lực, khâu đóng theo lớp.
  •  Điều trị kháng sinh toàn thân.

b. Tạo hình khe khớp và sử dụng vật liệu thay thế.

  •  Rạch da.
  •  Cắt bỏ khối dính và tạo hình ổ khớp.
  •  Cố định hai hàm.
  •  Đặt vật lồi cầu sao cho chỏm khớp nằm đúng vị trí, dùng vít cố định lồi cầu vào phần cành cao xương hàm dưới đã được chuẩn bị.
  •  Điều trị kháng sinh toàn thân, chống viêm, giảm đau, dinh dưỡng.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lượng

Nếu thực hiện đúng quy trình thì có khả năng phục hồi được sự vận động của khớp và chức năng ăn nhai cho bệnh nhân.

2. Biến chứng

  •  Dính lại khớp.
  •  Sai khớp cắn.

VI. PHÒNG BỆNH

  •  Dự phòng ngăn ngừa các chấn thương.
  •  Phát hiện và điều trị sớm tổn thương lồi cầu sau chấn thương.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cho trẻ sinh non, nhẹ cân  - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Bệnh suy dinh dưỡng do thiếu Protein – Năng lượng  - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Phẫu thuật thay khớp thái dương hàm nhân tạo một bên - Bộ y tế 2020
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Phẫu thuật thay khớp thái dương hàm nhân tạo hai bên - Bộ y tế 2020
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Tiêm khớp thái dương hàm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Mang đa thai: Nhu cầu dinh dưỡng và tập luyện
Mang đa thai: Nhu cầu dinh dưỡng và tập luyện

Đối với việc mang đa thai, các thai phụ cần phải lưu ý những gì về nhu cầu dinh dưỡng cũng như tập luyện? Cùng suckhoe123 giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này nhé!

Vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp
Vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp

Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và giảm nguy cơ biến chứng.

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp

Vitamin D, vitamin E và một số chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Một kỳ nghỉ dưỡng có thể giúp bạn thụ thai nhanh hơn?
Một kỳ nghỉ dưỡng có thể giúp bạn thụ thai nhanh hơn?

Căng thẳng stress làm giảm khả năng sinh sản, và một kỳ nghỉ dưỡng có thể là phương pháp hữu hiệu để thụ thai.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu: Những điều cơ bản
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu: Những điều cơ bản

Điều đầu tiên khi bắt đầu mang thai là cac bà mẹ sẽ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mình. Hãy cùng suckhoe123.vn tìm hiểu những điều cơ bản về chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho bà bầu trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thai 17 tuần, dùng thuốc bổ nào cho đủ chất dinh dưỡng?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  970 lượt xem

Mang thai được 17 tuần, em đi làm bận cả ngày nên ăn uống không đủ chất. Mỗi ngày, em mới chỉ uống thêm được 2 hộp sữa Anmum 4X. Nhà em lại xa Bệnh viện nên nhờ bs tư vấn dùm, em nên dùng thêm loại thuốc bổ nào để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi ạ?

Trước khi thụ thai, nên bổ sung dinh dưỡng thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  388 lượt xem

Bác sĩ cho hỏi, ở thời điểm chuẩn bị thụ thai, hai vợ chồng em cần bổ sung những chất dinh dưỡng gì và chế độ ăn uống ra sao ạ?

Dưỡng da mặt khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  580 lượt xem

Thưa bác sĩ, việc dưỡng da mặt trong khi đang mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé 7 tháng biếng bú, có cần uống siro gì để cải thiện hoặc cần khám dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1232 lượt xem

Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1809 lượt xem

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây