Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu: Những điều cơ bản
Điều chỉnh chế độ ăn của mình – ngay cả khi bạn đã ăn hợp lý
Hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều cần nhiều protein, nhiều vitamin, khoáng chất (như axit folic và sắt) và calo hơn (đối với năng lượng). Nếu có thể cải thiện chế độ ăn uống của bạn, thì việc ăn các bữa ăn bổ dưỡng là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khoẻ của bé.
Nhưng ăn uống tốt hơn không có nghĩa là ăn nhiều. Nếu bạn bắt đầu với mức cân nặng khỏe mạnh, bạn không cần thêm calo trong ba tháng đầu. Trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn cần khoảng 340 calo một ngày và khoảng 450 calo một ngày trong tam cá nguyệt thứ ba. Nếu bạn thiếu cân hoặc thừa cân khi bắt đầu mang thai, bạn sẽ cần nhiều hoặc ít hơn mức calo này, tùy thuộc vào mục tiêu tăng cân của bạn.
Tìm hiểu thêm: Tìm cách tốt nhất để ăn cho hai người và nhận đúng lượng calo cần thiết.
Bỏ qua thực phẩm không an toàn
Một số thực phẩm có thể nguy hiểm khi bạn có thai. Bỏ qua các loại thực phẩm dưới đây:
- Hải sản sống (như sò biển hoặc sushi chưa chế biến)
- Sữa không được tiệt trùng (và phô mai làm từ sữa không tiệt trùng)
- Phô mai mềm (như Brie hoặc Camembert)
- Phô mai Mexico (như queso blanco và panela)
- Pate
- Thịt và gia cầm sống hoặc chưa nấu chín
Tất cả đều là những nguồn có thể chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu cách tránh listeriosis, bệnh do thực phẩm đặc biệt nguy hiểm trong thời kỳ mang thai.
Nói không với rượu
Bạn cũng cần bỏ cocktail. Uống rượu trong thời gian mang thai có thể gây ra các khiếm khuyết về thể chất, mất khả năng học tập và các vấn đề về cảm xúc ở trẻ em, nên nhiều chuyên gia khuyên bạn nên bỏ rượu trong suốt thai kỳ.
Tìm hiểu thêm: Khám phá những đồ uống không cồn ưu thích từ danh sách các thức uống tinh chất tốt nhất của chúng tôi.
Hạn chế caffein
Caffein là thực phẩm cần hạn chế khác. Mục tiêu chỉ sử dụng dưới 200 mg mỗi ngày (khoảng 340ml cà phê). Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa lượng caffein cao hơn và tình trạng sẩy thai hoặc trọng lượng bé khi sinh thấp hơn, nhưng điều này vẫn chưa được khẳng định rõ ràng. Chỉ cần uống trà và cà phê không có caffein, hoặc chọn thức uống lành mạnh hơn, chẳng hạn như sữa tách kem, nước trái cây 100% hoặc nước ép chanh.
Tìm hiểu thêm: Thông tin về caffein trong thai kỳ và xem có bao nhiêu caffein trong đồ uống và thực phẩm thông thường.
Cẩn thận khi ăn cá
Gần như tất cả các loài cá đều chứa chất metyl thủy ngân, một loại kim loại được cho là sẽ có hại ở liều lượng cao đối với bộ não đang phát triển của bào thai và trẻ nhỏ. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyên bạn nên hạn chế ăn cá ở mức 340gr mỗi tuần, tương đương với khoảng hai phần ăn.
Tìm hiểu thêm: các tình trạng gặp phải khi ăn cá trong thai kỳ và tìm lời giải cho tất cả các vấn đề về an toàn thực phẩm.
Dùng vitamin bà bầu
Ngay cả khi không bị ốm nghén hoặc sợ thực phẩm, thì cũng rất khó có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bạn bằng một chế độ ăn uống cân bằng. Bổ sung vitamin-khoáng sản trước khi sinh sẽ giúp bạn có được các chất dinh dưỡng mà bạn và con cần để phát triển.
Hãy chắc chắn rằng vitamin bà bầu bạn chọn có chứa axit folic. Một số cơ quan, tổ chức, như Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, đề nghị tăng lượng ít nhất 600 mcg một lần trong khi bạn mang thai). Không đủ axit folic sẽ liên quan đến các khiếm khuyết ống thần kinh (NTDs), như tật nứt đốt sống.
Hỏi bác sĩ xem bạn có cần các thực phẩm bổ sung khác hay không?
Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể giúp ngăn ngừa NTDs. Bạn cần 450 mg cholin mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. Hầu hết các vitamin bà bầu đều không chứa nó, vì vậy bạn sẽ phải nhận được vitamin này từ thực phẩm hoặc yêu cầu bác sĩ về việc bổ sung choline.
Sau đó trong thời gian mang bầu bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung sắt hoặc canxi để đảm bảo rằng bạn đang nhận đủ các khoáng chất then chốt này. Một số chuyên gia cũng khuyên bổ sung vitamin D trong suốt thai kỳ.
Nếu bạn là người ăn chay nghiêm ngặt, mắc bệnh như tiểu đường, tiểu đường thai nghén, hoặc thiếu máu hoặc đã sinh con có cân nặng thấp, hãy nói chuyện với bác sĩ về các chất bổ sung khác mà bạn cần. Một chuyên gia dinh dưỡng được đào tạo bài bản cũng có thể hỗ trợ về chế độ ăn uống cụ thể.
Nếu bạn gặp khó khăn khi uống viên vitamin, hãy tìm một loại thuốc bổ có thể nhai hoặc một dạng bột mà bạn có thể hòa với nước. Và hãy nhớ rằng nhiều hơn không phải lúc nào cũng luôn tốt hơn: Không dùng bất cứ loại vitamin, khoáng chất hay thảo dược nào mà không có sự giám sát y tế - chúng có thể gây hại cho em bé đang phát triển của bạn.
Tìm hiểu thêm: Xem biểu đồ chất dinh dưỡng bạn cần để giúp con bạn phát triển.
Đừng ăn kiêng trong khi đang mang thai
Ăn kiêng trong thời kỳ mang thai có thể gây hại cho cả bạn và con. Nhiều kế hoạch ăn uống được thiết kế để giảm cân sẽ khiến bạn không chỉ làm bạn giảm lượng calo mà còn giảm lượng sắt, axit folic và các vitamin, khoáng chất quan trọng khác.
Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực nhất của một thai kỳ khỏe mạnh. Những phụ nữ ăn uống tốt và đạt được cân nặng thích hợp sẽ có nhiều khả năng có con khỏe mạnh hơn. Nếu bạn đang ăn thực phẩm lành mạnh và tăng cân từ từ, bạn có thể yên tâm mọi thứ chắc chắn sẽ đi đúng hướng.
Hãy nhớ rằng thời điểm bạn tăng cân cũng quan trọng như số lượng cân nặng bạn tăng được. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn tăng cân ít nhất trong tam cá nguyệt thứ nhất – từ 0,5 đến 2kg – và sau đó tăng khoảng 0,5kg một tuần trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. (Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn mang thai song sinh hoặc nếu thiếu cân hoặc thừa cân vào lúc bắt đầu mang thai - tỷ lệ tăng cân mà bạn được đề nghị có thể sẽ khác nhau.)
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu xem ăn gì thực sự tốt cho cả mẹ và bé.
Thường xuyên ăn các bữa ăn nhỏ
Sẽ tốt hơn nếu bạn sáng tạo với lịch ăn uống của mình trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn buồn nôn, sợ thức ăn, ợ nóng hoặc khó tiêu làm cho các bữa ăn chính không thoải mái, hãy thử chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên trong ngày. Vì em bé liên tục phát triển nên sẽ lấn át dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nên bạn sẽ có ít chỗ trong cơ thể để ăn một bữa ăn chính. Nếu lúc bạn đói nhất không phải là thời gian ăn thì hãy cứ ăn cho đến khi hết cảm giác đói. Ăn phù hợp với nhu cầu của mình sẽ giúp bạn đáp ứng được các nhu cầu về dinh dưỡng trong thai kỳ.
(Bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn rất tốt, những hãy lựa chọn lành mạnh hết sức có thể - thức ăn vặt cung cấp lượng calo rỗng ít hơn).
Tìm hiểu thêm: lên kế hoạch bữa ăn cho thai kỳ mà bạn có thể gắn kết với nó
Thi thoảng hãy tự thưởng cho mình một thứ gì đó ngọt ngọt
Đừng để các thực phẩm đã được chế biến sẵn, đồ ăn vặt đã được đóng gói và các miếng tráng miệng ngọt là thức ăn chủ yếu trong chế độ ăn của bạn, nhưng không phải từ bỏ tất cả những đồ ăn yêu thích của bạn chỉ vì đang mang thai. Hãy thử thay đổi một cách thật thông minh bằng cách ăn một quả chuối, kem trái cây hoặc trái cây khô.
Và đừng tự chỉ trích chính mình khi không thể cản lại cám dỗ. Đôi khi ăn một miếng bánh sẽ không gây hại gì.
Tìm hiểu thêm: các thực phẩm lành mạnh để ăn vặt khi thèm ăn
Trong thời kỳ mang thai, bạn rất dễ lo lắng về mọi cơn đau nhỏ nhặt và việc lựa chọn thực phẩm, nhưng hãy ghi nhớ rằng phần lớn những đứa bé đều ổn. Hãy lắng nghe các bà mẹ đã từng có kinh nghiệm trong cộng đồng nói về những gì nên loại khỏi danh sách lo lắng của bạn.
Mang thai có một số ưu điểm rất lớn như sự quan tâm, mong đợi và niềm vui khi cảm thấy bé đang chuyển động. Nhưng trong 9 tháng bạn có thể bị tước đi rất nhiều những thú vui hàng ngày mà bạn đã từng rất thích cho đến khi sinh bé ra. Những bà mẹ tương lai đã cân nhắc những điều này và họ dự định sẽ tận hưởng lại khi đứa trẻ đã ra đời. Dưới đây là một số ý kiến đã được chọn lựa của họ.
Lưu ý: chỉ cần chế độ ăn hàng ngày cũng có thể đáp ứng đủ nhu cầu về hầu hết các loại chất dinh dưỡng này, nhưng đối với một số liều lượng khuyến cáo của các loại như axit folic, sắt thì chỉ riêng chế độ ăn không thể cung cấp đủ. Chất bổ sung hoặc vitamin bà bầu có thể giúp bạn lấp đầy sự thiếu hụt này. Hãy kiểm tra mức giá trị dinh dưỡng hàng ngày trên vỏ chai sản phẩm. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào ngoài vitamin bà bầu của bạn.
Một số chất bổ sung và thuốc - cả dạng thuốc viên và thuốc tiêm tĩnh mạch - được coi là an toàn khi dùng để điều trị buồn nôn và nôn trong khi mang thai, mặc dù không phải tất cả đều hiệu quả.
Mang thai thường gây ra nhiều rối loạn giấc ngủ, bao gồm buồn nôn, ợ nóng, chuột rút, và ngáy ngủ. Và thói quen ngủ không ngon trước khi bạn mang thai có thể làm cho những vấn đề này tồi tệ hơn. Đây là một số mẹo giúp bạn ngủ ngon giấc hơn - trong thai kỳ và hơn thế nữa.
- 1 trả lời
- 454 lượt xem
Mang thai khoảng 25 tuần, em đi khám và làm test đường, bác sĩ kết luận là bị tiểu đường thai kỳ. Vậy, chế độ dinh dưỡng của thai phụ bị tiểu đường ra sao, mong bs tư vấn giúp em ạ?
- 1 trả lời
- 968 lượt xem
Mang thai được 17 tuần, em đi làm bận cả ngày nên ăn uống không đủ chất. Mỗi ngày, em mới chỉ uống thêm được 2 hộp sữa Anmum 4X. Nhà em lại xa Bệnh viện nên nhờ bs tư vấn dùm, em nên dùng thêm loại thuốc bổ nào để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi ạ?
- 1 trả lời
- 388 lượt xem
Bác sĩ cho hỏi, ở thời điểm chuẩn bị thụ thai, hai vợ chồng em cần bổ sung những chất dinh dưỡng gì và chế độ ăn uống ra sao ạ?
- 1 trả lời
- 953 lượt xem
Em mang thai 8 tuần. Mỗi ngày, em uống 1v Elevit và ăn uống bình thường, cộng thêm 1 ly sữa bầu Morinaga của Nhật Bản. Như vậy việc uống cả thuốc và sữa bầu như vậy có bị thừa chất không ạ? Mong được bs tư vấn!
- 1 trả lời
- 856 lượt xem
Vợ chồng em hiếm muộn nên phải thụ tinh nhân tao (IUI). Lúc thai được 12 tuần, em có làm xét nghiệm máu các chỉ số RBC 3.44; HGB 10.5; HCT 30.9. Khi thai 17 tuần, các chỉ số RBC 2.95; HGB 9.5; HCT 27.2. Và bây giờ, thai được 23 tuần các chỉ số RBC 2.90; HGB 9.5 HCT 27.4 - Bs nói em bị thiếu máu và chỉ cho thuốc sắt về uống, chứ không làm thêm xn. Em rất hoang mang - Không biết việc em thiếu máu có ảnh hưởng tới sức khoẻ của em bé không? Và, em có phải làm thêm xn để tìm nguyên nhân không ạ?