1

Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cho trẻ sinh non, nhẹ cân  - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

- Trẻ sinh non, nhẹ cân không có cơ hội tăng trưởng và phát triển đầy đủ trong tử cung nên có những đặc điểm sinh lí khác với trẻ đủ tháng, các hệ cơ
quan chưa trưởng thành, trong đó có hệ tiêu hoá, hoạt động chức năng chưa hoàn thiện như trẻ đủ tháng.

- Có nhiều thách thức trong dinh dưỡng cho trẻ sinh non - nhẹ cân: dự trữ hạn chế, hấp thu và tiêu hoá kém, nhiều bệnh lí đi kèm nhưng lại cần nhu cầu cao hơn so với trẻ đủ tháng.

-  Chiến lược dinh dưỡng tăng cường cho trẻ sinh non nhẹ cân phải đạt mục tiêu:

  •  Giảm sụt cân sau sinh
  •  Lấy lại cân nặng lúc sinh sớm
  •  Giúp tăng trưởng bắt kịp. Bao gồm: (1) Trong bệnh viện, giúp trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng sau khi sinh xấp xỉ với thai nhi bình thường có cùng tuổi thai, (2) Sau xuất viện, giúp trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng sau khi sinh xấp xỉ với trẻ bình thường có cùng tuổi điều chỉnh trong suốt năm đầu đời.

- Trong bài này chúng tôi sử dụng khuyến cáo điều trị dinh dưỡng cho trẻ sinh non, nhẹ cân của Hội nhi khoa Việt Nam và Hội chu sinh, sơ sinh thành phố Hồ Chí Minh.

2. CHỈ ĐỊNH NUÔI ĂN ĐƯỜNG TIÊU HOÁ TỐI THIỂU

  •  Trẻ non tháng, thường < 32 tuần (hay < 1800g), không chống chỉ định nuôi ăn tiêu hoá.
  •  Bắt đầu sớm sau khi sinh, thường vào ngày 1-2 sau sinh, có thể kéo dài trong 3-6 ngày.
  •  Ưu tiên dùng sữa mẹ, nếu không có sữa mẹ dùng sữa công thức cho trẻ non tháng 20 kcal/oz với thể tích 10-20 ml/kg/ngày.
  •  Chú ý: có thể cho trẻ nuôi ăn tối thiểu khi đang thở máy hay có catheter rốn, ngạt nặng bắt đầu sau 48-72 giờ. Không pha loãng sữa cho trẻ ăn.

3. TĂNG LƯỢNG SỮA NUÔI ĂN

- Khi bệnh nhân dung nạp với nuôi ăn tiêu hoá tối thiểu, tăng sữa với tốc độ tuỳ từng bệnh nhân từ 10-30 ml/kg/ngày.

- Hướng dẫn chung:

  • trẻ < 1000 g: tăng 10 ml/ kg/ngày,
  • trẻ 1000 – 1500 g: tăng 20 ml/ kg/ ngày
  • trẻ ≥ 1500 g: tăng 30 ml/ kg/ ngày.

4. CÁCH NUÔI ĂN

Nên nuôi ăn ngắt quãng, mỗi 2 giờ cho trẻ < 1000g và mỗi 3 giờ đối với trẻ ≥ 1000g. Chú ý hiện tượng mất chất béo khi để chúc bơm xi-lanh nuôi ăn lâu. Chỉ dùng bơm liên tục trong một số trường hợp đặc biệt: nhu động ruột kéo dài, hội chứng ruột ngắn hay kém dung nạp tiêu hoá kéo dài.

5. LOẠI SỮA NUÔI ĂN

  •  Sữa mẹ tăng cường một phần (pha 2 gói bột tăng cường trong 100 ml sữa mẹ) khi trẻ dung nạp với thể tích sữa mẹ khoảng 80-100 ml/kg/ngày hay đang ăn sữa công thức cho trẻ non tháng thì chuyển sang loại 22 kcal/oz.
  •  Sữa mẹ tăng cường đầy đủ (pha 4 gói bột tăng cường trong 100 ml sữa mẹ) khi trẻ dung nạp với thể tích sữa mẹ khoảng 130 ml/kg/ngày hay đang ăn sữa công thức cho trẻ non tháng thì chuyển sang loại 24 kcal/oz.
  •  Thể tích sữa: với sữa mẹ tăng cường là 180 ml/kg/ngày. Và đối với sữa công thức cho trẻ non tháng là 160 ml/kg/ngày.

6. HƯỚNG DẪN CHUNG

  < 1000 g  1000 - < 1500 g  ≥ 1500g
Nuôi ăn tối thiểu 1ml x 6 trong 3 -6 ngày 2 ml x 8 trong 3 ngày  N1: 3 ml x 8
Thể tích tăng thêm Sau đó 1 ml x 12 và tăng 1ml mỗi 24 giờ Sau đó 2 ml x 8 và tăng 1 ml mỗi 12 giờ Từ N2: tăng 1 ml / mỗi 6 giờ
150 ml/kg/ngày  # N15  # N14 # N7

 

7. CÁC TRIỆU CHỨNG KHÔNG DUNG NẠP TIÊU HOÁ

Bao gồm: trớ sữa, bụng chướng/vòng bụng tăng > 2 cm, nhu động ruột giảm, đổi màu da bụng, phân máu, triệu chứng toàn thân như cơn ngưng thở, cơn tím, tim chậm, li bì.

8. XỬ TRÍ DỊCH HÚT DẠ DÀY

 

 

 

9. CÁC BIỆN PHÁP CÓ THỂ GIÚP CẢI THIỆN DUNG NẠP TIÊU HOÁ

Bao gồm đặt nằm tư thế đầu cao khi ăn, tư thế nghiêng phải hay nằm sấp, thể tích sữa ăn không quá 160 - 180 ml/kg/ngày, điều trị bệnh nhiễm khuẩn đi kèm, đảm bảo sonde nuôi ăn đúng vị trí và đúng kích cỡ, thụt tháo nhẹ bằng Natri chlorua 0,9% nếu trẻ non tháng không tiêu quá 24 giờ, điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

10. CHUYỂN TỪ ĂN QUA ỐNG SANG BÚ

Điều kiện chuyển khi trẻ > 32 tuần tuổi, tri giác tốt, thở < 60 l/p, nhịp tim< 180 l/p, SpO2 > 88% trong > 48 giờ ăn qua ống trước đó. Tập bú tăng dần số
lần ăn và thời gian bú mỗi lần, phần còn lại cho qua ống cho đến khi trẻ có thể bú hết và đủ các lần bú.

11. THEO DÕI DINH DƯỠNG TIÊU HOÁ

a. Giai đoạn tại bệnh viện

  •  Thời điểm lấy lại cân nặng lúc sinh: khoảng 3 tuần ở trẻ < 1000g, khoảng 2 tuần ở trẻ 1000 – < 1500g, ngắn hơn ở trẻ ≥ 1500g.
  •  Nếu trẻ tăng trưởng tốt: đánh giá lại mỗi tuần.
  •  Nếu chậm tăng trưởng: nếu trẻ đang được nuôi ăn sữa mẹ tăng cường toàn phần thì bổ sung 1⁄2 số lần ăn là sữa năng lượng 27 kcal/oz, nếu trẻ đang dùng sữa non tháng loại 24 kcal/oz thì chuyển sang loại sữa năng lượng 27 kcal/oz. Sau 2 tuần đánh giá lại, nếu vẫn tăng trưởng kém xem xét thay thế loại 27 kcal/oz bằng loại 30 kcal/oz.

b. Giai đoạn sau xuất viện

  •  Khi trẻ xuất viện thì sau 1 tuần và 1 tháng cần tái khám để theo dõi tăng trưởng, albumin, Ca/P, phosphatase kiềm, Hct, hồng cầu lưới. Siêu âm thận lúc 2 tháng tuổi.
  •  Dùng sữa mẹ tăng cường hay sữa công thức cho trẻ non tháng 24 kcal/oz cho tới khi trẻ đạt 3500g. Sau đó chuyển sang sữa mẹ tăng cường hay sữa công thức cho trẻ non tháng loại 22 kcal/oz cho tới khi trẻ đạt 9 tháng tuổi hiệu chỉnh.

 

PHỤ LỤC: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG FENTON

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hạ đường huyết sơ sinh - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tăng đường huyết sơ sinh - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Bệnh suy dinh dưỡng do thiếu Protein – Năng lượng  - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Nhiễm trùng đường tiểu - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ
Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ

Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và rối loạn cương dương
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và rối loạn cương dương

Nghiên cứu cho thấy nam giới mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao hơn so với người không bị tiểu đường tiểu đường. Tuy nhiên, thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và làm giảm nguy cơ mắc rối loạn cương dương.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tư vấn dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  372 lượt xem

Mang thai khoảng 25 tuần, em đi khám và làm test đường, bác sĩ kết luận là bị tiểu đường thai kỳ. Vậy, chế độ dinh dưỡng của thai phụ bị tiểu đường ra sao, mong bs tư vấn giúp em ạ?

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1597 lượt xem

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm vắc xin đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  724 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé 7 tháng biếng bú, có cần uống siro gì để cải thiện hoặc cần khám dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1085 lượt xem

Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?

Trẻ 10 tháng cao 71cm nặng 8kg biếng ăn, khó ngủ, suy dinh dưỡng và thiếu canxi
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2012 lượt xem

Bé trai nhà em được 10 tháng tuổi. Bé nặng 8kg, cao 71cm. Bé vẫn đang bú mẹ và 2 tháng gần đây rất biếng ăn. Ban đêm bé trằn trọc, khó ngủ và ra nhiều mồ hôi. Bác sĩ cho em hỏi, bé có nên uống bổ sung canxi không? Và nên uống loại nào ạ? Em thấy có loại canxi sữa thì có uống được không, thưa bác sĩ? Em có cho bé đi khám và được bác sĩ kê canxi corbiere và d3 aquarium nhưng không thấy cải thiện, bé vẫn khó ngủ. Bé đã mọc được 6 cái răng rồi nhưng lại bị đen lại. Em nên làm gì bây giờ ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây