1

Tiêm khớp thái dương hàm - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Khớp thái dương hàm là một khớp nhỏ. Thường hay gặp viêm khớp thái dương hàm không đặc hiệu, có thể không tìm được nguyên nhân. Việc điều trị bằng tiêm corticoid tại chỗ rất có hiệu quả. Tuy nhiên kỹ thuật viêm khớp thái dương hàm là một kỹ thuật khó, dễ gặp tai biến do tiêm phải dây thần kinh tam thoa.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Tiêm khớp thái dương hàm trong các trường hợp có bệnh kèm theo dưới đây mà tổn thương khớp đáp ứng kém hiệu quả với điều trị thuốc toàn thân đúng phác đồ, đúng liều lượng:
  • Viêm khớp thái dương hàm, hay gặp trong một số bệnh lý sau: thoái hoá khớp, loạn năng khớp thái dương hàm (do sai lệch cung răng), viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp mạn tính thiếu niên ... ) viêm khớp sau chấn thương (không có tràn máu khớp do chấn thương), bệnh gút và bệnh giả gút khác

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

  • Không được áp dụng tiêm khớp cho các trường hợp: viêm khớp nhiễm khuẩn (viêm khớp mủ, lao khớp), u xương khớp (lành tính và ác tính), tổn thương khớp do bệnh lý thần kinh, bệnh máu, nhiễm khuẩn ngoài da vùng tiêm khớp.
  • Thận trọng chỉ định tiêm khớp đối với người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp (cần được kiểm soát tốt trước và sau khi tiến hành thủ thuật), bệnh máu, nhiễm nấm, suy giảm miễn dịch (HIV)

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  • 01 bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp.
  • 01 điều dưỡng.

2. Phương tiện

  •  Phòng thủ thuật vô trùng.
  •  Hộp thuốc chống sốc theo quy định.
  •  Hộp đựng dụng cụ vô trùng (xăng có lỗ, kẹp có mấu, bông băng gạc...).
  •  Kim tiêm 26G (0,5” x 10mm).
  •  Bơm tiêm nhựa 3 – 5 ml (loại dùng 1 lần).
  •  Bông cồn 70o, dung dịch Betadin hoặc cồn iốt, băng dính y tế/ hoặc băng dính Urgo.
  •  Thuốc: thường dùng corticoid loại nhũ dịch như hydrocortisol acetat (nồng độ 1ml = 25mg), Depo-Medrol (methylprednisolon acetat, nồng độ 1ml = 40mg) hoặc Diprospan (1ml = 5mg betamethasone dipropionate hoặc 2mg betamethasone sodium phosphate).

3. Người bệnh

  •  Cần được kiểm tra chẩn đoán xác định, các chỉ định, chống chỉ định
  •  Giải thích BN: mục đích, tai biến của thủ thuật; ký giấy cam đoan làm thủ thuật
  •  Làm các xét nghiệm cơ bản như chụp Xquang khớp thái dương hàm, chụp tim phổi thẳng, các xét nghiệm huyết học, sinh hóa cơ bản, điện tâm đồ.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Theo mẫu quy định

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định, chống chỉ định

2. Các bước

  •  Tư thế: người bệnh ngồi hoặc nằm nghiêng đối bên với khớp định tiêm, miệng há.
  •  Xác định vị trí tiêm: là điểm ở trước gờ bình tai 1,5 cm, bờ dưới phía sau cùng của mỏm xương gò má (hình minh họa).
  •  Kỹ thuật tiêm: mũi kim đi thẳng vuông góc với mặt da, đi sâu vào trong khoang khớp khoảng 1cm. Bảo người bệnh khẽ há miệng có thể thấy đầu kim di động theo, như vậy kim đã vào đúng khe khớp. Hút thử không có máu và người bệnh không có cảm giác đau như điện giật hoặc xé da theo vị trí chi phối của dây thần kinh tam thoa (mô tả phần tai biến), tiêm vào khớp 0,2 - 0,3 ml corticoid.

3. Chăm sóc người bệnh ngay sau tiêm

- Băng chỗ tiêm, hướng dẫn người bệnh chủ động há miệng vài 3 lần.

- Dặn BN giữ sạch và không để ướt vị trí tiêm trong 24giờ.

- Sau 24 h mới bỏ băng dính, có thể rửa nước bình thường vào chỗ tiêm

- Tái khám nếu thấy chảy dịch hoặc viêm tấy tại vị trí tiêm

 

VI. THEO DÕI

  •  Chỉ số theo dõi: mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24 giờ.
  •  Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra sau 24 giờ.
  •  Theo dõi hiệu quả điều trị.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm màng hoạt dịch với corticoid, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung thuốc giảm đau paracetamol 0,5-2 g/ngày, mỗi lần uống 0,5g tùy mức độ đau.
  •  Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp do thủ thuật tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch; hút dịch khớp, làm XN và điều trị kháng sinh.
  •  Chọc kim vào dây thần kinh tam thoa (Người bệnh có cảm giác đau như điện giật hoặc xé da. Tổn thương nhánh thần kinh hàm trên thì đau xuất phát từ môi trên, lợi, răng hàm trên. Nếu đau nhánh thần kinh hàm dưới thì đau xuất phát từ cằm, răng hàm dưới) khi đó phải lập tức rút kim ra không được tiêm thuốc vào khe khớp.
  •  Biến chứng hiếm gặp: tai biến do BN quá sợ hãi, biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm: BN choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn... xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp có yếu tố dạng thấp dương tính và âm tính RF (+) và RF (-) - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Dính khớp thái dương hàm - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Phẫu thuật thay khớp thái dương hàm nhân tạo một bên - Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Phẫu thuật thay khớp thái dương hàm nhân tạo hai bên - Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Tiêm khớp gối - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Một kỳ nghỉ dưỡng có thể giúp bạn thụ thai nhanh hơn?
Một kỳ nghỉ dưỡng có thể giúp bạn thụ thai nhanh hơn?

Căng thẳng stress làm giảm khả năng sinh sản, và một kỳ nghỉ dưỡng có thể là phương pháp hữu hiệu để thụ thai.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai

Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.

Tiêm phòng cúm khi mang thai
Tiêm phòng cúm khi mang thai

Nhiều phụ nữ mang bầu lựa chọn liệu pháp tiêm phòng cúm, tuy nhiên họ vẫn chưa thực sự an tâm với việc tiêm phòng này có an toàn cho thai nhi hay không? Cùng đi tìm lời giải đáp này trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không?
Tiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không?

Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có được tiêm phòng khi đang mang thai không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  880 lượt xem

Bác sĩ ơi, tôi tiêm phòng trong khi đang mang thai thì có an toàn cho em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm vắc xin để đi du lịch trong khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  592 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai, tôi có thể tiêm vắc xin để đi du lịch không ạ? Việc tiêm vắc xin như vậy có an toàn cho tôi và thai nhi không, thưa bác sĩ?

Tiêm Botox trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  425 lượt xem

Tôi có thể tiêm botox khi đang mang thai không, thưa bác sĩ? Việc tiêm botox có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dưỡng da mặt khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  482 lượt xem

Thưa bác sĩ, việc dưỡng da mặt trong khi đang mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mẹ tiêm vắc-xin, liệu thai nhi có bị ảnh hưởng?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  496 lượt xem

Cuối tháng trước, em có đi tiêm vac-xin Rubella và viêm gan B. Mươi ngày sau, thấy trễ kinh, em thử que 2 vạch nên vào viện khám, siêu âm thì có túi thai 3mm. Như vậy, liệu thai nhi có bị ảnh hưởng gì không ạ và em có cần được tiếp tục tiêm vac-xin nữa hay ngừng lại đây?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây