1

Phẫu thuật thay khớp thái dương hàm nhân tạo hai bên - Bộ y tế 2020

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị tổn thương khớp thái dương hàm do chấn thương, dính khớp, u lồi cầu bằng phẫu thuật và sử dụng khớp thái dương hàm nhân tạo. Vật liệu thay thế là lồi cầu xương hàm dưới bằng hợp kim và ổ chảo silicon

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Hội chứng loạn năng khớp thái dương hàm không đáp ứng với các biện pháp điều trị bảo tồn, lồi cầu bị tiêu.
  •  Gãy nát lồi cầu hai bên
  •  Dính khớp thái dương hàm hai bên do di chứng chấn thương, nhiễm trùng...
  •  U lồi cầu xương hàm dưới hai bên

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị.
  •  Người bệnh có dị ứng với vật liệu thay thế

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật hàm mặt
  •  Kíp phẫu thuật.
  •  Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

  •  Bộ phẫu thuật xương.
  •  Bộ phẫu thuật phần mềm
  •  Máy khoan và cưa xương chuyên dụng
  •  Bộ khớp thái dương hàm nhân tạo

2.2. Vật tư

  •  Thuốc và vật liệu
  •  Kim, chỉ khâu các loại....

3. Người bệnh

  •  Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Hồ sơ bệnh án theo quy định.
  •  Phim Xquang, CT Conebeam đánh giá tình trạng khớp thái dương hàm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

  •  Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1. Sát khuẩn.

3.2. Vô cảm:

  •  Gây mê nội khí quản.

3.3. Thiết kế đường rạch:

  •  Dùng bút chuyên dụng thiết kế đường rạch trước tai và đường rạch dưới hàm (đường rạch Risdon có hay không có biến đổi).

3.4. Bộc lộ khớp thái dương hàm

  •  Rạch da theo thiết kế.
  •  Dùng dụng cụ thích hợp cắt và bóc tách bóc mô mềm tiếp cận cành cao xương hàm dưới.
  •  Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc màng xương, bộc lộ vùng khớp thái dương hàm.

3.5. Cắt bỏ phần tổn thương khớp thái dương hàm và chuẩn bị nơi nhận.

  •  Dùng cưa, khoan và các dụng cụ thích hợp cắt bỏ lồi cầu và một phần cành cao.
  •  Tạo hình lại ổ khớp và diện cắt cành cao.
  •  Đưa 2 hàm về khớp cắn trung tâm và cố định hai hàm.

3.6. Đặt khớp thái dương hàm nhân tạo vào nơi nhận

  •  Đặt lồi cầu nhân tạo vào nơi nhận và sửa soạn cho phù hợp
  •  Cố định lồi cầu nhân tạo bằng vít.
  •  Đặt ổ chảo vào nơi nhận và sửa soạn cho phù hợp
  •  Cố định lồi ổ chảo bằng vít
  •  Kiểm tra cử động khớp thái dương hàm, kiểm tra khớp cắn của bệnh nhân.
  •  Cầm máu.
  •  Đặt dẫn lưu
  •  Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

3.7. Thay thế khớp thái dương hàm bên còn lại

  •  Thực hiện theo các bước từ mục 3.3 đến 3.6.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

  •  Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

  •  Sai khớp cắn: Cần cố định liên hàm trước khi đặt và cố định khớp giả.
  •  Trật khớp thái dương hàm ra trước: Định vị lồi cầu và ổ khớp nhân tạo sao cho sau và trên nhất.
  •  Chảy máu: Cầm máu.
  •  Tụ máu: Lấy máu tụ.
  •  Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật thay khớp thái dương hàm nhân tạo một bên - Bộ y tế 2020
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Phẫu thuật thay khớp bàn ngón tay nhân tạo - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống thắt lưng - cùng - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật nâng xoang kín sử dụng vật liệu thay thế để cấy ghép Implant - Bộ y tế 2020
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Tin liên quan
Các giải pháp thay thế cho phẫu thuật thay khớp gối
Các giải pháp thay thế cho phẫu thuật thay khớp gối

Phẫu thuật thay khớp thường không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm khớp gối. Phẫu thuật thay khớp chỉ được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp gối quá nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp viêm khớp gối đều có thể điều trị bằng các phương pháp không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu.

Khi nào cần phẫu thuật thay khớp ngón tay?
Khi nào cần phẫu thuật thay khớp ngón tay?

Trong ca phẫu thuật thay khớp ngón tay, khớp ngón tay hỏng hoặc mòn sẽ bị cắt bỏ và thay bằng khớp nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp ngón tay chủ yếu được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp nhưng đôi khi cũng được thực hiện để thay thế khớp hư hỏng do những nguyên nhân khác.

Quy trình phẫu thuật thay khớp gối
Quy trình phẫu thuật thay khớp gối

Khi khớp gối bị hỏng nghiêm trọng và không còn điều trị được bằng thuốc hay các phương pháp không xâm lấn khác thì giải pháp lúc này là phẫu thuật thay khớp gối. Có hai loại phẫu thuật thay khớp gối là thay khớp gối toàn phần và thay khớp gối bán phần. Thay khớp gối toàn phần được thực hiện phổ biến hơn.

Cách giảm đau, sưng tấy và bầm tím sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
Cách giảm đau, sưng tấy và bầm tím sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

Tình trạng đau, sưng tấy và bầm tím có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau phẫu thuật thay khớp gối. Có nhiều cách để giảm thiểu những tình trạng này, gồm có mang vớ y khoa, kê cao chân, dùng thuốc và chườm.

Rủi ro của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
Rủi ro của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

Thoái hóa khớp gối là một vấn đề rất phổ biến. Ban đầu, các triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát bằng cách dùng thuốc và thay đổi lối sống, ví dụ như tập thể dục và giảm cân nếu thừa cân. Tuy nhiên, khi khớp gối bị hỏng nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật thay khớp gối toàn phần. Khớp gối sẽ bị loại bỏ và và thay thế bằng khớp nhân tạo. Thay khớp gối toàn phần là một ca phẫu thuật lớn. Người bệnh cần biết những gì sẽ diễn ra sau phẫu thuật để thực hiện các bước chuẩn bị cần thiết.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  763 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  958 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Dưỡng da mặt khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Thưa bác sĩ, việc dưỡng da mặt trong khi đang mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây