Điều trị tủy răng ngoài miệng (răng bị bật, nhổ) - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật điều trị nội nha ở ngoài miệng để giữ bảo tồn răng trong các trường hợp răng bị bật nhổ ra khỏi ổ răng.
- Thời gian răng nằm ngoài huyệt ổ răng là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của việc điều trị.
II. CHỈ ĐỊNH
- Răng bị bật khỏi ổ răng sau chấn thương Răng được chủ động nhổ do thầy thuốc để điều trị các bệnh lý liên quan.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Răng bị bật nhổ ra khỏi ổ răng trong thời gian quá lâu mà không được bảo quản.
- Xương ổ răng vùng răng bị bật nhổ không đảm bảo cho việc cấy lại răng sau khi điều trị nội nha.
- Răng mới bật ra khỏi ổ răng có thể cấy lại ngay mà không phải điều trị nội nha.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha
- Máy đo chiều dài ống tủy
- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm...
- Bộ dụng cụ điều trị nội nha
- Bộ cách ly cô lập răng
- Bộ lèn nội nha A-D...
- Cây nhồi MTA
2.2. Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê
- Thuốc sát khuẩn
- Dung dịch bơm rửa
- Vật liệu điều trị nội nha
- MTA
3. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim chụp xương ổ răng để xác định tình trạng xương ổ răng .
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định
- Xem lại các phim chụp ổ răng .
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Bảo vệ răng
- Răng cần được chăm sóc trong suốt thời gian răng ở ngoài ổ răng:
- Giữ ẩm chân răng bằng dung dịch nước muối sinh lý.
3.2. Điều trị nội nha
- Trong suốt quá trình điều trị nội nha không được làm sang chấn hệ thống dây chằng và xương răng.
3.3. Vô cảm
- Nếu tuỷ răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.
3.4. Cách ly răng
- Sử dụng đê cao su.
3.5. Mở tuỷ
- Dùng mũi khoan thích hợpmở đường vào buồng tủy
- Dùng mũi khoan Thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.
3.6. Sửa soạn hệ thống ống tủy
- Lấy sạch tủy ở buồng tuỷ và ống tủy.
- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy:
- Dùng thám trâm nội nha để tìm miệng ống tủy,
- Trường hợp không thể phát hiện miệng ống tủy, dùng siêu âm tạo rãnh ở sàn tủy và thám trâm nội nha để tìm.
- Dựa vào miệng ống tủy và các rãnh ở sàn ống tủy để xác định số lượng ống tủy.
- Xác định chiều dài làm việc của các ống tuỷ: Thăm dò ống tủy bằng trâm số 10.
- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy:
- Sử dụng các file cầm tay hoặc/ và máy để tạo hình hệ thống ống tủy.
- Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng các dung dịch nước muối sinh lý, ôxy già 3 thể tích, Natri hypoclorid 2,5-5%...
- Dùng đầu siêu âm phối hợp xen kẽ với các file và dung dịch bơm rửa để làm sạch hệ thống ống tủy.
3.7. Hàn kín hệ thống ống tủy
- Chọn cây lèn ngang với các kích thước phù hợp:
- Chọn cây lèn vừa khít và ngắn hơn chiều dài làm việc ống tủy 1-2mm.
- Chọn côn gutta-percha chính:
- Chọn và đặt 1 côn gutta-percha chuẩn phù hợp với file đã tạo hình sau cùng.
- Kiểm tra côn gutta-percha trong ống tủy trên Xquang.
- Rút côn gutta-percha ra khỏi ống tủy.
- Đặt và lèn côn Gutta percha vào ống tuỷ:
- Đưa chất dán dính vào thành ống tuỷ ở 1/3 dưới ống tủy về phía cuống răng.
- Đặt Gutta-percha chính vào ống tủy.
- Lèn Gutta bằng cây lèn ngang.
- Đặt côn phụ vào khoảng trống được tạo ra bởi cây lèn, dùng cây lèn tiếp theo để lèn.
- Lặp lại nhiều lần đặt và lèn Gutta đến khi cây lèn chỉ còn đi được 1/3 trên ống tuỷ.
- Lấy bỏ Gutta-percha thừa trong buồng tuỷ sát đến miệng ống tủy bằng nhiệt.
- Lèn 1/3 trên ống tủy bằng cây plugger đã được hơ nóng.
- Đặt và lèn Gutta các ống tủy còn lại:
- Lặp lại các bước đặt và lèn Gutta như đã trình bày ở trên lần lượt ở từng ống tủy còn lại.
- Kiểm tra kết quả hàn hệ thống ống tủy bằng Xquang.
3.8. Hàn phục hồi thân răng
- Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.
3.9. Cắm lại răng vào huyệt ổ răng
- Đặt lại răng theo vị trí giải phẩu.
- Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.
- Cố định răng: Thời gian cố định có thể kéo dài 4-6 tuần.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình điều trị
- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, Canxi hydroxide, GIC
- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, Canxi hydroxide, GIC.
- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.
2. Sau quá trình điều trị
- Răng dính khớp hoặc di động bất thường
- Tiêu chân răng hoặc xương quanh chân răng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng
Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.
Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.
Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.
- 1 trả lời
- 575 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có thể đi làm trắng răng khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 564 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai thì có nên đi làm sạch răng không ạ? Việc chăm sóc răng miệng có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?
- 1 trả lời
- 779 lượt xem
Em sinh bé lúc 36 tuần, bé nặng 2,4kg. Hiện tại bé được 10 tháng rồi và nặng 7kg ạ. Bé bò rất nhanh, đã đứng vững và có thể đi được khoảng 2 bước. Bé bú sữa mẹ và cả sữa công thức, ngày được 400ml, cộng thêm 3 bữa ăn dặm, mỗi bữa được nữa chén, có hôm 1 chén. Ban ngày bé ngủ khoảng 4 tiếng, ban đêm từ 9h tối đến 6h sáng, nhưng cứ 2-3h lại ọ ẹ dậy đòi ti mẹ rồi mới ngủ tiếp. Bây giờ bé 10 tháng rồi mà vẫn chưa mọc cái răng nào, như vậy có bất thường không ạ? Bé có đi xét nghiệm máu, các chỉ số khác đều bình thường, tuy nhiên có vài chỉ số bị cao hoặc thấp quá, đó là: ALT 23.16; AST 47; Creatinin 38.9; Ure 4.3 %LYMPH 63.0; %NEUT 20.7; PLT 507. Em không đến lấy trực tiếp được nên không được tư vấn. Các chỉ số trên có bình thường không ạ? Em muốn bổ sung canxi và vitamin D cho bé thì bổ sung như thế nào?
- 1 trả lời
- 612 lượt xem
Mang bầu ở tuần thứ 27, nhưng cái răng hàm dưới bị sâu khiến em đau nhức, không ngủ được. Vậy, nếu em tiêm thuốc tê, lấy tủy sống và nhổ cái răng sâu quá ấy đi (như bs Nha khoa tư vấn) thì liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 537 lượt xem
Em mới nhổ răng, phải uống thuốc Cefixim 200mg - Meloxicam 7,5mg - Vitamin3b trong 3 ngày. Chu kì kinh 06/4, ngày nhổ răng và bắt đầu uống thuốc 17/4. Mong bs cho biết những thuốc trên có ảnh hưởng gì đến quá trình thụ thai và em bé hay không?