1

Điều gì khiến bé gái dậy thì sớm?

Nhìn thấy con gái mình dần trở thành một thiếu nữ khiến chúng ta mang đầy cảm xúc hỗn độn. Nhưng khi dậy thì bắt đầu sớm, nó thực sự gây phiền toái.
Điều gì khiến bé gái dậy thì sớm? Điều gì khiến bé gái dậy thì sớm?

Nội dung chính bài viết:

  • Bé gái được coi là dậy thì sớm khi xuất hiện lông mu, phát triển vú và có mùi cơ thể trước khi lên 8 tuổi. Điều này không có gì nghiêm trọng và có lẽ bé chỉ phát triển sớm hơn bình thường.
  • Phát triển ngực thường là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì ở bé gái. Bên cạnh đó còn có những sự thay đổi khác ở vùng kín và cả sự thay đổi tâm sinh lý.
  • Dậy thì sớm chia làm 2 hình thức: dậy thì sớm trung ương (phổ biến hơn) và dậy thì sớm ngoại biên (ít phổ biến). Nguyên nhân y tế gây dậy thì sớm trung ương vẫn chưa được khoa học tìm hiểu rõ.
  • Nếu bé gái được chẩn đoán dậy thì sớm trung ương thì có thể trì hoãn giai đoạn dậy thì bằng hormone, sau khi đã được bác sĩ chuyên môn đánh giá.
  • Dậy thì sớm gây những khác biệt về thể chất khiến nhiều bé gái cảm thấy xấu hổ, tự ti. Điều quan trọng lúc này là cần đồng hành với bé, giải thích cho bé hiểu những hiện tượng đó là bình thường và hỗ trợ bé khi cần thiết.

Dậy thì sớm là gì?

Trung bình, trẻ sẽ bắt đầu dậy thì khi từ 8 đến 13 tuổi, nhưng một số trẻ bắt đầu phát triển vú, lông mu và mùi cơ thể trước khi lên 8 tuổi. Thuật ngữ chỉ điều này được gọi là dậy thì sớm. Các bé gái thường có xu hướng phát triển dậy thì sớm.

Hầu hết thì chẳng có gì nghiêm trọng – con bạn có lẽ chỉ là phát triển sớm hơn bình thường. Và mặc dù cô bé có thể phải chịu đựng một chút lúng túng về mặt xã hội hoặc thể chất trong một thời gian dậy thì, nhưng những bạn còn lại trong lứa tuổi cô bé cũng sẽ sớm phát triển thôi.

Có thể không có bất kỳ tác động thể chất lâu dài nào từ dậy thì sớm, ngoại trừ: ban đầu trẻ có thể cao hơn bạn bè trang lứa, nhưng việc phát triển sớm có thể khiến cô bé thấp hơn so với trung bình khi trưởng thành.

Dấu hiệu nhận biết bé gái dậy thì sớm

Phát triển ngực thường là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì ở trẻ gái. Trước tiên bạn có thể quan sát các gò mô nhỏ nằm dưới núm vú. Một vú có thể bắt đầu phát triển sớm hơn bên vú còn lại và trẻ có thể cảm thấy tấy tấy, nhạy cảm khi chạm vào.

Sau đó thường là sự phát triển của lông mu, mùi cơ thể (do tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn) và mụn trứng cá (do các tuyến dầu hoạt động nhiều hơn). Con gái của bạn có thể cao thêm vài cm và phát triển hông rộng hơn, eo nhỏ hơn trong giai đoạn dậy thì.

Bé có thể trở nên tâm trạng hơn, đôi khi buồn rầu và tức giận. Vùng kín của bé cũng sẽ tiết dịch, khí hư màu vàng hoặc trắng từ âm đạo và bắt đầu có kinh nguyệt bất cứ lúc nào trong giai đoạn từ 1,5 năm đến 3 năm sau khi vú phát triển. Lông nách cũng thường xuất hiện gần cuối giai đoạn dậy thì. Toàn bộ quá trình này thường mất khoảng hai năm rưỡi đến ba năm, nhưng có thể mất đến 5 năm.

Nếu những điều này bắt đầu xảy ra ở tuổi lên 7 hoặc 8, có vẻ như quá sớm đối với con bạn, nhưng vẫn nằm trong phạm vi bình thường. Francine Kaufman, chuyên gia về nội tiết học nhi khoa tại Bệnh viện Nhi ở Los Angeles, nói: "Trẻ em bắt đầu tuổi dậy thì lúc 7 hoặc 8 tuổi thường nặng hơn và cao hơn so với mức trung bình ở biểu đồ tăng trưởng. "Nếu chúng khoẻ mạnh, có một ít lông và mô vú thì không có lý do phải lo lắng."

Có nên cho bé đi khám sức khỏe không?

Nếu con gái bạn 7 tuổi trở xuống và bắt đầu dậy thì thì hãy cho bác sĩ biết.

Trên cơ thể trẻ, vú bắt đầu nảy nở, hoặc xuất hiện lông mu thì không nhất thiết đồng nghĩa với việc quá trình dậy thì đầy đủ đã bắt đầu –mà có thể mất vài năm nữa tất cả những hormone cần thiết mới được đưa vào – nhưng nếu bạn nhận thấy ngực bé phát triển nhanh trong giai đoạn 4-6 tháng và bé đột nhiên cao lên nhiều, thì bác sĩ cần thăm khám cho bé ngay. Ngoài việc kiểm tra và quyết định xem bé có cần thử nghiệm hay điều trị gì không, đây cũng là thời gian thích hợp để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khoẻ thể chất và tinh thần của con bạn.

Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé gái là gì?

Thuật ngữ y khoa cho hầu hết các trường hợp dậy thì sớm là Dậy thì sớm trung ương (CPP), trong đó vùng dưới đồi (não) và tuyến yên kích hoạt bắt đầu sinh ra hormone sớm hơn bình thường. Thông thường không có nguyên nhân y tế nào cho sự kích hoạt này – đơn giản chỉ là bắt đầu tuổi dậy thì vì những lý do mà các nhà khoa học chưa hiểu rõ được.

Một số chuyên gia tin rằng di truyền có thể góp một phần trong tình trạng CPP. Các bà mẹ có giai đoạn đầu dậy thì từ 10 tuổi trở xuống sẽ có con gái có cơ hội phát triển CPP cao hơn. Các chuyên gia khác cho rằng các hóa chất trong môi trường (ví dụ như phthalates) cũng có thể gây ra CPP, nhưng không có bằng chứng rõ ràng để chứng minh quan điểm này.

Khoảng 10 đến 20% CPP là do các vấn đề y tế như:

  • Tổn thương não hoặc tủy sống
  • Vấn đề cấu trúc trong não
  • Bức xạ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương (đối với điều trị ung thư)
  • Rối loạn di truyền
  • Suy giáp

Một hình thức dậy thì sớm - mặc dù hiếm hơn CPP - được gọi là dậy thì sớm ngoại biên (PPP).

Trong tình trạng này, buồng trứng hoặc tuyến thượng thận bắt đầu tạo ra hormone sớm hơn bình thường. Các nguyên nhân có thể gây ra PPP bao gồm:

  • U nang buồng trứng
  • U tuyến thượng thận
  • Suy giáp
  • Rối loạn di truyền
  • Tiếp xúc với thuốc hormone, kem bôi, hoặc gel bôi

Cách đánh giá và điều trị

Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét lịch sử y khoa của bé, đồng thời hỏi bạn khi nào bạn và các thành viên khác trong gia đình bắt đầu tuổi dậy thì. Sau đó, bé sẽ được kiểm tra cẩn thận vú và cơ quan sinh dục. (Đôi khi những gì trông giống như phát triển vú thực sự chỉ là một chút chất béo cơ thể dư thừa)

Dựa trên đánh giá ban đầu này, bác sĩ sẽ quyết định xem có nên kiểm tra thêm và xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá các mức nội tiết tố khác nhau, chụp X-quang tay hay cổ tay để xem xương có đang phát triển quá nhanh hay chụp cộng hưởng từ (MRI) não để tìm kiếm sự tăng trưởng hoặc các vấn đề về cấu trúc. Bác sĩ có thể tham khảo ý kiến ​​(hoặc giới thiệu bé) với một chuyên gia nội tiết học để giúp kiểm tra và chẩn đoán.

Nếu những phát hiện này bất thường hoặc đang được xem xét, bé sẽ được giới thiệu với một chuyên gia nội tiết học - bác sĩ chuyên về các tuyến tiết hormone của cơ thể.

Các quy trình điều trị nếu cần sẽ phụ thuộc vào những gì bác sĩ phát hiện thấy. Một nhà nội tiết học có thể giúp cha mẹ quyết định làm gì dựa trên tình hình cá nhân và kết quả xét nghiệm của con mình (độ tuổi, tỷ lệ trưởng thành, chiều cao và chiều cao ước tính trong tương lai, và sự vắng mặt hoặc sự có mặt của các chứng rối loạn tiềm ẩn).

Nếu con của bạn được chẩn đoán CPP, bạn có thể trì hoãn thời kỳ dậy thì bằng hormone. Biện pháp này thường được thực hiện bằng một loại thuốc được gọi là chất tương tự hormone phóng thích gonadotropin (GnRH), mà chuyên gia nội tiết học sẽ tiêm cho bé hàng tháng hoặc ba tháng một lần, hoặc thông qua một cấy ghép để giải phóng thuốc dần dần trong một năm. Trẻ được điều trị bằng GnRH có thể cho thấy dấu hiệu dậy thì sớm hơn trong sáu tuần đầu sau khi điều trị - thay đổi về tâm trạng, mụn trứng cá, thậm chí cả chu kỳ hành kinh - nhưng dần dần chúng sẽ ngừng lại. Tác dụng phụ rất ít, và tuổi dậy thì bắt đầu lại ngay khi đứa trẻ ngừng thuốc. Trong khi đó, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi sự phát triển và mức độ hormone.

Cách hỗ trợ bé gái trong giai đoạn dậy thì sớm?

Đối với hầu hết trẻ em, sự khác biệt chủ yếu là cảm giác đau, và khác biệt về thể chất có thể làm cho bé gái xấu hổ. Tùy vào cách bạn trấn an, an ủi, và hỗ trợ con gái vượt qua những khó khăn hàng ngày, nhưng đừng ngần ngại nhận giúp đỡ về tinh thần cho cả bạn và con từ người khác.

Dưới đây là một vài lời khuyên từ các chuyên gia:

  • Cho con gái biết sự thật về những gì đang diễn ra với cơ thể. Hãy đảm bảo rằng cô bé biết rằng những thay đổi này là bình thường – chúng chỉ là xảy ra sớm hơn một chút. Bạn bè của cô ấy sẽ sớm trải qua những điều tương tự.
  • Các dấu hiệu đầu của tuổi dậy thì có thể khiến bé bị trêu chọc, đặc biệt là cho các bé gái. Liên lạc thường xuyên với giáo viên của bé và xem con bé có các dấu hiệu trầm cảm hay không. Cố gắng để bé duy trì tham gia vào các hoạt động thường xuyên, bao gồm cả thể dục thể thao.
  • Cho dù con bạn đã phát triển thể chất nhưng bé vẫn còn là một đứa trẻ. Đừng mong đợi cô ấy sẽ hành động chín chắn như diện mạo của bé.
  • Có rất nhiều sách về tuổi dậy thì. Hãy dành thời gian đọc và nói chuyện với béu. Kaufman nói: "Bạn có thể biến điều này thành cơ hội để mở lòng, chia sẻ. Con bạn sẽ cảm thấy thoải mái với bạn. Tận dụng thời gian này để chia sẻ về quan hệ tình dục với bé cũng là một ý hay”.

Bạn cũng có thể muốn giúp con gái của bạn điều chỉnh cơ thể mới của mình bằng cách mua sắm cho bé áo ngực và các sản phẩm chăm sóc da cần thiết. Và đừng lo lắng quá nhiều. Sớm hay muộn, tuổi dậy thì là điều mà tất cả chúng ta cuối cùng đều trải qua.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai
Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai

Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Trẻ bị ghẻ và cách điều trị
Trẻ bị ghẻ và cách điều trị

Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.

Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé
Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé

Những loại thuốc này giúp hạ sốt cho bé, giảm các triệu chứng khó chịu khác nhưng không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác. Kiểm tra nhãn dán sản phẩm khi bé lớn hơn vì liều lượng công thức an toàn có thay đổi theo từng độ tuổi.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1075 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  692 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3119 lượt xem

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

Đi máy bay có khiến tình trạng cảm lạnh của bé trở nên tồi tệ hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1752 lượt xem

Bé nhà tôi đang bị cảm lạnh. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc đi máy bay có khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn không ạ?

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  759 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây