1

Đa niệu: Nguyên nhân và cách điều trị

Bài tiết quá nhiều nước tiểu là một tình trạng phổ biến. Điều này có thể xảy ra vào ban đêm và gây tiểu đêm. Đa niệu có thể chỉ xảy ra trong thời gian ngắn do uống quá nhiều nước hoặc do thuốc nhưng cũng có thể kéo dài nếu nguyên nhân do bệnh lý.
Đa niệu: Nguyên nhân và cách điều trị Đa niệu: Nguyên nhân và cách điều trị

Đa niệu là gì?

Đa niệu là tình trạng cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn mức bình thường (trên 2,5 lít mỗi ngày).

Lượng nước tiểu “bình thường” thay đổi theo độ tuổi và giới tính nhưng đa số mọi người đều tạo ra dưới 2 lít nước tiểu mỗi ngày.

Bài tiết quá nhiều nước tiểu là một tình trạng phổ biến. Điều này có thể xảy ra vào ban đêm và gây tiểu đêm. Đa niệu có thể chỉ xảy ra trong thời gian ngắn do uống quá nhiều nước hoặc do thuốc nhưng cũng có thể kéo dài nếu nguyên nhân do bệnh lý.

Đa niệu do bệnh lý

Lượng nước tiểu quá nhiều đôi khi là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe, gồm có:

  • Nhiễm trùng bàng quang (phổ biến ở trẻ em và phụ nữ)
  • Tiểu không tự chủ
  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm thận kẽ
  • Suy thận
  • Sỏi thận
  • Khát nước quá mức do rối loạn tâm thần
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm
  • Phì đại tuyến tiền liệt, hay còn được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phổ biến nhất ở nam giới trên 50 tuổi)
  • Một số loại ung thư

Đa niệu cũng có thể xảy ra sau khi chụp CT hoặc các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng thuốc cản quang khác. Sau khi trải qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này, cơ thể thường tạo ra nhiều nước tiểu hơn vào ngày hôm sau. Nếu tình trạng kéo dài không đỡ thì hãy đi khám ngay.

Các nguyên nhân khác gây đa niệu

Đa niệu cũng có thể là do uống quá nhiều nước, uống rượu bia hay đồ uống chứa caffeine. Những loại đồ uống này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Nếu là do những nguyên nhân này thì đa niệu không phải vấn đề đáng lo ngại.

Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, cũng có thể làm tăng lượng nước tiểu. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới (hoặc thay đổi liều dùng) thì nên báo cho bác sĩ. Thuốc lợi tiểu thường được dùng để điều trị cao huyết áp và phù nề. Các nhóm thuốc lợi tiểu phổ biến gồm có:

  • Thuốc lợi tiểu thiazid, chẳng hạn như chlorothiazide và hydrochlorothiazide
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali, chẳng hạn như eplerenone và triamterene
  • Thuốc lợi tiểu quai, chẳng hạn như bumetanide và furosemide

Điều trị đa niệu

Nếu nguyên nhân gây đa niệu là do vấn đề sức khỏe thì sẽ phải điều trị. Trong những trường hợp này, đa niệu thường khởi phát đột ngột (đặc biệt là ở trẻ nhỏ) và đi kèm các triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Đau lưng
  • Yếu chân
  • Rối loạn tâm thần
  • Đổ mồ hôi về đêm
  • Sụt cân

Những triệu chứng này có thể của vấn đề về tủy sống, bệnh đái tháo đường, nhiễm trùng thận hoặc ung thư. Hãy đi khám ngay khi nhận thấy những triệu chứng này. Điều trị nguyên nhân gốc rễ sẽ giúp giải quyết tình trạng đa niệu.

Nếu cho rằng đa niệu là do uống nhiều nước thì hãy thử giảm lượng nước uống và theo dõi xem lượng nước tiểu có giảm đi hay không. Nếu lượng nước tiểu vẫn không thay đổi thì nên đi khám.

Nếu lượng nước tiểu tăng khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới hoặc điều chỉnh liều dùng thì không được tự ý ngừng thuốc mà phải báo cho bác sĩ.

Bệnh đái tháo đường và đa niệu

Bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đa niệu. Nguyên nhân là do lượng đường (glucose) trong máu tích tụ trong ống thận và làm tăng lượng nước tiểu.

Đa niệu cũng có thể là triệu chứng của bệnh đái tháo nhạt. Ở những người bị đái tháo nhạt, cơ thể không sản xuất đủ hormone chống bài niệu (ADH hay vasopressin). ADH được sản xuất bởi tuyến yên và có vai trò giúp cho thận giữ lại nước. Lượng nước tiểu sẽ tăng lên khi cơ thể không có đủ ADH. Lượng nước tiểu cũng sẽ tăng nếu thận không thể kiểm soát được lượng chất lỏng đi qua. Tình trạng này được gọi là bệnh đái tháo nhạt nguồn gốc thận.

Nếu nghi ngờ đa niệu là do bệnh đái tháo đường, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để đo nồng độ glucose trong máu. Ở người mắc đái tháo đường, kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp cải thiện chứng đa niệu. Các phương pháp để kiểm soát đường huyết khi mắc bệnh đái tháo đường gồm có:

  • Tiêm insulin
  • Thuốc đường uống
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Tập thể dục

Tìm hiểu thêm về bệnh đái tháo đường

Cách giảm lượng nước tiểu

Nếu đa niệu không phải do vấn đề sức khỏe thì có thể khắc phục bằng cách thay đổi một số thói quen sống như:

  • Theo dõi lượng nước uống trong ngày
  • Không uống nước sát giờ đi ngủ
  • Hạn chế đồ uống chứa caffeine và cồn
  • Tìm hiểu rõ tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng

Nếu đa niệu là do các vấn đề sức khỏe thì cần phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ. Ví dụ, kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc sẽ giúp cải thiện chứng đa niệu.

Đa niệu có chữa khỏi được không?

Đa niệu thường có thể dễ dàng điều trị được, đặc biệt là khi nguyên nhân không phải do tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Đôi khi, chỉ cần thay đổi thói quen sống là có thể giải quyết được vấn đề.

Nếu nguyên nhân là do vấn đề sức khỏe thì sẽ cần đến các phương pháp điều trị y tế. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguyên nhân
Tin liên quan
Cystin niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cystin niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mặc dù cystin niệu là một bệnh lý mạn tính, có nghĩa là kéo dài suốt đời nhưng các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 18 – 25,. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp triệu chứng xuất hiện ngay ở giai đoạn sơ sinh hoặc thanh thiếu niên.

Tăng oxalat niệu nguyên phát: Nguyên nhân và cách điều trị
Tăng oxalat niệu nguyên phát: Nguyên nhân và cách điều trị

Tăng oxalat niệu nguyên phát là một bệnh di truyền hiếm gặp, có thể gây sỏi thận và sỏi bàng quang tái phát do có quá nhiều oxalat trong nước tiểu.

Sỏi niệu quản: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Sỏi niệu quản: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Sỏi niệu quản thực chất là sỏi thận. Viên sỏi có thể di chuyển từ thận đến các khu vực khác trong đường tiết niệu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây