Có nên uống nước trước khi đi ngủ không?
Tác hại của việc uống nước trước khi đi ngủ
Uống nước trước khi đi ngủ có thể làm tăng số lần phải thức dậy để đi tiểu vào ban đêm.
Thận tạo ra ít nước tiểu hơn vào ban đêm, điều này giúp chúng ta có thể ngủ liên tục từ 6 đến 8 tiếng mà không bị gián đoạn. Uống 1, 2 cốc nước trước khi đi ngủ làm gián đoạn giấc ngủ.
Thiếu ngủ sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ:
- cao huyết áp
- cholesterol cao
- tăng cân
Theo một nghiên cứu vào năm 2019, những người trưởng thành ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm có nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao hơn so với những người ngủ từ 6 tiếng trở lên. (1)
Giấc ngủ và tần suất đi tiểu sẽ thay đổi theo tuổi tác. Càng lớn tuổi thì nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt sẽ càng cao. Điều này có thể là do người cao tuổi dễ mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, chẳng hạn như suy giảm nhận thức hay đột quỵ khiến não bộ bị tổn thương và khó truyền tín hiệu đến bàng quang. Đái tháo đường và phì đại tuyến tiền liệt cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang.
Lợi ích của việc uống nước trước khi đi ngủ
1. Cải thiện tâm trạng
Theo một nghiên cứu vào năm 2014, thiếu nước có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng và điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ - thức. (2)
Nghiên cứu đã theo dõi tổng cộng 52 người, trong đó có 22 người uống uống nhiều nước và 30 người uống ít nước. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi những người có thói quen uống nhiều nước uống ít nước hơn bình thường, trạng thái tinh thần của họ có sự thay đổi theo hướng tiêu cực.
Mặt khác, những người vốn thường uống ít nước lại nhận thấy sự gia tăng cảm xúc tích cực khi tăng lượng nước uống.
2. Đào thải độc tố
Uống nước, nhất là uống nước ấm, là một cách tự nhiên giúp cơ thể thải độc và cải thiện tiêu hóa.
Nước ấm làm tăng lưu thông máu, giúp cơ thể có khả năng phân hủy chất thải tốt hơn và tăng tiết mồ hôi. Đổ mồ hôi sẽ góp phần gây mất nước nhưng lại cơ thể loại bỏ lượng muối dư thừa, chất độc và làm sạch tế bào da.
Uống nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giữ cho cơ thể có đủ nước suốt đêm và hỗ trợ đào thải độc tố. Điều này còn giúp giảm đau bụng.
Nếu không thích uống nước lọc hoặc muốn tăng sức đề kháng, phòng ngừa cảm lạnh thì bạn có thể uống nước chanh trước khi đi ngủ. Chanh giàu vitamin C – một chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại mầm bệnh.
Nên uống nước vào thời điểm nào là tốt nhất?
Uống nước trước khi đi ngủ mang lại một số lợi ích nhưng uống quá gần giờ đi ngủ sẽ làm gián đoạn giấc ngủ và tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.
Tốt nhất nên uống đủ nước trong ngày để tránh bị mất nước và không nên uống quá nhiều nước vào buổi tối. Một dấu hiệu của tình trạng mất nước là nước tiểu đậm màu. Khi uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt.
Theo khuyến nghị, người lớn nên uống 1,8 – 2 lít nước mỗi ngày nhưng lượng nước mà mỗi người cần uống là khác nhau, tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ vận động… Nếu hoạt động nhiều, đang mang thai hoặc thời tiết nắng nóng thì bạn sẽ cần uống nhiều nước hơn bình thường.
Dưới đây là một số cách giúp giữ cho cơ thể luôn đủ nước:
- Ăn nhiều rau củ và trái cây tươi vì những loại thực phẩm này chứa hàm lượng nước lớn
- Uống một ly nước vào mỗi bữa ăn
- Uống nước trước và sau khi tập thể dục
- Uống nước khi cảm thấy đói vì đôi khi cảm giác khát bị nhầm là đói
Tóm tắt bài viết
Uống đủ nước là điều rất cần thiết để có sức khỏe tốt nhưng không nên uống nước ngay trước khi đi ngủ vì điều này sẽ khiến bạn phải thức giấc nhiều lần để đi tiểu và làm gián đoạn giấc ngủ. Tốt nhất nên ngừng uống nước và các loại chất lỏng khác ít nhất hai tiếng trước khi ngủ để tránh phải thức dậy vào ban đêm.
Nhiều người vẫn cho rằng nước tiểu vô trùng, có nghĩa là không chứa bất cứ loại vi khuẩn hay vi sinh vật nào nhưng trên thực tế, điều này là không đúng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ngay cả ở những người khỏe mạnh, nước tiểu vẫn có chứa vi khuẩn. Vì vậy, nước tiểu không hoàn toàn “sạch”. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do tại sao nước tiểu không hoàn toàn vô trùng và làm rõ một số lầm tưởng khác về nước tiểu.
Có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu trở nên trong suốt, không màu, từ uống quá nhiều nước cho đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Nước tiểu đục có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nhưng đôi khi, nước tiểu đục là do những nguyên nhân vô hại, chẳng hạn như do đồ ăn và thức uống. Dưới đây là 7 loại thực phẩm và đồ uống có thể khiến nước tiểu bị đục.
Ketone là một loại axit mà cơ thể tạo ra khi phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Lượng nhỏ ketone trong nước tiểu thường không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng lượng lớn ketone có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở một hoặc nhiều cơ quan trong đường tiết niệu, gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Phương pháp điều trị chính là thuốc kháng sinh nhưng bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc khác để làm giảm các triệu chứng, chẳng hạn như thuốc giảm đau.