1

Chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật lấy một vạt tổ chức bao gồm da-cân được nuôi dưỡng bằng nguồn mạch, xoay chuyển để điều trị khuyết hổng phần mềm ở chi. Có nhiều dạng vạt:

  •  Vạt cơ
  •  Vạt da cân
  •  Vạt da cơ

II. CHỈ ĐỊNH

  • Khuyết hổng phần mềm vùng chi lân cận vạt được chuyển

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Vết thương phần mềm còn viêm nhiễm
  •  Còn rối loạn dinh dưỡng như phù nề nhiều, nhiều nốt phỏng
  •  Lộ xương nhưng còn viêm nhiễm
  •  Có các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tim mạch....cần điều trị ổn định trước khi tiến hành

IV. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.

2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ.

3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật chấn thương chung.

4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  •  Kiểm tra hồ sơ đã đúng và đầy đủ theo yêu cầu chưa.
  •  Kiểm tra người bệnh đã đúng và đã được chuẩn bị đúng yêu cầu chưa.
  •  Thực hiện kỹ thuật

1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống

2. Kỹ thuật bóc vạt:

- Thiết kế vạt

  •  Đánh dấu vị trí lấy vạt
  •  Vẽ đảo da và trục của vạt da,
  •  Cuống vạt là tổ chức cân mỡ chứa thần kinh và mạch máu
  •  Chiều dài của vạt da đo từ điểm xoay đến bờ xa nhất của tổn khuyết
  •  Chiều dài của cuống vạt: Đo từ điểm xoay tới bờ gần nhất của tổn khuyết.
  •  Tư thế người bệnh
  •  Garo 1/3 G đùi (hoặc không).

- Thì 1: Xử trí thương tổn

  •  Cắt lọc mép tổn thương, cắt lọc tổ chức hoại tử từ nông vào sâu đảm bảo không còn tổ chức hoại tử.
  •  Tưới rửa nhiều lần bằng ôxy già, nước muối, Betadin.
  •  Đục bạt bề mặt xương lộ nếu bị viêm.
  •  Cầm máu kỹ tổn thương.
  •  Kiểm tra lại vạt đã thiết kế xem có phù hợp với thương tổn vừa cắt lọc không. Đắp gạc ẩm vào vùng thương tổn để chuyển sang thì bóc vạt.

- Thì 2: Bóc vạt

  •  Phẫu tích tìm TM và TK
  •  Rạch da xung quanh đảo da đến hết lớp cân để lại phần nối với cuống vạt. Khâu cố định lớp cân với lớp da xung quanh đảo da để không làm bóc tách giữa chúng gây tổn thương các mạch máu từ lớp cân lên nuôi da.
  •  Phẫu tích cuống vạt
  •  Nâng vạt từ trên xuống dưới với một đảo da cân và cuống vạt thì chỉ có lớp mỡ dưới da và cân.
  •  Tháo garo kiểm tra tình trạng tưới máu của vạt, cầm máu kỹ, lựa chọn góc xoay vạt để không làm xoắn vặn cuống vạt.
  •  Tạo đường hầm hoặc rạch da để đưa vạt đếnche phủ vùng khuyết hổng.
  •  Khâu cố định vạt vào vùng khuyết hổng,đặt dẫn lưu dưới vạt (hoặc không).
  •  Khâu 2 mép da dày nơi lấy cuống vạt
  •  Khâu khép bớt nơi cho vạt, vá da mỏng hoặc ghép da Wolf-Krause nơi cho vạt. Băng ép nhẹ nhàng, để hở một phần vạt da để theo dõi sát tình trạng tưới máu của vạt, kịp thời phát hiện tình trạng chèn ép cuống vạt để xử trí.
  •  Đặt nẹp bột

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

  •  Điều trị kháng sinh 5-7 ngày
  •  Thuốc chống phù nề, chống đông
  •  Ghép da mỏng lên vạt nếu vạt sống tốt (thông thường sau 5-7 ngày)
  •  Rút dẫn lưu sau 48h, thay băng hàng ngày, phát hiện các biến chứng chảy máu, nhiễm khuẩn.

VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Cắt đứt cuống vạt ngừng cuộc mổ thay bằng kỹ thuật khác ở cuộc mổ khác
  •  Chảy máu: Cần tìm nguyên nhân và xử trí theo nguyên nhân
  •  Theo dõi vạt; Nếu vạt có màu hồng tươi chứng tỏ vạt được tưới máu tốt, nếu vạt có màu tím, phù nề là có cản trở máu tĩnh mạch, có thể cắt bớt chỉ để giảm sức căng của vạt, nếu vạt nhợt màu, khô, chứng tỏ vạt được cấp máu kém, dễ hoại tử. Nếu vạt hoại tử cần cắt lọc làm sạch và chọn kỹ thuật khác cho phù hợp
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị khớp giả xương thuyền bằng mảnh ghép xương cuống mạch liền - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị sẹo bỏng bằng vạt da có cuống mạch liền - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tạo vạt da có cuống mạch liền điều trị sẹo bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Phẫu thuật chuyển vị đại động mạch - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Mối liên hệ giữa cholesterol cao và rối loạn cương dương
Mối liên hệ giữa cholesterol cao và rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có cả sức khỏe tim mạch kém mà nồng độ cholesterol cao chính là một thủ phạm làm suy giảm sức khỏe tim mạch.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và rối loạn cương dương
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và rối loạn cương dương

Nghiên cứu cho thấy nam giới mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao hơn so với người không bị tiểu đường tiểu đường. Tuy nhiên, thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và làm giảm nguy cơ mắc rối loạn cương dương.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi so với dân số nói chung. Và ở những người bị tiểu đường type 2, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất. Có nhiều cách giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiểu được mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch là bước đầu tiên để phòng ngừa.

Mối liên hệ giữa bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương
Mối liên hệ giữa bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương

Bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương thường xảy ra cùng nhau. Hai vấn đề này có chung một số nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và nghiên cứu cho thấy cả hai có mối liên hệ với nhau.

Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  699 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Thai 39 tuần, có cơn gò liên tục, có phải là dấu hiệu chuyển dạ không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2785 lượt xem

Thai em được 39 tuần. Khoảng 1 giờ trước, em thấy hơi lâm râm, có những cơn gò liên tục khiến em đau bụng dưới và ê buốt phần thắt lưng. Nhưng vẫn chưa thấy âm đạo ra nước ối, huyết hồng, dịch nhầy hay máu... Lần đầu mang thai, không biết thế nào là chuyển dạ thật nên em muốn hỏi bác sĩ: như thế có phải dấu hiệu chuyển dạ không ạ?

Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  818 lượt xem

Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  887 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  719 lượt xem

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây