1

Chuyển lưu nước tiểu qua da là gì? Cần thực hiện khi nào?

Chuyển lưu nước tiểu qua da là thủ thuật rạch một đường nhỏ trên da để tạo ra đường dẫn mới đưa nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Chuyển lưu nước tiểu được sử dụng trong những trường hợp đường tiết niệu không hoạt động tốt và nước tiểu không thể chảy ra bên ngoài cơ thể một cách bình thường.
Chuyển lưu nước tiểu qua da là gì? Cần thực hiện khi nào? Chuyển lưu nước tiểu qua da là gì? Cần thực hiện khi nào?

Các loại chuyển lưu nước tiểu qua da

Có nhiều loại chuyển lưu nước tiểu, trong đó có chuyển lưu nước tiểu qua da.

Các loại chuyển lưu nước tiểu qua da gồm có:

  • Đưa niệu quản ra da: tạo một lỗ mở trên da để đưa nước tiểu thẳng từ niệu quản ra bên ngoài cơ thể, bỏ qua bàng quang. Nước tiểu được chứa trong một chiếc túi đeo bên ngoài cơ thể.
  • Tạo túi chứa nước tiểu bên trong: tạo ra túi chứa nước tiểu từ một đoạn ruột của chính người bệnh.

Loại chuyển lưu nước tiểu cần thực hiện sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe, bệnh sử, khả năng vận động và người bệnh có thể sử dụng ống thông tiểu hay không.

Mục đích của chuyển lưu nước tiểu qua da

Thận tạo ra nước tiểu để đào thải chất lỏng dư thừa và chất thải khỏi cơ thể. Nước tiểu sau khi được tạo ra ở thận sẽ chảy qua niệu quản vào bàng quang và sau đó từ bàng quang chảy qua niệu đạo ra bên ngoài. Khi không thể đi tiểu bình thường, chất thải sẽ tích tụ trong bàng quang hoặc thận. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chuyển lưu nước tiểu giúp ngăn nước tiểu tích tụ trong cơ thể.

Thủ thuật chuyển lưu nước tiểu được thực hiện khi đường tiết niệu không hoạt động bình thường. Điều này có thể xảy ra do:

  • Phẫu thuật cắt bàng quang để điều trị ung thư
  • Viêm bàng quang mạn tính, có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát hoặc nhiễm trùng bàng quang
  • Bí tiểu mạn tính do phì đại tuyến tiền liệt hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt khác
  • Tổn thương bàng quang, vùng chậu hoặc niệu đạo
  • Tổn thương dây thần kinh ở bàng quang, điều này có thể xảy ra do các nguyên nhân như nứt đốt sống, chấn thương tủy sống hoặc bệnh đa xơ cứng
  • Xạ trị ảnh hưởng đến hoạt động của đường tiết niệu
  • Tiểu không tự chủ nghiêm trọng, kháng điều trị
  • Khối u ở các cơ quan vùng chậu và mô đường tiết niệu

Rủi ro của chuyển lưu nước tiểu qua da

Việc tạo lỗ mở, sử dụng túi chứa nước tiểu bên ngoài hoặc bên trong có thể gây nhiễm trùng.

Các triệu chứng nhiễm trùng gồm có:

  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Đi tiểu nhiều lầ
  • Đau khi đi tiểu
  • Buồn nôn
  • Đau ở thắt lưng hoặc hạ sườn
  • Nước tiểu đục hoặc sẫm màu
  • Nước tiểu có mùi nồng
  • Nôn mửa

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh cần chăm sóc lỗ mở trên da thật cẩn thận. Luôn rửa tay kỹ bằng xà phòng trước và sau khi xử lý túi đựng nước tiểu, ống thông tiểu và lỗ mở.

Các rủi ro khác của chuyển lưu nước tiểu còn có:

  • Tắc ruột
  • Viêm túi đựng nước tiểu bên trong
  • Suy thận
  • Hẹp niệu quản
  • Nước tiểu chảy ngược vào thận
  • Sẹo quanh niệu quản
  • Rò rỉ từ phân ruột vào ổ bụng
  • Sỏi tiết niệu
  • Rò rỉ nước tiểu vào bụng

Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác, hãy đi khám ngay lập tức.

Chuẩn bị trước thủ thuật

Trước khi tiến hàng chuyển lưu nước tiểu, bác sĩ sẽ đánh giá toàn bộ bệnh sử và giải thích chi tiết về thủ thuật cho người bệnh. Người bệnh sẽ được hướng dẫn những gì cần chuẩn bị trước thủ thuật và lưu ý sau thủ thuật.

Người bệnh sẽ phải gây mê toàn thân nên hãy nhịn ăn ít nhất 6 đến 8 tiếng trước thủ thuật.

Dưới đây là một số bước chuẩn bị trước thủ thuật chuyển lưu nước tiểu:

  • Xin nghỉ làm: Hỏi bác sĩ về thời gian cần nghỉ sau thủ thuật. Hầu hết mọi người có thể đi làm lại trong vòng 1 đến 2 tháng sau khi chuyển lưu nước tiểu nhưng điều đó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tính chất công việc của mỗi người.
  • Sắp xếp người đưa đón: Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ không thể tự lái xe nên cần có người đưa về nhà.
  • Sắp xếp người thân ở cùng: Mặc dù vẫn có thể cử động và thực hiện các công việc cơ bản hàng ngày nhưng người bệnh không nên ở một mình sau thủ thuật. Tốt nhất vẫn nên có người ở cùng để chăm sóc và hỗ trợ khi cần thiết.

Quy trình thực hiện thủ thuật

Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.

Mỗi loại chuyển lưu nước tiểu qua da có các bước thực hiện khác nhau.

Các bước chính trong quá trình đưa niệu quản ra da:

  1. Tạo một lỗ mở trên thành bụng.
  2. Tách một hoặc cả hai niệu quản khỏi bàng quang.
  3. Nối niệu quản với lỗ mở đã tạo.
  4. Gắn một túi chứa nước tiểu ở bên ngoài lỗ mở.

Các bước chính trong quá trình tạo túi chứa nước tiểu bên trong:

  1. Tạo một lỗ mở trên thành bụng.
  2. Cắt một đoạn ruột và tạo thành túi chứa nước tiểu.
  3. Gắn túi vào lỗ mở
  4. Tách một hoặc cả hai niệu quản khỏi bàng quang.
  5. Nối niệu quản với túi chứa nước tiểu.

Phục hồi sau thủ thuật

Bác sĩ sẽ cho biết những vấn đề mà người bệnh có thể sẽ gặp phải trong thời gian hồi phục cũng như những lưu ý để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và tránh xảy ra biến chứng. Thời gian hồi phục sẽ phụ thuộc vào loại chuyển lưu nước tiểu và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Trung bình phải mất đến 2 tháng thì người bệnh mới có thể đi làm lại và khôi phục sinh hoạt như bình thường.

Trong thời gian hồi phục sau khi chuyển lưu nước tiểu qua da, người bệnh cần tránh hoạt động mạnh, các môn thể thao có thể gây va đập và tập thể dục cường độ cao (đặc biệt là nâng tạ nặng). Khi đã hồi phục hoàn toàn thì có thể tập thể dục trở lại như bình thường. Khi mang túi chứa nước tiểu, người bệnh vẫn có thể bơi lội và chơi các môn thể thao dưới nước.

Nếu làm công việc đòi hỏi phải khuân vác nặng hay vận động tay chân nhiều, hãy hỏi bác sĩ xem có thể tiếp tục công việc sau thủ thuật hay không và nếu có thì khi nào có thể đi làm trở lại. Người bệnh có thể cần phải điều chỉnh cường độ công việc hoặc sử dụng miếng thấm hút để bảo vệ lỗ mở trên da.

Chăm sóc sau khi chuyển lưu nước tiểu qua da

Người bệnh cần chú ý chăm sóc cẩn thận lỗ mở trên da để tránh nhiễm trùng. Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc lỗ mở cũng như cách xử lý túi chứa nước tiểu.

Nếu sử dụng túi chứa nước tiểu bên ngoài, người bệnh cần:

  • làm sạch vùng da xung quanh lỗ mở thường xuyên
  • đổ nước tiểu trong túi khi túi đầy 1/3 hoặc 1/2
  • thay túi chứa nước tiểu thường xuyên (thường là 1 – 2 lần một tuần)

Nếu tạo túi chứa nước tiểu bên trong, người bệnh cần:

  • làm sạch vùng da xung quanh lỗ mở thường xuyên
  • loại bỏ nước tiểu trong túi cách 2 – 4 giờ một lần bằng cách luồn ống thông qua lỗ mở để dẫn nước tiểu ra ngoài
  • rửa bên trong túi thường xuyên bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý

Nếu gặp khó khăn khi đặt ống thông tiểu, người bệnh cần báo cho bác sĩ để tránh nước tiểu tích tụ trong cơ thể.

Câu hỏi thường gặp về chuyển lưu nước tiểu qua da

Chuyển lưu nước tiểu qua da có gì khác với các loại chuyển lưu nước tiểu khác?

Thủ thuật chuyển lưu nước tiểu qua da, nước tiểu được dẫn ra bên ngoài cơ thể qua một lỗ mở trên da. Ngoài ra còn có các loại chuyển lưu nước tiểu khác, trong đó nước tiểu được dẫn ra ngoài bằng các cách khác.

Có cần thay đổi chế độ ăn uống sau khi chuyển lưu nước tiểu qua da không?

Người bệnh không cần phải thay đổi chế độ ăn uống sau thủ thuật chuyển lưu nước tiểu.

Chăm sóc lỗ mở trên da như thế nào?

Để tránh bị nhiễm trùng, hãy giữ cho lỗ mở và vùng da xung quanh luôn sạch sẽ. Người bệnh có thể vệ sinh lỗ mở và vùng da xung quanh bằng nước ấm.

Nếu muốn rửa bằng xà phòng thì chỉ nên dùng loại xà phòng dịu nhẹ không có mùi thơm, chất tạo màu và cồn. Phải rửa kỹ lại bằng nước và thấm nhẹ bằng khăn sạch để làm khô da.

Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng hay kích ứng nào, hãy báo ngay cho bác sĩ.

Mất bao lâu để hồi phục sau khi chuyển lưu nước tiểu qua da?

Điều này phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, thông thường người bệnh sẽ cảm thấy khỏe trở lại trong vòng 1 đến 2 tháng sau thủ thuật. Hầu hết mọi người đều có thể đi làm lại và hoạt động bình thường sau khoảng thời gian này.

Tóm tắt bài viết

Chuyển lưu nước tiểu được thực hiện khi cơ thể không thể tự đào thải nước tiểu. Có nhiều loại chuyển lưu nước tiểu khác nhau và chuyển lưu nước tiểu qua da là một lựa chọn phù hợp với nhiều người. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thủ thuật này, hãy hỏi trực tiếp bác sĩ để được giải đáp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cục máu đông dài trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì?
Cục máu đông dài trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì?

Nếu ở trong niệu quản hoặc niệu đạo đủ lâu, máu sẽ đông lại và đi ra ngoài theo nước tiểu ở dạng sợi dài. Tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp.

Nước tiểu có mùi bất thường là biểu hiện của điều gì?
Nước tiểu có mùi bất thường là biểu hiện của điều gì?

Nước tiểu thường có mùi khai nhẹ nhưng đôi khi, nước tiểu lại có mùi khai nồng hoặc chuyển sang một mùi bất thường. Có nhiều nguyên nhân làm thay đổi mùi nước tiểu, trong đó có những nguyên nhân vô hại, không đáng lo nhưng một số nguyên nhân lại xuất phát từ vấn đề sức khỏe cần phải điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi bất thường.

Nước tiểu có các hạt màu trắng là biểu hiện của điều gì?
Nước tiểu có các hạt màu trắng là biểu hiện của điều gì?

Nước tiểu có chứa các hạt màu trắng có thể là do nhiều nguyên nhân, hầu hết đều có thể điều trị được một cách dễ dàng nhưng vẫn nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân. Điều trị đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nước tiểu có tinh thể là biểu hiện của bệnh gì?
Nước tiểu có tinh thể là biểu hiện của bệnh gì?

Có nhiều loại tinh thể khác nhau có thể xuất hiện trong nước tiểu. Sự hiện diện của tinh thể trong nước tiểu có thể là do nguyên nhân vô hại hoặc cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Các loại thực phẩm và đồ uống khiến nước tiểu đục
Các loại thực phẩm và đồ uống khiến nước tiểu đục

Nước tiểu đục có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nhưng đôi khi, nước tiểu đục là do những nguyên nhân vô hại, chẳng hạn như do đồ ăn và thức uống. Dưới đây là 7 loại thực phẩm và đồ uống có thể khiến nước tiểu bị đục.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây