1

Nước tiểu có mùi bất thường là biểu hiện của điều gì?

Nước tiểu thường có mùi khai nhẹ nhưng đôi khi, nước tiểu lại có mùi khai nồng hoặc chuyển sang một mùi bất thường. Có nhiều nguyên nhân làm thay đổi mùi nước tiểu, trong đó có những nguyên nhân vô hại, không đáng lo nhưng một số nguyên nhân lại xuất phát từ vấn đề sức khỏe cần phải điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi bất thường.
Nước tiểu có mùi bất thường là biểu hiện của điều gì? Nước tiểu có mùi bất thường là biểu hiện của điều gì?

Nguyên nhân phổ biến gây mùi nước tiểu bất thường

Mất nước

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến nước tiểu có mùi khai nồng là mất nước.

Nước tiểu có chứa amoniac. Càng uống nhiều nước thì nước tiểu càng loãng và nồng độ amoniac càng thấp. Mặt khác, khi bị mất nước, nước tiểu sẽ trở nên cô đặc, nồng độ amoniac sẽ tăng cao và khiến cho nước tiểu có mùi nồng hơn. Đó là lý do tại sao nước tiểu thường có mùi nồng hơn sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Một dấu hiệu khác của mất nước là nước tiểu sẫm màu.

Uống đủ nước là điều vô cùng quan trọng để có sức khỏe tốt. Thông thường, khi cảm thấy khát có nghĩa là bạn đã bị mất nước nhẹ nên hãy nhớ uống nước thường xuyên trong suốt cả ngày.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến nước tiểu có mùi nồng.

Tiểu gấp (đột ngột buồn tiểu dữ dội), đi tiểu nhiều lần và cảm giác nóng rát khi đi tiểu là những triệu chứng phổ biến khác của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn và thủ phạm chính là vi khuẩn Escherichia coli (E. coli). Do đó, nhiễm trùng đường tiết niệu cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.

Thuốc và thực phẩm chức năng

Một số loại vitamin và thuốc có thể làm thay đổi mùi nước tiểu. Một số ví dụ gồm có:

  • Vitamin D
  • Vitamin B
  • Thuốc kháng sinh nhóm sulfonamide
  • Một số loại thuốc điều trị tiểu đường
  • Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Bệnh lý gây mùi nước tiểu bất thường

Nước tiểu khai nồng hoặc có mùi bất thường có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe. Các nguyên nhân phổ biến nhất gồm có:

Bệnh tiểu đường

Mùi nước tiểu thay đổi có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không được kiểm soát. Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, thận sẽ đào thải lượng đường dư thừa vào nước tiểu và điều này khiến nước tiểu có mùi ngọt.

Hãy đi khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy nước tiểu thường xuyên có mùi ngọt. Bệnh tiểu đường không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Rò bàng quang

Rò bàng quang xảy ra khi chấn thương hoặc khiếm khuyết tạo điều kiện cho vi khuẩn từ ruột xâm nhập vào bàng quang. Nước tiểu có mùi hôi là một trong những triệu chứng của rò bàng quang, ngoài ra còn có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng.

Rò bàng quang có thể xảy ra do phẫu thuật hoặc bệnh đường ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.

Bệnh gan

Nước tiểu có mùi ngọt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh gan nặng. Các triệu chứng khác của bệnh gan gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Da hoặc tròng trắng mắt chuyển màu vàng
  • Sụt cân
  • Bụng phình to
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Nước tiểu sẫm màu

Hãy đi khám ngay khi có các triệu chứng này. Bệnh gan không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng.

Phenylketon niệu

Phenylketon niệu là một bệnh di truyền không thể chữa khỏi. Ở những người mắc bệnh phenylketon niệu, cơ thể không có khả năng phân hủy một loại axit amin có tên là phenylalanine. Điều này dẫn đến phenylalanine tích tụ trong nước tiểu và gây mùi bất thường. Các triệu chứng khác của phenylketon niệu gồm có:

  • Giảm sắc tố da
  • Thiểu năng trí tuệ
  • Chậm phát triển kỹ năng xã hội

Căn bệnh này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Bệnh siro niệu

Bệnh siro niệu là một bệnh di truyền hiếm gặp không thể chữa khỏi.

Ở những người mắc bệnh siro niệu, cơ thể không thể phân hủy các axit amin leucine, isoleucine và valine. Các axit amin này được bài tiết vào nước tiểu và khiến nước tiểu có mùi ngọt giống như siro. Bệnh siro niệu không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương não và tử vong.

Sỏi thận

Sỏi thận là những khối cứng, hình thành do tinh thể khoáng chất tích tụ trong nước tiểu. Sỏi thận có thể hình thành ở một hoặc cả hai quả thận. Sỏi thận nhỏ thường không gây triệu chứng và có thể trôi ra ngoài theo nước tiểu nhưng sỏi thận lớn sẽ gây đau đớn và cần phải điều trị. Nếu được điều trị sớm thì sỏi thận hiếm khi để lại biến chứng lâu dài.

Các triệu chứng của sỏi thận gồm có:

  • Đau nhói ở thắt lưng hoặc vùng hạ sườn
  • Đau khi đi tiểu
  • Tiểu khó
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Buồn tiểu liên tục

Mùi nước tiểu bất thường do thực phẩm

Một số loại thực phẩm có thể khiến nước tiểu có mùi bất thường. Một ví dụ điển hình là măng tây. Lý do là vì măng tây có chứa axit asparagusic – một loại hợp chất lưu huỳnh hữu cơ.

Mặc dù không gây hại cho cơ thể nhưng axit asparagusic sẽ tạo ra mùi lạ trong nước tiểu.

Mùi nước tiểu sẽ trở về bình thường sau khi axit asparagusic được đào thải hết khỏi cơ thể. Nếu sau vài ngày mà nước tiểu vẫn có mùi bất thường thì nên đi khám.

Mùi nước tiểu thay đổi khi mang thai

Mùi nước tiểu thay đổi là một hiện tượng thường gặp khi mang thai.

Điều này là do một số nguyên nhân như uống bổ sung vitamin tổng hợp, thay đổi chế độ ăn uống và cũng có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu. Thực tế là phụ nữ mang thai có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn do tử cung to lên và chèn ép lên bàng quang.

Cách giữ bàng quang khỏe mạnh

Dưới đây là một số thói quen tốt mà bạn nên duy trì để giữ cho bàng quang khỏe mạnh.

  • Cố gắng đi tiểu 3 đến 4 giờ một lần. Nếu quá lâu không buồn tiểu thì có thể bạn đang bị mất nước và cần phải uống nước nhiều hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Tốt nhất nên uống nước lọc, tránh đồ uống có đường và đồ uống có cồn.
  • Thả lỏng khi đi tiểu. Thả lỏng sẽ giúp đi tiểu dễ dàng hơn.
  • Không vội vàng khi đi tiểu. Vội vàng có thể khiến bàng quang không làm trống hoàn toàn và nước tiểu còn sót lại trong bàng quang sau khi đi tiểu. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Tích cực hoạt động thể chất. Điều này có lợi cho sưc khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe bàng quang.
  • Mặc đồ lót bằng cotton. Các chất liệu vải khác như nylon gây bí, tích tụ hơi ẩm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.

Chẩn đoán nguyên nhân

Một số xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây mùi nước tiểu bất thường:

  • Xét nghiệm nước tiểu: giúp phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn và một số dấu hiệu bất thường khác trong nước tiểu.
  • Nội soi bàng quang: đưa ống nội soi qua niệu đạo vào bàng quang để kiểm tra bên trong.
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác: Các phương pháp này thường không được sử dụng phổ biến để chẩn đoán nguyên nhân gây mùi nước tiểu bất thường nhưng nếu tình trạng kéo dài mà xét nghiệm nước tiểu không phát hiện thấy dấu hiệu nhiễm trùng thì bác sĩ có thể sẽ đề nghị chụp X-quang hoặc siêu âm.

Khi nào cần đi khám?

Nên đi khám nếu tình trạng mùi nước tiểu bất thường kéo dài vài ngày không đỡ hoặc nếu có các triệu chứng như:

  • Nước tiểu có mùi ngọt
  • Mơ hồ, thiếu tỉnh táo
  • Chướng bụng
  • Da và tròng trắng mắt chuyển màu vàng
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Ăn không ngon miệng

Đó có thể là các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, mất nước nghiêm trọng hoặc bệnh gan.

Tóm tắt bài viết

Mùi nước tiểu bất thường có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như thực phẩm, thuốc và vấn đề sức khỏe.

Mùi nước tiểu do mất nước, thực phẩm, thuốc hoặc mang thai không phải là điều đáng ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài dai dẳng và không rõ nguyên nhân thì nên đi khám.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nước tiểu có tinh thể là biểu hiện của bệnh gì?
Nước tiểu có tinh thể là biểu hiện của bệnh gì?

Có nhiều loại tinh thể khác nhau có thể xuất hiện trong nước tiểu. Sự hiện diện của tinh thể trong nước tiểu có thể là do nguyên nhân vô hại hoặc cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề nào?
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề nào?

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm giúp phát hiện hoặc theo dõi các vấn đề sức khỏe biểu hiện qua nước tiểu.

Đo lượng nước tiểu 24 giờ được thực hiện như thế nào?
Đo lượng nước tiểu 24 giờ được thực hiện như thế nào?

Đo lượng nước tiểu 24 giờ là phương pháp đo thể tích nước tiểu mà cơ thể tạo ra trong vòng một ngày và phân tích những gì có trong nước tiểu. Đó là một quy trình không xâm lấn và cách thực hiện rất đơn giản nhưng có thể giúp chẩn đoán các vấn đề về chức năng thận.

Xét nghiệm nồng độ nước tiểu cho biết điều gì?
Xét nghiệm nồng độ nước tiểu cho biết điều gì?

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nồng độ nước tiểu nếu lượng tiểu quá nhiều hoặc quá ít. Xét nghiệm này giúp xác định các vấn đề về thận.

Xét nghiệm độ pH nước tiểu cho biết điều gì?
Xét nghiệm độ pH nước tiểu cho biết điều gì?

Xét nghiệm độ pH nước tiểu giúp đánh giá mẫu nước tiểu có tính axit hay tính bazơ (kiềm). Đây là một xét nghiệm đơn giản và không xâm lấn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây