1

Chọc hút áp xe thành bụng - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Chọc hút áp xe thành bụng là thủ thuật đưa kim vào ổ áp xe ở cơ thành bụng để hút dịch làm xét nghiệm hoặc dẫn lưu dịch từ ổ áp xe qua kim nhỏ.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Các ổ áp xe đã dịch hóa đường kính >= 5cm
  • Ổ áp xe điều trị nội khoa nhưng không có hiệu quả, dọa vỡ, cặn ổ áp xe.
  • Ổ áp xe cần chọc hút để xác định nguyên nhân: Nuôi cấy định danh vi khuẩn.
  • Ổ áp xe sau chấn thương hoặc sau mổ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Các trường hợp rối loạn đông máu nặng: PT< 50G/l,TC <50G/L
  • Dị ứng thuốc tê Xylocain
  • Ngưởi bệnh không đồng ý can thiệp

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện 01 bác sĩ có kinh nghiệm, 01 điều dưỡng

2. Phương tiện

  •  Kim hút có nòng đường kính: 1,8-2,1mm , chiều dài 9-15cm
  •  Găng vô khuẩn, dung dịch sát khuẩn tay, còn iod, gạc vô trùng, khăn có lỗ.
  •  các dụng cụ vô khuẩn khác: Bơm, kim tiêm, khay quả đậu, lọ đựng bệnh phẩm xét nghiệm.
  •  Thuốc gây tê xylocain.

3. Người bệnh

  •  Kiểm tra mạch huyết áp nhịp thở
  •  Giải thích cho bố mẹ trẻ về mục đích của thủ thuật, nhưng tai biến có thể xảy ra, động viên trẻ an tâm hợp tác với thầy thuốc, bố (mẹ) trẻ được viết cam đoan theo mẫu.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Có đủ các xét nghiệm cần thiết: Công thức máu, đông máu cơ bản, HIV.
  • Kết quả xét nghiệm nằm trong giới hạn cho phép.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

  •  Chuẩn bị người bệnh tư thế nằm ngửa hoặc trái hoặc phải tùy thuộc vị trí ổ áp xe, đưa hai tay lên đầu bộc lộ vùng bụng và ngực
  •  Kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng sát khuẩn vị trí chọc.
  •  Trải khăn vô khuẩn có lỗ bộc lộ vị trí áp xe
  •  Gây tê tại chỗ chọc kim, vị trí ổ áp xe
  •  Chọc kim qua da tới ổ áp xe, rút nòng kim lắp bơm 20ml vào kim hút mủ, lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm, (phết lam, cấy mủ). Khi hút hết mủ lắp nòng kim vào kim và rút kim.
  •  Băng dính gạc chỗ chọc => chuyển người bệnh vào phòng theo dõi.
  •  Ghi hồ sơ bênh án, ngày giờ làm thủ thuật, bác sĩ làm thủ thuật, mủ ổ áp xe: số lượng, tính chất, màu sắc, mùi.

VI. Theo dõi

  •  Mạch, huyết áp, tình trạng ổ bụng của người bệnh trong 36giờ làm thủ thuật
  •  Phát hiện xử trí biến chứng (chảy máu, nhiễm trùng, chọc vào ổ bụng) ghi hồ sơ bệnh án.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Nhìn chung làm thủ thuật khá an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên cũng có một số tai biến cũng có thể xảy ra:

1. Chọc vào ổ bụng gây chảy máu ổ bụng

  • Xử trí: Tiêm tĩnh mạch transamin, bù dịch và máu nếu cần, theo dõi chặt chẽ và can thiệp ngoại khoa nếu tình trạng chảy máu trong ổ bụng không kiểm soát được.

2. Thủng tạng rỗng

  • Xử trí: Chuyển ngoại phẫu thuật.

3. Tràn khí màng phổi

  • Xử trí: Dẫn lưu khí màng phổi.

4. Chảy máu tại chỗ

  • Xử trí: Theo dõi sát nếu chảy ít không cần can thiệp để người bênh nằm theo dõi thêm. Nếu chảy máu nhiều nên can thiệp ngoại khoa truyền máu.

5. Đau chỗ chọc

  •  Xử trí: Uống thuốc giảm đau Eferalgan
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Khâu vết thương thành bụng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật khâu phục hồi thành bụng do toác vết mổ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Chọc dò ổ bụng cấp cứu - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Chọc hút và bơm thuốc vào nang thận - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Bạn đã sẵn sàng để trở thành cha mẹ chưa?
Bạn đã sẵn sàng để trở thành cha mẹ chưa?

Trả lời những câu hỏi này có thể giúp bạn xem xét những yêu cầu của việc làm cha mẹ và xác định những kỹ năng bạn cần để thành công.

Lý do Tôi Quan Hệ Tình Dục Xong Bị Đau Bụng Là Gì?
Lý do Tôi Quan Hệ Tình Dục Xong Bị Đau Bụng Là Gì?

Đau ở bụng dưới sau khi quan hệ là một vấn đề nhiều người gặp phải. Vậy vấn đề này là do nguyên nhân nào gây nên?

Tại sao cần tăng cường sức mạnh cơ lưng, bụng để thụ thai?
Tại sao cần tăng cường sức mạnh cơ lưng, bụng để thụ thai?

Dành thời gian để tập luyện vùng lưng và vùng bụng trước khi mang thai và bạn sẽ có được những lợi ích trong suốt thai kỳ và còn hơn thế nữa.

Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Thức giấc do đói bụng
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Thức giấc do đói bụng

Những ngày này, cho dù bạn có ăn nhiều và thường xuyên bao nhiêu thì vẫn cảm thấy đói bụng cồn cào cả ngày lần đêm.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cách gì làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1023 lượt xem

-Bác sĩ có thể đưa ra một số giải pháp làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu giúp tôi được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị lên cơn nóng bừng bừng khi mang thai là sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1774 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, có lúc tôi bị lên cơn nóng bừng bừng trong người. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Đi khám thai do đau bụng, thai 32 tuần, không biết có phải viêm phụ khoa không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1536 lượt xem

Em có vài vấn đề muốn hỏi lắm ạ. Chuyện là hôm qua em có đi khám thai do đau bụng, thai e đã 32 tuần. Nhưng thấy nhiều mom được kiểm tra não bé và kiểm tra gì nhiều lắm ở tuần 30 - 34 sao em không được bác sĩ chỉ định nhỉ, với lại em có kết quả xét nghiệm nước tiểu như này, không biết có phải bị viêm phụ khoa không ạ? Bác sĩ không cho em thuốc hay nói gì cả. Em thai IVF, bị suy giáp, thấy khó chịu ở âm đạo. Huyết áp em bình thường 120/70; em không phù, không ra dịch, lúc khám trong thì bác sĩ đưa tay vào thì có ra dịch trắng đục, còn bình thường em không ra dịch, không hôi luôn.

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2529 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1580 lượt xem

Tuần thứ 17w e đã đi chọc ối và đây là kết quả của em. Khi siêu âm hình thái và 4d thì bác sĩ bảo chưa có gì bất thường. Các bác cho em xin thêm ý kiến được không ạ? Một cơ thể mất một nhiễm sắc thể thì chắc chắn có vấn đề về trí tuệ đúng không (vì hình thái bình thường). Em mang thai lần đầu chưa có tiền sử bệnh, chỉ bị thiếu máu nặng, độ mờ da gáy 3.5 mm bác sĩ chỉ định đi chọc ối. Bác sĩ chỉ định sao em làm vậy. Hiện siêu âm hình thái kết quả bình thường, và đang bầu ở tuần 22w.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây