1

Chọc dẫn lưu ổ áp xe dưới siêu âm - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật chọc tháo các ổ áp xe trong ổ bụng dưới sự quan sát và hướng dẫn của siêu âm.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Ổ áp xe gan có đường kính trên 6 cm.
  •  Ổ ápxe gan điều trị nội khoa đầy đủ nhưng không có kết quả, ổ áp xe gan dọa vỡ.
  •  Ổ cặn áp xe.
  •  Ổ áp xe gan cần chọc hút mủ để xác định nguyên nhân: cấy định danh vi khuẩn...
  •  Các ổ áp xe các tạng trong ổ bụng: áp xe lách, nang giả tụy bội nhiễm...

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Các trường hợp có rối loạn đông máu nặng
  •  Tỷ lệ prothrombin <50 Tiểu cầu< 50G/l.
  •  Những ổ áp xe nằm sâu trong ổ bụng có ống tiêu hóa và các tạng khác bao quanh, trên siêu âm không tìm được đường chọc kim hoặc đường vào không an toàn.
  •  Dị ứng với thuốc gây tê: Xylocain
  •  Trẻ và/hoặc gia đình không đồng ý can thiệp

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  02 bác sỹ có kinh nghiệm làm siêu âm can thiệp
  •  02 điều dưỡng phụ đã được huấn luyện, đeo mũ khẩu trang.

2. Phương tiện, dụng cụ

- Máy siêu âm.

- Kim có nòng đường kính 1,8 - 2,1mm, dài 9 - 15 cm.

- Máy hút.

- Găng vô khuẩn

- Dung dịch sát khuẩn tay, cồn iod

- Gạc vô trùng, khăn có lỗ..

- Các dụng cụ vô khuẩn khác:

- Bơm, kim tiêm

  •  Khay quả đậu
  •  Các lọ đựng bệnh phẩm xét nghiệm.
  •  Thuốc gây tê Xylocain.

3. Chuẩn bị người bệnh

  •  Trẻ lớn còn tỉnh táo, trẻ và gia đình cần được giải thích về mục đích của thủ thuật, những tai biến có thể xảy ra, động viên trẻ an tâm hợp tác với nhân viên y tế để có thể hợp tác tạo thủ thuật thuận lợi.
  •  Cha mẹ, người giám hộ trực tiếp của trẻ cần được giải thích quy trình sẽ tiến hành và viết cam đoan theo mẫu.

4. Bệnh án: theo quy định của Bộ Y tế.

  • Hồ sơ bệnh án có đủ các xét nghiệm cần thiết: công thức máu, đông máu cơ bản, HIV. Kết quả xét nghiệm nằm trong giới hạn cho phép.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án: kiểm tra chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia thủ thuật.

2. Chuẩn bị người bệnh: xem các chức năng sống để xác định trẻ có đảm bảo khi tiến hành thủ thuật.

3. Thực hiện kỹ thuật

  •  Chuẩn bị người bệnh: Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng trái hay phải tùy thuộc vị trí ổ áp xe, đưa hai tay lên đầu, bộc lộ vùng bụng và ngực.
  •  Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò.
  •  Đặt đầu dò siêu âm tìm vị trí thuận lợi nhất: ổ áp xe nằm giữa đường dẫn, đường đi của kim không đi qua các mạch máu lớn, túi mật, các tạng rỗng.
  •  Gây tê tại chỗ chọc kim: da, cơ, màng bụng.
  •  Chọc kim qua da theo đường dẫn của siêu âm tới ổ áp xe, rút nòng kim, lắp bơm 20ml vào kim hút mủ, lấy bệnh phẩm xét nghiệm (phết lam, cấy mủ). Theo dõi trên siêu âm khi hút mủ. Khi hút hết mủ, lắp nòng kim vào kim và rút kim. Nếu là trẻ lớn có khả năng hợp tác, cần hướng dẫn trẻ nín thở nếu là ổ áp xe trong gan.
  •  Ghi hồ sơ bệnh án: ngày giờ làm thủ thuật, bác sỹ làm thủ thuật, mủ ổ áp xe: số lượng, tính chất, màu sắc, mùi.

VI. THEO DÕI

  •  Theo dõi mạch, HA, tình trạng bụng của người bệnh trong 36giờ sau làm thủ thuật;
  •  Phát hiện và xử trí các biến chứng (chảy máu, thủng tạng, nhiễm trùng,...)
  •  Ghi hồ sơ bệnh án.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Chảy máu trong ổ bụng: tiêm tĩnh mạch transamin; bù dịch và máu nếu cần, theo rõi chặt chẽ và can thiệp ngoại khoa nếu tình trạng chảy máu trong ổ bụng không kiểm soát được
  •  Thủng tạng rỗng: chuyển ngoại khoa
  •  Rò rỉ mật vào ổ bụng: chuyển điều trị ngoại khoa
  •  Tràn khí màng phổi: dẫn lưu khí màng phổi
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Quy trình kỹ thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng máy tán Laser dưới định vị siêu âm hoặc C-ARM - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Chọc hút dịch khớp gối dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp háng dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp vai dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm để chẩn đoán các tổn thương phần mềm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Tại sao sau mãn kinh vẫn còn đau bụng dưới?
Tại sao sau mãn kinh vẫn còn đau bụng dưới?

Khi bị đau bụng dưới thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy rằng chu kỳ kinh vẫn chưa chấm dứt hẳn. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã qua thời kỳ mãn kinh. Nếu bị đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác, ví dụ như chảy máu âm đạo bất thường, sụt cân và chướng bụng thì cần đi khám bác sĩ.

Nguyên nhân nào gây đau bụng dưới và khí hư bất thường?
Nguyên nhân nào gây đau bụng dưới và khí hư bất thường?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau bụng dưới và khí hư bất thường.

Siêu âm bơm nước buồng tử cung là gì?
Siêu âm bơm nước buồng tử cung là gì?

Siêu âm bơm nước buồng tử cung thường được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây đau vùng chậu mãn tính, vô sinh hoặc chảy máu âm đạo bất thường.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Chọc ối bình thường, sao siêu âm bé lại bị dãn hố sau tiểu não?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  683 lượt xem

Năm nay em 26 tuổi. Lúc mang thai 16 tuần, em có vào Bệnh viện Phụ sản chọc ối, kết quả bình thường, không có vấn đề gì. Vậy mà sao bây giờ, khi thai đã 30 tuần, em đi siêu âm, bs lại bảo bé bị dãn hố sau tiểu não? Em lo lắm - Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ!

Kết quả siêu âm thai 16 tuần như dưới, có sao không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2047 lượt xem

Mang thai được 16 tuần, em đi siêu âm, kết quả: Tim thai: rõ, tần số #154lần/phút - Cử động thai: có - BDP: 39 mm - AC: 104 mm - FL: 23 m - Ước lượng cân nặng : #169 gram - Vị trí nhau bám: bám mặt sau tử cung - Độ trưởng thành: độ 1- Lượng nước ối: trung bình. Bs cho em hỏi BDP và FL của thai vượt so với bảng chuẩn, độ trưởng thành 1, có sao không ạ?

Có phải đọc dưới ánh sáng yếu sẽ tốt cho mắt trẻ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  548 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cho trẻ đọc sách dưới ánh sáng yếu sẽ tốt hơn cho mắt của bé, đúng không ạ? Có nhiều người cho rằng cho bé đọc sách dưới ánh sáng mạnh sẽ làm giảm tầm nhìn của bé. Tôi băn khoăn quá, không biết đúng sai thế nào? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

Quầng thâm dưới mắt bé là hiện tượng gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  758 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Bác sĩ cho hỏi do đâu mà cháu bị như thế và có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này không? Cảm ơn bác sĩ!

Quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  728 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây