Đặt dẫn lưu ổ dịch/ áp xe ổ bụng sau mổ dưới hướng dẫn siêu âm - Bộ y tế 2017
I.ĐỊNH NGHĨA
Là kỹ thuật đưa ống thông qua thành bụng vào khoang ổ bụng và lưu lại để hút và dẫn lưu ổ dịch/ áp xe ổ bụng sau mổ làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tồn tại ổ dịch/ áp xe ổ bụng sau mổ gây ảnh hưởng đến toàn trạng người bệnh sau mổ đặc biệt là nhiễm trùng thường phải điều trị kết hợp kháng sinh toàn thân và dẫn lưu ổ dịch/ áp xe giúp hạn chế khả năng phải phẫu thuật lại cho người bệnh .
- Lấy dịch làm xét nghiệm sinh hóa, tế bào, nuôi cấy vi khuẩn phục vụ điều trị.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các trường hợp có rối loạn đông máu nặng: tỷ lệ prothrombin <50%, tiểu cầu <50 G/l.
- Tình trạng huyết động không ổn định.
- Các ổ dịch/ áp xe nằm sâu trong ổ bụng có ống tiêu hóa và các tạng khác bao quanh, trên siêu âm không tìm được đường chọc kim.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- 2 bác sỹ: 1 tiến hành thủ thuật, 1 điều khiển máy siêu âm
- 1 điều dưỡng
2. Phương tiện
- Máy siêu âm với đầu dò convex và đầu dò liner.
- Sonde dẫn lưu: có thể dùng 1 catheter tĩnh mạch trung tâm một nòng cỡ 12 F dài 30 cm, Catheter Pigtail một nòng hoặc Angio cath 16G.
- Bộ dây dẫn lưu: dây truyền vô khuẩn một bộ.
- Các loại sonde dẫn lưu để lựa chọn 10G, 12G, 14G.
- Máy hút hoặc chai áp lực âm.
- Bơm tiêm 10ml.
- Dụng cụ vô trùng khác: áo phẫu thuật được hấp sấy tiệt khuẩn, găng vô trùng, cồn iod, bông băng, gạc, khăn có lỗ, khay quả đậu.
- Ống nghiệm đựng bệnh phẩm xét nghiệm làm xét nghiệm sinh hóa, tế bào, chai cấy định danh vi khuẩn... Thuốc gây tê xylocain.
- Dụng cụ và thuốc chống choáng, chống sốc phản vệ.
3. Người bệnh và người chăm sóc.
- Được giải thích về mục đích của thủ thuật, những tai biến có thể xảy ra, động viên ngưởi bệnh, gia đình an tâm hợp tác với thầy thuốc. Người nhà người bệnh được viết cam đoan theo mẫu.
4. Hồ sơ bệnh án
- Có đủ các xét nghiệm cần thiết: công thức máu, đông máu cơ bản, HIV.
- Kết quả xét nghiệm nằm trong giới hạn cho phép.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Chuẩn bị người bệnh: tư thế nằm ngửa đưa hai tay lên đầu, bộc lộ vùng bụng và ngực.
- Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò.
- Đánh giả ổ dịch/ áp xe dưới siêu âm: xác định vị trí, kích thước, giới hạn và tính chất của ổ dịch.
- Đánh dấu vị trí dự kiến tiếp cận ổ dịch/ áp xe. Đặt đầu dò siêu âm tìm vị tí thuận lợi nhất: khối dịch nằm giữa đường dẫn, đường đi của kim không đi qua mạch máu, các tạng trong ổ bụng.
- Sát khuẩn rộng xung quanh vị trí chọc kim.
- Gây tê tại chỗ chọc kim: da, cơ, màng bụng.
- Rạch vết nhỏ ở da bằng lưỡi dao phẫu thuật
- Chọc kim qua da theo đường dẫn của siêu âm tới ổ dịch, rút nòng kim, lắp bơm 10ml vào kim hút dịch, lấy bệnh phẩm xét nghiệm. Rút nòng kim loại sau khi đã luồn ống thông bằng chất dẻo vào ổ dịch/ áp xe. Cố định ống vào thành bụng. Theo dõi trên siêu âm khi hút dịch. Lắp dây truyền vào đốc kim để dẫn dịch chảy vào chai nhựa có áp lực âm.
- Ghi hồ sơ bệnh án: ngày, giờ làm thủ thuật. Bác sĩ làm thủ thuật. Màu sắc, tính chất, tốc độ dịch chảy.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi mạch, HA, tình trạng bụng của người bệnh trong 36 giờ sau làm thủ thuật.
- Theo dõi dịch dẫn lưu: tốc độ dịch chảy, số lượng, màu sắc.
- Phát hiện và xử trí các biến chứng (chảy máu, thủng tạng, nhiễm trùng,...), ghi hồ sơ bệnh án.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Quai ruột bịt kín đầu ống dẫn lưu: lúc đầu dịch chảy nhanh sau yếu dần, nên nhẹ nhàng xoay ống thông hoặc rút ra vài cm, thay đổi tư thế người bệnh.
- Chọc vào màng bụng: ít gặp, phải rút kim ngay.
- Chọc vào ruột: thấy hơi và nước bẩn. Xử trí: phải rút kim ra ngay. Theo dõi tình trạng nhiễm trùng, đau, nhiệt độ và phản ứng thành bụng. Nếu chụp X- quang bụng có liềm hơi dưới hoành cần hội chẩn chuyên khoa ngoại.
- Chảy máu trong ổ bụng: tiêm tĩnh mạch transamin, bù dịch và máu nếu cần, theo dõi chặt chẽ và can thiệp ngoại khoa nếu tình trạng chảy máu trong ổ bụng không kiểm soát được.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.
Khi bị đau bụng dưới thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy rằng chu kỳ kinh vẫn chưa chấm dứt hẳn. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã qua thời kỳ mãn kinh. Nếu bị đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác, ví dụ như chảy máu âm đạo bất thường, sụt cân và chướng bụng thì cần đi khám bác sĩ.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau bụng dưới và khí hư bất thường.
Mặc dù chế độ ăn kiêng low-carb và Keto mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về ảnh hưởng của những chế độ ăn này đến hiệu suất tập thể dục.
Cơ thể của mỗi người tích trữ mỡ theo cách khác nhau nhưng một trong những vị trí thường có nhiều mỡ thừa nhất là bụng dưới. Nguyên nhân có thể là do di truyền, chế độ ăn uống, phản ứng viêm trong cơ thể, thói quen sinh hoạt…
- 2 trả lời
- 6184 lượt xem
Bác sĩ ơi, hôm qua em đi siêu âm thì bảo bé em bị màng ngoài tim có dịch. Nhờ bác xem giúp em với. Nếu mà bé cứu được thì sau này có để lại di chứng gì không ạ? Do em bé đầu nên không biết sao
- 1 trả lời
- 606 lượt xem
Em bị u xơ tử cung nên kinh nguyệt không đều - Có tháng sớm 2,3 ngày và đôi khi lại trễ 2,3 ngày. Tháng trước, em có kinh ngày 28/10 đến ngày 25/11 em ra dịch nâu, ngày hôm sau ra huyết trắng trong kèm theo ít máu, bụng hơi đau râm ran. Ngày tiếp theo em thấy ra huyết trắng trong như lòng trắng trứng gà, có khi hơi đục, không hôi... Đến ngày thứ 7 thì hết, ngực không đau, nhưng vẩn chưa có kinh lại. Em thử thai ngày 8/12 vẫn một vạch. Như thế là em có thai không hay bị bệnh gì?
- 1 trả lời
- 5029 lượt xem
Em đang mang thai 33 tuần,. Tối hôm trước, em ngủ nằm nghiêng bên phải, thấy đau bụng ở ngay vị trí nghiêng. Gần sáng dậy thì lại đau bụng dưới bên phải. Đến tối hôm qua em thấy ra dịch nhầy màu nâu, không đau bụng. Em để ý, thai vẫn máy bình thường. Mong bs tư vấn cho trường hợp của em với ạ?
- 1 trả lời
- 1551 lượt xem
Em thử que 2 vạch, đi siêu âm và bác sĩ cho hay là thai chưa vào tử cung do niêm mạc dày. Mấy hôm nay, em bị đau râm ran bụng dưới và đi cầu 2 lần nên lo quá ạ. Bs tư vấn giúp em với ạ?
- 1 trả lời
- 793 lượt xem
Em sinh bé trai hiện cháu đang được 3 tháng tuổi. 2 tháng đầu mỗi tháng bé đều tăng 1,2kg. Em có cân bé vào cuối tháng thứ 2 thì bé nặng 5,7kg, cao 64cm. Bé bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng em hút ra bình cho bé bú. Ngày bé bú 5-6 lần, mỗi lần 150ml. Có phải trẻ dưới 6 tháng không nên bú quá 150ml sữa/cữ vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé không ạ? Bé nhà em bú 150ml sữa xong vẫn mút tay kiểu chưa đủ nên em muốn tăng lượng sữa lên cho bé. Ngoài ra bé nhà em ngủ rât ít, chỉ 9-10 tiếng/ ngày thì có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không ạ? Ban đêm bé ngủ rất say, em toàn phri đánh thức bé dậy để cho bú thì có được không ạ? Còn một vấn đề nữa là từ lúc sinh đến giờ em chỉ rơ lưỡi cho bé vài lần và không cho bé uống thêm tí nước nào thì có được không ạ? Hiện em thấy lưỡi bé hơi dơ ạ.