Chỉ số CRP nói lên điều gì về bệnh viêm khớp dạng thấp?
CRP là gì?
Protein phản ứng C (C-reactive protein – CRP) là một loại protein được gan tạo ra khi có cytokine mà chủ yếu là IL-6. Cytokine là những protein được tiết ra bởi các tế bào miễn dịch.
Nồng độ CRP trong máu sẽ tăng lên khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc tổn thương mô nghiêm trọng. Nồng độ CRP trong máu cũng tăng lên khi trong cơ thể xảy ra tình trạng viêm. Nồng độ CRP sẽ giảm khi các yếu tố kích hoạt được kiểm soát.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm mô khớp, điều này gây viêm và sưng đau khớp, đồng thời còn gây viêm ở nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Mức CRP bình thường
Nồng độ CRP trong máu thường được đo bằng đơn vị mg/L. Nồng độ CRP bình thường thường dưới 3,0 mg/L. (1)
Dưới đây là ý nghĩa các mức nồng độ CRP.
Nồng độ CRP (mg/L) | Ý nghĩa |
Dưới 3,0 | Bình thường |
3,0 – 10,0 | Tăng nhẹ, có thể là do nhiều nguyên nhân như mang thai, cảm lạnh thông thường hoặc viêm nướu |
10,0 – 100,0 | Mức hơi cao, có thể là do nhiễm trùng hoặc các bệnh lý viêm như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn hoặc lupus |
100,0 – 500,0 | Mức cao, có thể là do nhiễm trùng, viêm mạch máu hoặc chấn thương nặng |
500,0 trở lên |
Mức rất cao, có thể là do tình trạng nhiễm vi khuẩn nghiêm trọng |
Xét nghiệm CRP độ nhạy cao (high-sensitivity CRP) có thể phát hiện nồng độ CRP dưới 10,0 mg/L. Loại xét nghiệm này được thực hiện chủ yếu để xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chỉ số hsCRP (mg/L) | Nguy cơ mắc bệnh tim mạch |
Dưới 1,0 | Thấp |
1,0 – 3,0 |
Vừa |
3,0 – 10,0 | Cao |
Mức CRP nguy hiểm
Nồng độ CRP trong máu trên 100 mg/L được coi là cao và có thể gây nguy hiểm tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, gồm có bệnh sử và nguyên nhân khiến nồng độ CRP tăng cao.
Một nghiên cứu từ năm 2017 cho thấy nồng độ CRP cao có thể là do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả bệnh viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng. Nồng độ CRP trên 500 mg/L thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị nhiễm vi khuẩn.
Xét nghiệm CRP và chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Không có bất kỳ xét nghiệm đơn lẻ nào có thể xác nhận bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, xét nghiệm CRP có thể là một trong các phương pháp chẩn đoán được thực hiện. Bác sĩ có thể dựa trên kết quả xét nghiệm CRP để theo dõi mức độ viêm.
Để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm CRP tiêu chuẩn thay vì xét nghiệm hsCRP.
Để xác nhận chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ:
- phân tích kết quả từ các xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm anti-CCP và xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF)
- đánh giá phạm vi chuyển động của khớp cũng như các triệu chứng khác như sưng đau khớp
- dựa trên thời gian xảy ra các triệu chứng
- phân tích phim chụp X-quang bàn tay và bàn chân để đánh giá tình trạng xương
Xét nghiệm CRP được thực hiện như thế nào?
Người bệnh sẽ phải lấy mẫu máu để làm xét nghiệm CRP. Mẫu máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay và sau đó được chuyển đến phòng xét nghiệm để đo nồng độ CRP.
Xét nghiệm CRP và các xét nghiệm máu khác đều rất an toàn và không đau đớn. Tuy nhiên, vị trí lấy máu có thể sẽ hơi đau và bị bầm tím nhẹ tạm thời.
Theo dõi hiệu quả điều trị viêm khớp dạng thấp dựa trên chỉ số CRP
Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thi thoảng sẽ phải làm xét nghiệm CRP để bác sĩ theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Ví dụ, người bệnh có thể sẽ phải làm xét nghiệm sau một vài tuần dùng loại thuốc mới.
Nếu nồng độ CRP giảm thì chứng tỏ thuốc có tác dụng. Còn nếu nồng độ CRP tăng cao thì có nghĩa là bệnh tái phát. Có thể cần phải điều chỉnh liều dùng thuốc hoặc đổi loại thuốc khác.
Nhược điểm của xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRP không phải là cách chính xác nhất để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp hay đánh giá hiệu quả điều trị. Lý do là vì bệnh viêm khớp dạng thấp không phải là nguyên nhân duy nhất làm tăng nồng độ CRP trong máu. Nồng độ CRP tăng cao có thể là do rất nhiều bệnh lý nhiễm trùng hoặc viêm khác.
Mặt khác, nhiều người dù mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng chỉ số CRP lại ở mức bình thường. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2009 đã thu thập dữ liệu của những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở Phần Lan và Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 25 năm. Kết quả cho thấy 44% bệnh nhân ở Phần Lan và 58% bệnh nhân ở Hoa Kỳ có kết quả xét nghiệm CRP bình thường. (2)
Tóm tắt bài viết
Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, mặc dù bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ và thường khởi phát ở độ tuổi trung niên.
Nếu bạn có các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như đau khớp, sưng khớp, cứng khớp vào buổi sáng hoặc nổi cục cứng dưới da thì nên đi khám. Bạn sẽ phải làm xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm CRP, để tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, xét nghiệm CRP sẽ giúp đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Mặc dù không có cách nào chữa khỏi được bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn. Phương pháp điều trị chính thường là sử dụng thuốc kết hợp trị liệu và các biện pháp khắc phục tại nhà.
Tinh dầu là chất lỏng được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của thực vật, gồm rễ, thân, lá, hoa hoặc quả. Tinh dầu có thể được sử dụng trong liệu pháp mùi hương hoặc thoa lên da. Từ lâu, tinh dầu đã được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau.
Phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh viêm khớp dạng thấp là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD). Một trong những loại DMARD được sử dụng phổ biến nhất là methotrexate.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.
Viêm khớp dạng thấp không được coi là một bệnh di truyền. Tuy nhiên, việc mang một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở đốt sống thứ nhất và thứ hai ở cổ. Tình trạng này gây đau, cứng khớp và mất vững cột sống.