1

CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN

Bài giảng sản phụ khoa Tập 1_ĐHYHN_Năm 2020

MỞ ĐẦU

Theo hội nghị về Dân số và Phát triển của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Cairo năm 1994, "sức khoẻ sinh sản" được định nghĩa như sau: "Sức khoẻ sinh sản là sự thoải mái chung của con người về cơ thể, tâm thần và xã hội đối với tất cả các vấn để thuộc bộ phận sinh dục, chức năng và hhoạt động của bộ phận sinh dục, không chỉ riêng là không có bệnh tật và tật nguyền".

Thí dụ, một người có thể sống một cuộc sống toại nguyện và an toàn về sinh dục, có khả năng sinh mau hoặc sinh thừa tuỳ thích. Như thế, người chồng và người vợ sẽ có quyền được phổ biến những phương pháp kế hoạch hoá gia đình và có thể tự mình lựa chọn để điều hoà sinh sản mà không có gì là trái với pháp luật. Những phương pháp này phải chắc chắn, có hiệu quả, chấp nhận được và trong tầm tay. Nếu muốn có thai thì có được đứa con khoẻ mạnh.

Những dịch vụ về sức khoẻ sinh sản gồm những phương pháp kỹ thuật nhằm phục vụ sức khoẻ, sự thoải mái trong sinh sản, có chất lượng sống, có quan hệ giữa người và người.

1. NHỮNG NỘI DUNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN (CSSKSS)

1.1. Tình hình sức khoẻ phụ nữ và trẻ em trên thế giới liên quan với sinh sản

  •  Mức sinh trên thế giới trong những năm 1960 là 6,7 con trong mỗi gia đình, nay giảm xuống còn 4,3. Hiện có 350 triệu người muốn đẻ thưa, 120 triệu người áp dụng những biện pháp tránh thai hiện đại. Trong những năm 1990, mỗi năm có 18 triệu người bước vào tuổi kết hôn.

1.2. Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe sinh sản

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nhằm:

  • Giúp các cặp vợ chồng đạt được những mục tiêu về sinh đẻ trong khung cảnh thuận lợi cho sức khoẻ, trách nhiệm và sự thoải mái trong gia đình, tôn trọng nhân phẩm và quyền quyết định số con và quãng thời gian đẻ giữa các con.
  • Ngăn ngừa những thai nghén không mong muốn và những nguy cơ trong thai nghén, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho bất cứ ai muốn thực hiện kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) có được biện pháp sử dụng đáng tin cậy với những phương tiện cần thiết.
  • Hoàn thiện KHHGĐ bằng thông tin - giáo dục - truyền thông (TTGDTT) và tư vấn
  • Tăng cường sự tham gia có hiệu quả của nam giới vào KHHGĐ và chia phần trách nhiệm với nữ giới.
  • Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ để giúp đẻ thưa
  • Để phòng và điều trị vô sinh.
  • Để phòng và điều trị những bệnh lây truyền theo đường sinh dục trong đó có HIV?AIDS.
  • Để phòng và phát hiện sớm ung thư sinh dục, ung thư vú
  • Vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh khi giao hợp.
  • Vệ sinh thai nghén. Đăng ký và quản lý thai nghén
  • Vệ sinh dưỡng dục trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

2. NHỮNG BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN

2.1. Về kế hoạch hoá gia đình

  • Đẩy mạnh TTGDTT và tư vấn về KHHGĐ để mọi người hiểu rõ và hiểu đúng những lợi ích của KHHGĐ, những đặc điểm và chỉ định, chống chỉ định của các biện pháp KHHGĐ.
  • Phát triển rộng khắp các dịch vụ KHHGĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người sử dụng được biện pháp KHHGĐ.

2.2. Về chăm sóc sức khoẻ trong tuổi dậy thì

  •  Phổ biến kiến thức về giới tính và tình dục học cho thanh thiếu niên.
  •  Tình yêu và luyến ái lành mạnh.
  •  Phổ biến kiến thức về vệ sinh kinh nguyệt và vệ sinh bộ phận sinh dục.

2.3. Về để phòng vô sinh và điều trị vô sinh

  •  Để phòng viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục gây tắc vòi trứng và viêm niêm mạc tử cung.
  •  Điều trị sớm các viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục và các rối loạn kinh nguyệt.

2.4. Phát hiện sớm thai nghén. Đăng ký và quản lý thai nghén

  •  Phát hiện những dấu hiệu của có thai. Xét nghiệm hCG. Siêu âm chẩn đoán.
  •  Những lý do phải đăng ký thai nghén: để phát hiện sớm các nguy cơ sẩy thai, chửa ngoài tử cung, chửa trứng, thai chết lưu trong tử cung, nhiễm độc thai nghén...
  •  Những nội dung cần quản lý: phát hiện phù, tăng huyết áp, protein trong nước tiểu, ngôi thai bất thường, tình trạng sức khoẻ người mẹ và thai.

2.5. Để phòng các bệnh lây lan theo đường tình dục và HIV/AIDS

  •  Quan hệ tình dục lành mạnh. Dùng bao cao su trong trường hợp cần thiết.
  •  Điều trị sớm và có hiệu quả những bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.

2.6. Phát hiện sớm các u vú và ung thư cổ tử cung

  •  Thường xuyên nắn vú để phát hiện sớm các khối u. Điều trị sớm những khối u khi mới xuất hiện.
  •  Thường kỳ 6 tháng một lần nên làm phiến đồ khối u ở cổ tử cung để phát hiện những tế bào bất thường, hoặc soi cổ tử cung nếu có tổn thương ở cổ tử cung. Điều trị sớm những tổn thương ở cổ tử cung.

2.7. Rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh

  •  Những dấu hiệu bất thường có thể thấy trong giai đoạn tiền mãn kinh: rong kinh, kinh mau, kinh thưa.
  •  Những dấu hiệu bất thường có thể gặp trong thời kỳ mãn kinh: bốc hoả, hồi hộp, đánh trống ngực, lạnh đầu chỉ.
  •  Những nguy cơ có thể gặp trong thời kỳ mãn kinh: loãng xương dẫn đến gãy xương (hay gặp nhất là gãy cổ xương đùi và cột sống thắt lưng), ung thư niệm mạc tử cung.

3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN

Hội nghị dân số và phát triển 1994 khuyến khích:

  1.  Các chính phủ và cộng đồng quốc tế cần sử dụng tất cả các biện pháp để bảo vệ nguyên lý tự lựa chọn KHHGĐ
  2.  Trong những năm tới, tất cả các nước cần phải đánh giá những nhu cầu của quốc gia mình nhằm thoả mãn cho công tác KHHGĐ trong khuôn khổ bảo đảm sức khoẻ sinh sản
  3. Các chính phủ cần chăm lo các dịch vụ KHHGĐ và sức khoẻ sinh sản (SKSS), tôn trọng các luật pháp về con người, những tiêu chuẩn về đạo đức và nghề nghiệp. Những kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cần được sử dụng trong khuôn khổ tôn trọng những quy tắc đạo lý thích hợp và những luật lệ về quy chế hành nghề y.
  4. Các tổ chức ngoài chính phủ đóng vai trò tích cực trong động viên các gia đình và cộng đồng tiếp cận với các dịch vụ về SKSS trong đó có KHHGĐ. Kết hợp với nhà nước trong việc trợ cấp các nguồn vốn để hoạt động các chương trình công và tư.
  5. Cố gắng khắc phục tới năm 2005 mọi khó khăn trở ngại về KHHGĐ và CSSKSS trong phạm vi có tính chất chương trình hoá. Nói chính xác hơn, các chính phủ cần chịu trách nhiệm tạo điều kiện dễ dàng cho các cá nhân và những cặp vợ chồng trong việc thực hiện KHHGĐ và CSSKSS xoá bỏ những bó hẹp không đúng về luật pháp, y tế, lâm sàng và thủ tục.5
  6. Động viên các chính phủ sử dụng các biện pháp giáo dục và tự nguyện hơn là những biện pháp khích động và răn đe.
  7. Trong những năm tới, tất cả những chương trình về KHHGĐ cần phải có những cố gắng đáng kể nhằm nâng cao chất lượng của CSSKSS gồm:
  •  Nắm biết tình hình và nguyện vọng về KHHGĐ của các cặp vợ chồng qua các lứa tuổi (số con mong muốn, biện pháp muốn dùng...)
  •  Phổ biến rộng rãi các thông tin chính xác và sâu sắc về các biện pháp tránh thai, phòng HIV/AIDS và các bệnh lây truyền theo đường tình dục.
  •  Tổ chức dịch vụ chất lượng tốt, phù hợp, đầy đủ, tôn trọng cuộc đời tư thầm kín.
  •  Mở các lớp đào tạo những người giáo dục và quản lý về giảng dạy các kỹ thuật truyền thông bảo trợ tâm lý xã hội.
  •  Đảm bảo theo dõi và xử trí điều trị tại chỗ những tác dụng phụ trong khi sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc hướng dẫn đến trung tâm y tế thích hợp.
  •  Đánh giá nhanh những kết quả về số lượng và chất lượng các dịch vụ nhờ những hệ thống quản lý hữu hiệu về thông tin và báo cáo.
  •  Nhấn mạnh giáo dục nuôi con bằng sửa mẹ nhằm giúp đẻ thưa, tăng cường sức khoẻ của mẹ và con, tăng tỷ lệ sống của trẻ em.

       8. Các chính phủ cần có những biện pháp thích hợp để giúp người phụ nữ khỏi phải phá thai, trong mọi hoàn cảnh, phá thai không được khuyến        khích như là một biện pháp KHHGĐ và nếu có phải phá thai thì cũng được xử sự một cách nhân đạo.

       9. Đứng trước những nhu cầu ngày càng tăng về các biện pháp tránh thai trong thập kỷ tới, cộng đồng quốc tế cần có ngay những biện pháp để tạo lập một hệ thống phối hợp có hiệu quả và những dễ dàng trong phạm vi thế giới, trong khu vực để cung cấp những biện pháp tránh thai và những phương tiện phục vụ các chương trình CSSKSS ở những nước đang phát triển có nền kinh tế đang chuyển đổi. Cộng đồng quốc tế cũng cần quan tâm đến những biện pháp như chuyển giao các kỹ thuật sản xuất các phương tiện tránh thai cũng như những sản phẩm dành cho CSSKSS, giúp cho các nước này có thể tự túc được.

      10. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản không thể chỉ do các khu vực nhà nước đảm nhiệm mà cần có sự tham gia của các tổ chức tư nhân và các tổ chức phi chính phủ kể cả trong những lĩnh vực làm tăng nguồn thu cho các đầu tư và dịch vụ hỗ trợ.

4. NHỮNG BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VÀ VIỆC PHÒNG NHIỄM HIV/AIDS

4.1. Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền theo đường tình dục đã cao và đang tiếp tục cao. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh của một số bệnh này có ổn định ở một số vùng trên thế giới, nhưng vẫn còn tăng ở nhiều vùng khác.

4.2. Những phụ nữ ở trong hoàn cảnh không thuận lợi về xã hội như về kinh tế dễ bị mắc các bệnh lây truyền theo đường tình dục và chủ yếu là nhiễm HIV. Ở phụ nữ, các bệnh lây truyền đường tình dục thưởng ẩn triệu chứng, khiến chẩn đoán khó khăn hơn ở nam giới, trong khi tác động lên sức khoẻ lại nặng nề hơn, đặc biệt làm tăng vô sinh và chửa ngoài tử cung. Ngoài ra, bệnh dễ lây truyền từ nam giới sang phụ nữ hơn là từ phụ nữ sang nam giới, đồng thời nhiều phụ nữ không có biện pháp gì để tự bảo vệ mình.

4.3. Vấn đề đặt ra là phải phòng ngừa các bệnh lây truyền theo đường tình dục kể cả để phòng lây nhiễm HIV, để phòng những biến chứng vô sinh, đặc biệt lưu ý những cô gái và phụ nữ trẻ.

4.4. Các biện pháp đặt ra gồm

  •  Phát hiện và điều trị những bệnh lây truyền theo đường tình dục và những bệnh viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, đặc biệt trong phạm vi chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
  •  Thông tin, giáo dục và các hoạt động tư vấn xoáy vào các hành vi tình dục và việc để phòng tích cực các bệnh lây truyền theo đường tình dục trong đó có AIDS.
  •  Vận động sử dụng và phân phối rộng rãi bao cao su để phòng bệnh.

5. GIỚI TÍNH VÀ CÁC MỐI LIÊN QUAN GIỮA HAI GIỚI

  •  Giới tính và mối liên quan giữa hai giới là một khối thống nhất, ảnh hưởng đến khả năng tạo cho người đàn ông và người đàn bà có được cuộc sống lành mạnh, làm chủ được vận mệnh của mình về phương diện sinh sản. Những quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực quan hệ tình dục và sinh sản trong đó có sự tôn trọng đầy đủ và hoàn toàn về cơ thể con người, ý thức trách nhiệm bình đẳng và quan tâm lẫn nhau tạo điều kiện cho những quan hệ hài hoà giữa nam và nữ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
  •  Bạo lực đối với phụ nữ và sự cưỡng dâm ngày càng phổ biến khiến HIV? AIDS và các bệnh lây truyền theo đường tình dục ngày càng đe doạ và trà đẹp lên những quyền cơ bản của phụ nữ và gây ra những nguy cơ chủ yếu và thường xuyên cho sức khoẻ của họ.
  •  Mục tiêu nhằm khuyến khích đẩy mạnh những thông tin, giáo dục và dịch vụ để phát triển những quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau giữa hai giới để cải thiện chất lượng cuộc sống con người.
  •  Biện pháp gồm những hoạt động giáo dục trong gia đình, cộng đồng, trường học, ngoài trường học theo từng lứa tuổi, kể cả người lớn, đặc biệt đối với nam giới. Cấm sản xuất và buôn bán các văn hoá phẩm khiêu dâm đổi truy đối với trẻ em.
  •  Nội dung gồm những vấn đề cấp thiết như tránh những thai nghén không mong muốn, ngăn chặn lan truyền HIV/AIDS, bệnh lây truyền theo đường tình dục và những hành động hung bạo đối với phụ nữ trong đó có cả cưỡng dâm, bóc lọt và cưỡng ép mại dâm.

6. ĐỐI VỚI THIẾU NIÊN

  •  Nguyên lý hành động là cung cấp thông tin cho các thiếu niên hiểu rõ về giới tính, để phòng có thai ngoài ý muốn, để phòng các bệnh lây truyền theo đường tình dục có nguy cơ dẫn đến vô sinh. Cũng cẩn giáo dục cho những người trẻ tuổi rõ cần tôn trọng sự tự quyết của phụ nữ và chia sẻ với họ trách nhiệm trong những vấn đề tình dục và sinh sản. Để sớm không những có nguy cơ làm tăng nhanh dân số mà còn làm tăng nguy cơ tử vong người mẹ, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của trẻ lên nhiều. Lấy chồng sớm và đẻ sớm làm giảm khả năng học tập và lao động của các phụ nữ trẻ, làm giảm chất lượng cuộc sống của họ và con cái họ.
  •  Mục tiêu là giải quyết những vấn đề sức khoẻ tình dục và sinh sản của thiếu niên, chủ yếu là tránh có thai ngoài ý muốn và phá thai trong những điều kiện kém an toàn, tránh những bệnh lây truyền theo đường tình dục và nhiễm HIV, làm giảm hẳn tỷ lệ có thai ở tuổi thiếu niên.
  •  Biện pháp gồm hướng dẫn thiếu niên xử sự đúng đắn về giới tính và sinh sản. Những bậc cha mẹ và những người có trách nhiệm trước chính quyền, có nghĩa vụ và trách nhiệm làm việc đó kể cả việc xoá bỏ những luật lệ và quy tắc xã hội, tôn giáo ngăn cấm cung cấp thông tin về SKSS và CSSKSS cho thiếu niên.

Tóm tắt

CSSKSS là một trong các vấn đề ngày nay rất được quan tâm trên phạm vi toàn thế giới nhằm đảm bảo sức khoẻ và hạnh phúc cho con người trong lĩnh vực hoạt động tình dục và sinh sản. Nội dung của CSSKSS tập trung vào KHHGĐ, phòng tránh các bệnh lây truyền theo đường tình dục, kể cả HIV/AIDS, giáo dục giới tính và hướng dẫn cho thanh thiếu niên có những hành vi, thái độ đúng đắn, lành mạnh đối với tình dục. Những công tác này cần được các tổ chức chính quyền kết hợp rộng rãi với các tổ chức ngoài chính phủ, các trường học và gia đình hưởng ứng, tham gia khắc phục mọi khó khăn do luật lệ, tôn giáo và phong tục gây ra.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Dự đoán, đánh giá, điều trị và tiên lượng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Di truyền y học và chăm sóc sức khỏe ban đầu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Phát hiện chất ức chế phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Định lượng acid amin máu và dịch sinh học bằng máy sắc ký lỏng siêu hiệu năng (UPLC) - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Phát hiện chất ức chế không phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các bài tập cải thiện chất lượng “chuyện ấy”
Các bài tập cải thiện chất lượng “chuyện ấy”

Để cải thiện chất lượng “chuyện ấy” thì tập thể dục đều đặn là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Bên cạnh thói quen tập luyện thông thường thì còn có một số bài tập giúp củng cố trực tiếp các nhóm cơ tham gia vào quá trình quan hệ tinh dục.

7 lời khuyên giúp tăng số lượng và chất lượng tinh trùng
7 lời khuyên giúp tăng số lượng và chất lượng tinh trùng

Nếu đang muốn có con nhưng đã thử nhiều lần mà vẫn chưa thể thụ thai thành công thì có thể vấn đề nằm ở số lượng tinh trùng. Số lượng tinh trùng là điều rất quan trọng đối với khả năng sinh sản.

Viêm da cơ địa và chất lượng cuộc sống
Viêm da cơ địa và chất lượng cuộc sống

Bất chấp các triệu chứng khó chịu do viêm da cơ địa gây ra, một người mắc bệnh này vẫn có thể duy trì được cuộc sống chất lượng cao.

Viêm da cơ địa ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống như thế nào
Viêm da cơ địa ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống như thế nào

Nếu bạn chưa từng bị viêm da cơ địa (chàm), bạn có thể không nhận thức được tác động tiêu cực mà nó có thể có đối với chất lượng cuộc sống

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách điều trị

Tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  830 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Trẻ sinh non 34 tuần lên cân chậm, da khô và vặn mình nhiều có bị làm sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  960 lượt xem

Bé nhà mình sinh non lúc mẹ mới được 34 tuần. Bé nặng 1,7kg. Bé lên cân rất chậm, sau gần 2 tháng mới được 3kg. Ngoài ra, da bé rất khô và vặn mình rất nhiều thì có bị làm sao không ạ?

Mẹ sinh bé 20 ngày rất ít sữa phải làm gì để tăng lượng sữa giúp bé bú mẹ hoàn toàn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1359 lượt xem

Em mới sinh con được 20 ngày ạ. 5 ngày sau sinh sữa của em mới về, nhưng lại rất ít, em hút ra chỉ được khoảng 20ml. Đến nay sữa của em cũng chẳng cải thiện là bao, chỉ được khoảng 60ml thôi ạ. Bé bú mẹ không đủ no nên quấy khóc. Từ lúc sinh ra đến giờ bé vẫn phải uống thêm sữa công thức. Em uống rất nhiều nước, tầm 4 lít một ngày để mong sữa nhiều hơn nhưng vẫn không cải thiện. Em cần làm gì để có nhiều sữa hơn, giúp bé có thể bú mẹ hoàn toàn ạ?

Bé mới sinh 15 ngày xì hơi nhiều lần và vặn mình nhiều, ngủ không sâu giấc có phải bị thiếu chất?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3359 lượt xem

Bé nhà em mới sinh được 15 ngày tuổi. Em bé bú mẹ là chủ yếu ạ. Em có cho bé bú thêm sữa công thức nhưng bé bú rất ít. Khoảng 3-4 ngày gần đây bé nhà em xì hơi rất nhiều, ngày từ 20-30 lần và có mùi hôi. Tuy nhiên bé vẫn đi tiểu và đi ị phân vẫn bình thường. Làm sao để giảm xì hơi cho bé ạ? Và hệ tiêu hóa của bé có sao không ạ? Bé nhà em còn có tật là bú đã no nhưng không chịu nhả núm bình, khi ngủ mới rút bình ra được. Mỗi lần bé bú no khoảng 60-70ml. Buổi chiều khoảng từ 3 -5h bé không chịu ngủ, quấy khóc và có khi thức liền 6 tiếng mới ngủ lại. Buổi tối cũng ngủ không sâu giấc bởi bé vặn mình rất nhiều, được khoảng 1h là bé dậy đòi bú. Bé vặn mình nhiều, ngủ không sâu có phải do thiếu chất không ạ? Và bé nhà em nằm trong phòng điều hòa khoảng 27-28 độ, đóng cửa suốt có được không ạ? Em quấn khăn thì bé hất bung ra hết, mà không quấn thì bé giật mình hay tỉnh giấc ạ.

Khi sinh nặng 2,5kg, sau 3 tháng 23 ngày nặng 6kg thì trẻ có tăng cân chậm không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1806 lượt xem

Em sinh bé trai khi thai mới được 35 tuần, bé nặng 2,5kg ạ. Em cho bé bú sữa công thức hoàn toàn vì em bị mất sữa. Hiện giờ bé đã được 3 tháng 23 ngày và nặng 6kg. Bé nhà em như vậy thì có tăng cân chậm không bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây