1

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG

Bài giản sản phụ khoa Tập 2_ĐHYHN_Năm 2020

I. ĐẠI CƯƠNG

Sơ sinh học (neonatology) nói chung, công tác chăm sóc sơ sinh nói riêng là một ngành khoa học y học trọng yếu, vì việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong những ngày đầu sau đẻ vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng không ít đến sự phát triển toàn diện của đứa bé trong tương lai. Thời kỳ sơ sinh bắt đầu từ lúc cắt rốn đến hết 4 tuần lễ sau đẻ. Đây là thời kỳ chuyển tiếp cuộc sống của thai trong tử cung hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ sang cuộc sống “tự lập” bên ngoài tử cung của trẻ. Trẻ cần có sự thay đổi đồng thời các hiện tượng tuần hoàn, hô hấp trao đổi khí tại phổi để thích nghi, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trẻ như môi trường, nhiệt độ, đường huyết. Vì những lẽ trên, mọi thao tác chăm sóc đều được chú ý để trợ giúp trẻ thích nghi với cuộc sống.

1.1. Định nghĩa

- Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ có tuổi thai đã phát triển trong tử cung 9 tháng 10 ngày, hoặc 37-42 tuần, hoặc 278 + 15 ngày, tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối.

- Giai đoạn chu sinh là từ khi thai phát triển trong tử cung từ tuần thứ 28 cho tới sau khi trẻ ra đời 7 ngày (giới hạn 28 tuần thai đã thay đổi định nghĩa của OMS là 22 tuần với chiều dài thai nhi là 25cm và nặng 500g).

  •  Mục đích là phát hiện sớm những thai nhi có nguy cơ cao để xử trí kịp thời.

- Giai đoạn sơ sinh: từ khi cắt rốn đến hết 28 ngày, bao gồm hai giai đoạn:

  •  Sơ sinh sớm: từ 0-6 ngày tuổi. Bệnh lý của trẻ thời kỳ này thường liên quan đến người mẹ và cuộc đẻ, bệnh do thiếu trưởng thành của các cơ quan nội tạng, loại bệnh rối loạn chuyển hoá hoặc dị tật.
  •  Sơ sinh muộn: từ 7-28 ngày tuổi. Bệnh lý thời kỳ này thường do chăm sóc nuôi dưỡng chưa tốt, lây chéo và môi trường gây ra.

1.2. Đặc điểm hình thái sơ sinh đủ tháng

- Cân nặng > 2500g (theo WHO).

- Chiều dài > 45cm (theo WHO).

- Vòng đầu: 32-35cm, lớn hơn vòng ngực từ 1-2cm.

- Da hồng mềm mại, ít lông tơ, lớp mỡ dưới da đã phát triển trên toàn thân.

- Tóc mềm dài > 2cm, móng chỉ dài trùm các ngón.

- Trẻ nằm các chi ở tư thế gấp.

- Trẻ khóc to, vận động các chỉ tốt, các phản xạ nguyên thuỷ như phản xạ bú (nuốt), Moro, Robinson, bước đi tự động dương tính.

- Sinh dục ngoài đã đầy đủ.

  •  Trẻ trai: tinh hoàn nằm trong hạ nang (bìu).
  •  Trẻ gái: môi lớn đã phát triển che kín môi bé và âm vật.

II. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN

Trải qua những phút đầu thay đổi thích nghi với cuộc sống ngoài tử cung, một số cơ quan nội tạng trẻ có những đặc điểm sinh lý sau:

2.1. Hô hấp

  • Thở là quyết định sự sống của trẻ sau khi trẻ ra đời, trẻ chỉ có động tác hít vào sau khi có tiếng khóc đầu tiên (áp lực trung bình của trẻ đủ tháng là 45cm H,O). Trẻ có động tác thở ra hít vào nhưng không đều (có vai trò của phản xạ Hering và Head) thỉnh thoảng có cơn ngừng thở ngắn 3-5 giây, có khi thở rên và co kéo nhẹ hô hấp, những hiện tượng này mất đi trong 1-2 giờ đầu, tiếp theo trẻ thở đều, chủ yếu là thở bụng tần số từ 40-45 lần/phút, áp lực thở duy trì 20-25 cmH,O.

2.2. Tuần hoàn

- Nhịp tim thường phụ thuộc nhịp thở nên những giờ đầu sau đẻ thường nhanh và dao động, sau đó ổn định đều.

- Tần số:

  • 140-160 lần/phút sau sinh.
  • 140 lần/phút vào ngày thứ 10.
  • 100-120 lần/phút từ 4 tuần sau đẻ đến 12 tháng tuổi.

- Diện tim thường to, tỉ lệ tim ngực 0,55, trục chếch phải, sau đó tim nhỏ dần và trục chuyển dần sang trái (hình 35.1).

 

- Huyết áp động mạch lúc mới sinh trung bình 85/45mmHg, nếu tăng lên 20mmHg ngoài cơn khóc là bất bình thường.

- Cung lượng tim khoảng 150-160ml/kg trong 1 phút.

2.3. Máu

  •  Khối lượng máu trung bình khoảng 1/11-1/10 trọng lượng cơ thể.
  •  Số lượng hồng cầu: 5.000.000 - 5.500.000/mm3.
  •  Dung tích hồng cầu cao lúc sinh từ 50-60% (Hct), sau giảm xuống còn 40-45% thời kỳ sơ sinh.
  •  Huyết sắc tố (Hb) cao: 17-19g/dl.

Các trị số trên thay đổi và giảm dần từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 10 sau sinh do hồng cầu bị phá huỷ và đời sống hồng cầu cũng ngắn, do đó trẻ có thể bị thiếu máu sớm ở thời kỳ sơ sinh.

  •  Số lượng bạch cầu tăng và thay đổi hàng ngày từ 10.000-15.000/mm3 nhưng không phải là nhiễm trùng.

2.4. Tiêu hoá

  • Trẻ có thể bắt đầu tiêu hoá ngay sau sinh, phản xạ bú và nuốt đã có đầy đủ, trẻ bú mẹ là phản xạ kích thích tiết sữa, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động tiêu hoá của ruột, trẻ bú sớm sau sinh càng đỡ bị sút cân sinh lý.
  • Đào thải phân su: ngay khi ra đời, trong ruột trẻ chứa từ 60-150 g phân su màu xanh đen, thành phần bao gồm chủ yếu là mucopolysacarit, một ít chất mỡ và các chất cặn bã của nước ối, tế bào thượng bì của da bong trong nước ối. Phân su được thải ra trong những giờ đầu sau sinh, trung bình 8-10 giờ.
  • Nếu phân su được thải ra chậm sau 24 giờ thường do bất thường ở ống tiêu hoá, trẻ có thể bị trướng bụng, nôn chớ, do đó cần phải chú ý phát hiện dị tật đường ruột.

2.5. Điều hoà thân nhiệt

  • Trẻ rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài. Lúc mới sinh, thân nhiệt trẻ gần giống với thân nhiệt người mẹ, thậm chí còn cao hơn 0,3°C, nhưng sẽ giảm ngay do tác động môi trường và tiếp xúc với không khí xung quanh. Trẻ bị mất nhiệt bởi 4 cơ chế sau (hình 35.2) và bản thân trẻ sinh nhiệt kém, nếu không được ủ ấm và chăm sóc cẩn thận, thân nhiệt của trẻ có thể giảm xuống còn 36°C hoặc thấp hơn nữa. Nếu thân nhiệt giảm kéo dài, phải chú ý tới nguyên nhân nuôi dưỡng kém và bệnh lý khác.

2.6. Thần kinh

  • Đặc điểm thần kinh của trẻ sơ sinh là trong tình trạng hưng phấn dễ kích thích, đáp ứng lan toả, các trung tâm dưới vỏ và tuỷ hoạt động mạnh chưa có sự kiểm soát của vỏ não. Vì thế khi trẻ thức, thường có hoạt động tay chân thể múa vờn (chorée).
  • Độ thấm thành mạch cao nhất là vùng tiểu não ở trẻ đẻ non, do đó dễ xuất huyết não - màng não.

2.7. Các giác quan

  • Cả 5 giác quan đều đã phát triển đầy đủ, trong đó xúc giác là hoàn thiện nhất, nên ngay khi đỡ đẻ, ta mà sờ vào bụng thì trẻ sẽ hít thở ngay. Ngoài thính giác, khứu giác, vị giác, chỉ còn thị giác là giác quan kém phát triển hơn cả. Sơ sinh có nhãn cầu to nhưng thần kinh thị giác chưa phát triển, rung giật nhãn cầu (+), phản xạ mi và đồng tử (+). Tuyến nước mắt chưa phát triển, do đó trẻ khóc chưa có nước mắt.

III. CHĂM SÓC SƠ SINH TẠI PHÒNG ĐẺ (NGAY SAU KHI SINH)

3.1. Ngay sau khi sổ thai

  • Sau khi thai sổ, để bé nằm tư thế đầu hơi thấp, hút nhớt ngay khi đầu thai vừa sổ trong trường hợp nước ối đổi màu. Sau đó trẻ được cắt rốn, lau khô, hút nhớt họng - mũi một cách nhẹ nhàng và vô trùng. Quan sát toàn trạng trẻ, nếu thấy hồng hào nên đặt trẻ sơ sinh lên bụng mẹ (da kề da) để trẻ tìm vú mẹ và bú sữa non ngay. Sau đó đặt trẻ ra bàn đã được sưởi ấm, kiểm tra sự thống thoát của xoang mũi, thực quản và hậu môn.

3.2. Chăm sóc rốn

- Cắt rốn lần 1: là tách rời mẹ con, cách chân rốn trẻ khoảng 15 - 20cm (hình 35.3).

  •  Cắt rốn lần 2: sát trùng dây rốn và chân rốn bằng cồn 70°, buộc rốn bằng kẹp rốn hoặc chỉ lin cách chân rốn khoảng 4-5cm, mặt cắt phải sát trùng cồn và để cho khô. Kiểm tra trên mặt cắt rốn có đủ 2 động mạch và 1 tĩnh mạch rốn. Sau đó bọc gạc và băng rốn lại, xin lưu ý tránh băng quá chặt ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ (hình 35.4).

3.3. Các chăm sóc khác

  • Chống xuất huyết: dùng vitamin K, 5mg tiêm bắp hoặc loại uống 4 giọt.
  • Sát trùng mắt: cần nhỏ mắt cho trẻ bằng dung dịch nitrat bạc 1%, hoặc erythromycin 0,5% có tác dụng chống nhiễm Chalmydia và chống lậu cầu.
  • Kiểm tra phát hiện các dị tật ở chân, tay, mặt, mũi. cho bé.
  • Cân đo chiều dài vòng đầu, vòng ngực. Sau đó mặc áo, quấn tã, đội mũ
  • Cho bé nằm cạnh mẹ, khuyến khích cho bé bú mẹ ngay sau đẻ (càng sớm càng tốt, khoảng 30 phút đến 1 giờ sau đẻ) để giúp sữa về sớm và tử cung người mẹ co hồi tốt.
  •  Chú ý ủ ấm tránh nhiễm lạnh, đặt trẻ ở tư thế đầu hơi thấp, nghiêng về một phía để phòng trẻ hít phải dịch nôn chớ gây suy hô hấp và ngạt thứ phát. Thường xuyên quan sát nhịp thở, nhịp tim, màu sắc da và phản xạ của bé, phát hiện sớm bất thường để xử trí kịp thời.

IV. CHĂM SÓC SƠ SINH NHỮNG NGÀY TIẾP THEO

4.1. Nguyên tắc cơ bản

  • Bảo đảm vệ sinh, vô khuẩn.
  • Giữ ấm.
  • Dinh dưỡng bằng sữa mẹ.

4.2. Quan sát và khám sơ sinh đủ tháng

- Nhiệt độ: thân nhiệt hằng định từ 36,8 - 37°C. Nếu có rối loạn cần tìm nguyên nhân.

- Màu sắc da: hồng nào, xuất hiện vàng da sinh lý từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7, sau đó giảm dần, da hết màu vàng từ ngày thứ 10, trên da không có nốt xuất huyết, không có nốt phỏng.

- Nhịp thở: bình thường 40 nhịp/phút, thở bằng mũi, thở đều kiểu thở ngực bụng.

- Nhịp tim: 140 lần/phút (có thể xuất hiện TTT nhẹ, sẽ tự mất đi trong vài ngày). Sờ nắn hai mạch bẹn có cường độ bằng nhau, phù hợp với nhịp tim.

  • Nếu thấy không cân xứng cần phải đo đồng thời huyết áp chỉ trên và chi dưới bằng kỹ thuật flush “ửng hồng”.

- Khám xương đầu:

  • Quan sát thóp trước hình thoi, chiều ngang rộng từ 2-4cm, sờ bờ thóp mềm.
  • Thóp sau hình tam giác, bé hơn thóp trước.
  •  Có thể thấy hiện tượng chồng khớp nhẹ của khe nối các xương ở 1-3 ngày sau đẻ (rõ hơn ở trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung và già tháng).

  •  Quan sát độ lớn và vị trí của bướu huyết thanh, bướu huyết dưới màng xương (céphalhématone).

- Khám mặt:

  •  Tìm xem có những dấu hiệu bất thường như vẻ mặt Down, chảy máu dưới kết mạc, méo miệng, lác mắt...
  •  Vòm, hầu: có dị tật chẻ đôi hay không (thủng vòm hàm).
  •  Vị trí tai, vành lỗ tai.
  •  Miệng - lưỡi: kiểm tra lưỡi có thụt vào hoặc thè ra ngoài, mầm răng.
  •  Khám cổ: phát hiện tật vẹo.
  •  Lồng ngực: vòng ngực thường kém vòng đầu khoảng 2cm, tròn đều, cân đối.
  •  Tiếng tim đập rõ ở liên sườn IV giữa núm vú trái và bờ trái xương ức.

- Khám vùng bụng:

  •  Kiểm tra lại một cách có hệ thống hình thái rốn (2 động mạch và 1 tĩnh mạch), trường hợp phần da chân rốn quá dài, sau này rốn rụng sẹo có co lại được ta cần phân biệt với thoát vị rốn.
  •  Gan vượt quá bờ sườn 2cm là bình thường.
  •  Lách: không sờ thấy.
  •  Kiểm tra thoát vị bẹn (hay xảy ra với trẻ trai).

- Khám tử chi và khớp háng: những bất thường về chỉnh hình phải được phát hiện trong tuần lễ đầu để được xử trí sớm.

  •  Chi trên: đánh giá sự cử động, thử phản xạ Moro có thể đánh giá tình trạng liệt đám rối cánh tay do bị kéo giãn, kiểm tra các ngón tay, bàn tay quay sấp.
  •  Chi dưới: kiểm tra vận động chi dưới, bàn chân có tật vẹo và lệch trục không (hình 35.5).

  •  Khớp háng: kiểm tra sai khớp háng bẩm sinh bằng cách tìm dấu hiệu Ortolani theo phương pháp Barlow: một tay giữ xương chậu trẻ, tay kia nắm đùi trẻ với ngón cái đặt vào phía trong đùi, các ngón kia ở ngoài. Sau đó làm đùi cử động, giai đoạn đầu đùi trẻ dạng ra, sau đó xoay trong ở vị trí 90°, vừa ấn thẳng đứng trên xương đùi và dạng dâng đầu gối ra trên mặt phẳng của bàn khám. Nếu khớp bị trật hoặc lỏng lẻo ta có cảm giác nghe được tiếng “trật ra” của đầu xương đùi ngoài khớp (hình 35.6).

  • Cần lưu ý tìm dấu hiệu sai khớp háng ở những trẻ đẻ ngôi ngược, trẻ có dị tật bàn chân và những trẻ trong những gia đình có người bị sai khớp háng.

- Bộ phận sinh dục:

  •  Trẻ trai: kiểm tra tỉnh hoàn trong túi bìu, hiện tượng ứ nước màng tinh hoàn (một bên hoặc hai bên) có thể hết tự nhiên trong vòng 6 tháng, có hẹp bao quy đầu và tật lệch lỗ đái cần theo dõi nước tiểu và hẹn xử trí sau này.
  •  Trẻ gái: âm đạo có chất nhày trắng, kiểm tra âm vật, môi lớn, môi bé, có khi phù nề nhẹ, sau vài ngày sẽ giảm.

- Các phản xạ nguyên thuỷ: ở trẻ đủ tháng, khoẻ mạnh phải có các phản xạ sau:

+  Phản xạ tìm kiếm: dùng ngón tay trỏ kích thích vào phía trên, phía dưới và hai bên mép trẻ, trẻ sẽ quay đầu, thè lưỡi, nhếch miệng về phía bị kích thích và nếu chạm vào vú mẹ là trẻ bú luôn.

 + Phản xạ Robinson (cầm nắm): kích thích gan bàn tay trẻ hoặc cho ngón tay cho trẻ nắm, trẻ sẽ nắm chặt và ta có thể nâng đầu trẻ khỏi bàn.

+ Phản xạ Moro: cầm hai bàn tay trẻ nâng khỏi bàn và từ bỏ tay ra trẻ sẽ phản ứng lại qua 3 thì (hình 35.7):

 

  • Thì 1: dang cánh tay và duỗi cẳng tay.
  • Thì 2: mở xoè bàn tay.
  • Thì 3: oà khóc, gập và co cẳng tay, hai cánh tay vòng ra phía trước như ôm vật gì vào lòng nên còn gọi là phản xạ vồ vập.

+ Phản xạ duỗi - chéo: để trẻ nằm ngửa thoải mái, ta cầm một bên chân, dùng lực duỗi ra, giữ đầu gối và kích thích nhẹ vào gan bàn chân phía đó, ta quan sát chân đối diện, nếu phản xạ dương tính sẽ thể hiện qua 3 thì

  • Thì 1: trẻ co chân lại.
  • Thì 2: trẻ duỗi chân ra.
  • Thì 3: chân duỗi tự do, đưa sát đến gần chân bị kích thích.

+ Phản xạ bước đi tự động: hai tay người khám bế xốc hai bên nách trẻ, giữ thẳng đứng, để bàn chân trẻ chạm vào bàn khám, quan sát thấy trẻ dướn người lên, bàn chân dậm xuống và co lên như muốn bước về phía trước.

4.3. Chăm sóc rốn

  •  Cuống rốn sẽ khô vào khoảng ngày 3-4 và rụng khoảng 7-10 ngày sau sinh.
  •  Phải thay băng rốn hàng ngày với gạc vô trùng và sát khuẩn bằng cồn 70.
  •  Có điều kiện để lộ cuống rốn sẽ chóng khô và mau rụng hơn.
  •  Không được để nước tiểu và phân của bé ngấm vào.

4.4. Chăm sóc da và tắm bé

  •  Sử dụng nước ấm từ 35-37°C tắm bé với xà phòng có độ xút thấp, trong phòng ấm 26-28°C.
  •  Thời gian tắm từ 7-10 phút.
  •  Dùng khăn bông mềm, thấm nước tránh xây sát da trẻ.
  •  Dùng dầu xoa da trẻ đối với loại da khô hoặc trong thời kỳ bong da sinh lý.

4.5. Dinh dưỡng

Sữa mẹ là thức ăn ưu tiên nhất cho trẻ, cần cho bú mẹ sớm và cho bú theo nhu cầu của trẻ. Với bà mẹ đủ sữa thì trẻ thường bú 7-8 lần trong một ngày và mỗi bữa bú khoảng 15-20 phút. Trường hợp không có sữa mẹ, ta cho ăn sữa bột loại cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, pha theo quy định của từng loại và số lượng như sau:

- 7 ngày đầu sau sinh:

+ Filkelsstein (Liên Xô)

V = 70(80).n

hoặc = 10.n.7

  • V: số lượng ml
  • n: số ngày tuổi
  • 7: 7 bữa

+ Pháp: Ngày 1: 20m1/6 bữa

  • Ngày 2: 30ml/6 bữa
  • Tăng 10ml mỗi ngày, tới 90ml ở ngày thứ 8.

- Sau 7 ngày:

  • V: số lượng sữa cho cả một ngày.
  • Ví dụ trẻ 5000g: V5000/10+250ml 750ml

4.6. Các chăm sóc khác

  • Chăm sóc mũi, miệng hàng ngày để tránh tắc mũi, đánh tưa miệng bằng dung dịch natri bicarbonat 1,4%.
  • Mắt: rửa mắt bằng nước sạch và nhỏ dung dịch nước muối sinh lý natri clorid 0,9% hàng ngày.

4.7. Phòng nuôi trẻ

  • Không tách mẹ, luôn để bé nằm kề bên mẹ, được ủ ấm trong lòng người mẹ.
  • Phòng thoáng, sạch, ấm, tránh gió lùa.
  • Có nước và xà phòng rửa tay tiện lợi.
  • Có phương tiện cấp cứu, sơ cứu khi cần thiết.

4.8. Nhân viên chăm sóc

  • Bắt buộc phải rửa tay trước khi chăm sóc trẻ.
  • Không có bệnh lây.
  • Được huấn luyện nghiệp vụ.

V. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG SINH LÝ CHỦ YẾU

5.1. Thân nhiệt

  • Thân nhiệt của trẻ ngay sau đẻ cao hơn 37°C, tuy nhiên sau 30 phút thân nhiệt giảm còn 37°C, sau 2-3 giờ (có khi muộn hơn 4-5 giờ) thân nhiệt hạ đến mức thấp nhất còn 36°C. Đối với sơ sinh khoẻ mạnh, trong điều kiện chăm sóc đúng đắn, thân nhiệt không giảm quá 1,5oC và thân nhiệt sẽ tăng lên sau 12-24 giờ và giữ ở 36,8 - 37°C. Những trẻ đẻ non và đẻ yếu, thân nhiệt sẽ giảm nhiều hơn. Nguyên nhân của sự giảm thân nhiệt này trước hết là do đứa trẻ phải tiếp xúc đột ngột với môi trường bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn, sự giảm thân nhiệt còn phụ thuộc vào cân nặng, bề mặt da, lớp mỡ dưới da và đặc biệt là phụ thuộc vào sự chăm sóc bé ở nhà hộ sinh. Thân nhiệt trở lại bình thường càng nhanh nếu việc cho ăn uống đầy đủ, đúng đắn và giữ ấm càng sớm.
  • Ngoài hiện tượng giảm thân nhiệt sau đẻ, ta còn gặp một số ít trẻ (5-17%) có hiện tượng sốt tạm thời, hay xảy ra vào ngày thứ 3-4, tương ứng với thời gian sút cân nhiều nhất, nhiệt độ có thể lên đến 39-40°C nhưng chỉ trong thời gian ngắn và ít ảnh hưởng đến toàn trạng của trẻ.

5.2. Vàng da sinh lý

Thường gặp ở 80-85% trẻ sơ sinh.

  •  Số lượng hồng cầu bị vỡ do hiện tượng đa hồng cầu của thai và tỉ lệ HbF (80%) ở huyết cầu tố sơ sinh, do đó giải phóng nhiều bilirubin.
  • Chức năng chuyển hoá bilirubin của gan chưa đầy đủ nên ứ lại bilirubin trong máu.
  • Tính thấm thành mạch cao nên bilirubin ngấm trong tổ chức mỡ dưới da nên da có màu vàng.
  • Vàng da thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 ở trẻ đủ tháng, kéo dài hơn sang ngày thứ 10 ở trẻ non tháng. Vàng da bắt đầu từ mặt rồi lan ra toàn thân và tứ chi, trạng thái chung của trẻ vẫn bình thường, nếu thấy trẻ bỏ bú, vàng da tăng lên, trương lực cơ tăng đó là vàng da sinh lý.

5.3. Sút cân sinh lý

- Đa số trẻ sơ sinh mất từ 4-8% cân nặng, không bao giờ quá 10%, nếu quá là bệnh lý, phần nhiều do ăn uống không đầy đủ hoặc có bệnh lý, sau đó cân nặng phục hồi.

- Có 3 kiểu phục hồi cân nặng:

  • Sút cân từ ngày 3-4 đến ngày 7-8 phục hồi rồi tăng cân, loại này là lý tưởng thường gặp ở trẻ đủ tháng, bú mẹ sớm - đầy đủ.
  • Sút cân - ngừng - phục hồi: thời gian phục hồi chậm, hay gặp ở trẻ non tháng.
  • Sút cân - phục hồi - sút cân rồi mới tăng cân: nhóm này cần theo dõi sát, dễ có nhiễm trùng tiềm tàng.

- Nguyên nhân: sút cân do mất nước qua da, hô hấp, bài tiết phân và nước tiểu, nôn trớ. Sở dĩ sơ sinh dễ bị mất nước là do đặc tính dễ mất nước của tế bào, tỉ lệ nước có trong cơ thể trẻ sơ sinh cao hơn trẻ lớn, do đó việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, nhiệt độ và độ ẩm trong phòng có ảnh hưởng nhiều đến sự sút cân của trẻ.

5.4. Những biến động sinh dục của trẻ sơ sinh

  • Tuyến vú phồng lên, ấn vào sẽ tiết một ít sữa non.
  •  Trẻ gái có thể có hành kinh sinh lý kéo dài vài ba ngày rồi hết.
  •  Ngoài ra còn có hiện tượng sinh lý ngoài da như: hồng ban sinh lý, bong da sinh lý.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN
  •  1 năm trước

Bài giảng sản phụ khoa Tập 1_ĐHYHN_Năm 2020

CHĂM SÓC TRẺ NHẸ CÂN - NON THÁNG
  •  1 năm trước

Bài giảng sản phụ khoa Tập 2_ĐHYHN_Năm 2020

Thay băng và chăm sóc vùng lấy da - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Theo dõi chăm sóc người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Kỹ thuật tạo vạt da "siêu mỏng" chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu điều trị sẹo vùng cổ-mặt - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách điều trị

Tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Sản phẩm tẩy rửa có thể làm giảm khả năng sinh sản
Sản phẩm tẩy rửa có thể làm giảm khả năng sinh sản

Các hóa chất trong nhiều sản phẩm vệ sinh thông thường có thể gây hại cho khả năng sinh sản.

Châm cứu có thể điều trị rối loạn cương dương?
Châm cứu có thể điều trị rối loạn cương dương?

Châm cứu là một phương pháp được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vậy phương pháp này có thể điều trị chứng rối loạn cương dương không?

7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Các thuốc Steroid như cortisone, prednisone hoặc một số loại thuốc chống cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Khi sinh nặng 2,5kg, sau 3 tháng 23 ngày nặng 6kg thì trẻ có tăng cân chậm không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1721 lượt xem

Em sinh bé trai khi thai mới được 35 tuần, bé nặng 2,5kg ạ. Em cho bé bú sữa công thức hoàn toàn vì em bị mất sữa. Hiện giờ bé đã được 3 tháng 23 ngày và nặng 6kg. Bé nhà em như vậy thì có tăng cân chậm không bác sĩ?

Trẻ sinh nặng 2,9kg, sau 1 tháng 8 ngày tăng lên 3,6kg thì có chậm lớn không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1164 lượt xem

Em sinh bé nặng 2,9kg. Hiện bé được 1 tháng 8 ngày và nặng 3,6kg thì có tăng cân chậm không ạ? Khi sinh ra bé hay đi xì xoẹt và són phân, giờ đã đỡ hơn, ngày bé đi 3 lần nhưng phân lại có bọt và trong phân còn có cục trắng là bị làm sao ạ? Giấc ngủ của bé cũng không được ổn định, có khi ngủ ngày thức đêm, có hôm ngủ đêm thức ngày và có hôm lại ngủ cả ngày lẫn đêm chỉ thức dậy khi đòi bú. Ngoài ra cả thagns nay bé bị ho ngày 1-2 lần, hôm qua bé ho xong còn bị trớ sữa và nôn ra nữa. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám không ạ? không ạ?

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1594 lượt xem

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2304 lượt xem

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây