Thay băng và chăm sóc vùng lấy da - Bộ y tế 2013
I. KHÁI NIỆM
Vùng lấy da là vùng tổ chức da lành sau khi được lấy đi một phần hoặc toàn bộ lớp da để ghép cho những vùng khuyết da. Chăm sóc vùng lấy da mảnh mỏng hoặc trung bình được tiến hành như đối với một vết thương bỏng nông sạch, còn chăm sóc vùng lấy da toàn lớp được tiến hành như một vết mổ ngoại khoa vô khuẩn.
II. CHỈ ĐỊNH
- Vùng lấy một phần lớp da: da mỏng, da trung bình
- Vùng lấy da toàn lớp: da dày toàn lớp.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không tiến hành thay băng khi trạng thái toàn thân nặng (sốc nhiễm khuẩn, trụy tim mạch...)
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Phẫu thuật viên (tốt nhất là bác sỹ trực tiếp phẫu thuật cho người bệnh), bác sĩ chuyên khoa chấn thương, tạo hình, bỏng được đào tạo về ghép da. 2 điều dưỡng chuyên khoa (một hữu trùng, một vô trùng).
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ
Bộ dụng cụ thay băng cho mỗi người bệnh, bao gồm cơ bản:
- Khay quả đậu, bông, băng, gạc, vải vô khuẩn.
- Nỉa có mấu và không mấu, kéo cong, kéo thẳng, găng tay. Nên có sẵn những dụng cụ cầm máu như pince, kìm cầm kim...
- Xô đựng đồ bẩn.
2.2. Thuốc thay băng bỏng
- Các dung dịch sát khuẩn dùng để rửa vết bỏng có thể sử dụng: Dung dịch Natri clorid 0,9%; dung dịch becberin 1%; dung dịch povidone iodine (PVP) 10%, acid boric 2-4%; nitrat bạc 0,5%,…
- Các thuốc bỏng dùng tại chỗ:
- Thuốc có tác dụng kháng khuẩn: Các thuốc chứa bạc như nitrat bạc hoặc chứa bạc kích thước nano, thuốc acid boric; thuốc kháng sinh dùng ngoài...
- Thuốc tăng cường quá trình tái tạo, biểu mô hóa như Biafine; cream Dampomade; mật ong, cream rau má, nghệ (cream nghệ...); thuốc chứa các yếu tố tăng trưởng (các GF: growth factor), thuốc tạo môi trường ẩm như Vaseline; thuốc chứa corticoid, chứa các yếu tố cần thiết cho liền vết thương như oxyd kẽm...
- Các thuốc hoặc vật liệu giúp cầm máu tại chỗ như spongel, dung dịch adrenalin...
- Các vật liệu thay thế da tạm thời: da đồng loại; da dị loại (trung bì da lợn; da ếch…); các tấm tế bào nuôi cấy (tấm nguyên bào sợi…); màng collagen; các vật liệu sinh học và tổng hợp khác… Các băng vết thương có thuốc: vật liệu nano, các băng vết thương vật liệu hydrocoloid…
3. Người bệnh
- Giải thích động viên người bệnh
- Dặn người bệnh nhịn ăn trước 6 giờ nếu phải gây mê.
- Thử phản ứng thuốc (nếu cần)
- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, tình trạng hô hấp…
4. Địa điểm thay băng
Buồng thay băng hoặc buồng bệnh có đủ các trang bị: nguồn cung cấp oxy; máy hút; monitor theo dõi người bệnh; các dụng cụ và thuốc cấp cứu cần thiết khác. Tốt nhất tiến hành tại buồng thay băng (bảo đảm công tác vô khuẩn).
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vùng lấy một phần lớp da (sau phẫu thuật ghép da mảnh mỏng hoặc trung bình)
1.1. Ngay sau phẫu thuật lấy da
- Băng ép cầm máu sau phẫu thuật, nếu còn chảy máu thì băng ép bổ sung (vói áp lực khoảng 28-30mmHg).
- Nếu còn chảy máu thì kiểm tra tại chỗ vùng mổ, cầm máu và băng lại. Nếu tiếp tục chảy máu nhiều cần làm xét nghiệm đông máu và xử TRÍ điều trị rối loạn đông máu.
- Không để vùng lấy da bị tì đè, ngấm nước và giữ bất động sau phẫu thuật. 1.2. Thay băng kì đầu: tiến hành sau phẫu thuật 24-48 giờ
- Điều dưỡng hữu trùng cắt bỏ băng cũ và các lớp gạc ngoài.
- Bác sỹ, điều dưỡng vô trùng bóc bỏ nhẹ nhàng các lớp gạc phía trong, chú ý động tác nhẹ nhàng, cẩn thận tránh gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh
- Nếu vùng lấy da được đắp bằng gạc vaselin:
- Để lại lớp gạc vaselin đó.
- Thấm khô máu, có thể dùng gạc ẩm tẩm nước muối ấm ép tại chỗ để cầm máu. Sau đó để bán hở.
- Sấy khô vùng lấy da cho đến khi vùng đó khỏi lớp gạc sẽ tự bong ra. Chú ý cần tránh tỳ đè tiếp xúc vùng lấy da với mặt đệm, chăn, quần áo…
- Nếu vùng lấy da được đắp bằng các màng che phủ (trung bì da lợn, màng sinh học, gạc thuốc …):
- Bóc bỏ hết gạc ngoài, giữ lại lớp gạc thuốc trong cùng và các màng sinh học đó. Sau đó thay băng như với vết thương bỏng nông.
- Nếu thấy chảy máu vùng lấy da:
- Dùng 2-3 lớp gạc khô vô khuẩn áp lên bề mặt lớp trong cùng để thấm máu và dịch trong thời gian 10 phút để cầm máu.
- Sâu đó, nhẹ nhàng lấy bỏ lớp gạc trên, thấm khô vết thương lần nữa bằng gạc khô vô khuẩn.
1.3. Chăm sóc sau thay băng
- Bất động và kê cao vùng lấy da để bán hở.
- -Tạo mặt thoáng không để vết thương bị tì đè hoặc quần áo phủ lên bề mặt.
- Giữ sạch sẽ vô khuẩn, tạo độ thoáng cao và độ ẩm thấp (sấy bằng luồng khí khô).
2. Vùng lấy da toàn lớp
- Nếu vùng lấy da được khâu kín 2 mép vết thương: theo dõi chăm sóc như một vết thương khâu kín.
- Nếu có kết hợp khâu kín và ghép 1 phần da mảnh mỏng bổ sung thì chăm sóc như một vết thương khâu kín và vết thương ghép da.
- Lưu ý: Sau khi lấy da, có thể sử dụng các vật liệu thay thế da đắp lên vùng lấy da (màng collagen, màng trung bì da lợn...) hoặc các gạc có tẩm thuốc, sau đó thay băng cách 2-3 ngày/lần như điều trị vết bỏng nông, cho đến khi khỏi.
- Cắt chỉ sau 7-12 ngày, cắt thưa; sau đó cắt toàn bộ tùy thuộc mức độ căng kéo của vết mổ.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TAI BIẾN
1. Toàn thân (theo dõi chung như đối với người bệnh sau thay băng bỏng).
- Người bệnh choáng, ngất trong và sau thay băng: Tạm dừng thay băng, đặt nằm chỗ thoáng, mát, cho thở oxy, thuốc trợ tim. Khi người bệnh tỉnh, trở lại trạng ổn định cho phép mới thay băng tiếp.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc giảm đau toàn thân hoặc theo dõi chung sau gây mê để xử trí kịp thời như tình trạng ngừng thở ngừng tim, nôn…
- Tình trạng đau đớn sau thay băng như kêu đau, rét run hoặc sốt cao: tiếp tục dùng giảm đau, ủ ấm, hạ sốt…
2. Tại chỗ vùng lấy da
- Chảy máu nhiều vùng lấy da, có thể gặp trong hoặc sau thay băng, chảy máu do vận động: Dùng gạc tẩm nước muối ấm đắp lên và ép nhẹ trong vòng 7- 10 phút. Nếu vẫn tiếp tục rớm máu thì có thể băng ép lại. thực hiện thay băng cầm máu và bất động.
- Nhiễm khuẩn vùng lấy da:
- Kê cao chi, tránh tỳ đè và tiếp xúc với giường.
- Nếu lớp gạc để bán hở tiết dịch, có mủ, mùi hôi: Tiến hành bóc bỏ vùng gạc nhiễm khuẩn, rửa bằng dung dịch sát khuẩn như Nacl 0,9%, PVP 3%, berberin 1%...
- Thấm khô, sau đó xử trí tương tự như vết bỏng nhiễm khuẩn. Đắp lớp gạc thuốc mỡ, để bán hở, tiếp tục sấy đến se khô. Thay băng hàng ngày nếu còn dịch, mủ tới khi lớp bám dính như các phần lấy da khác.
- Máu đọng dưới lớp gạc thuốc: dùng gạc thấm khô ép sạch máu đọng.
- Sưng đau: dùng thuốc giảm đau, chống viêm, kê cao và bất động vùng lấy da, chạy sóng ngắn, bất động vết mổ.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Thỉnh thoảng bị ngứa ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, ví dụ như vùng mu, là điều bình thường và không có gì đáng ngại cả. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài dai dẳng thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề không bình thường, ví dụ như dị ứng, viêm nang lông hoặc nhiễm trùng.
Giữ độ ẩm cho làn da của bạn là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp kiểm soát bệnh chàm da của bạn
Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế như dùng thuốc, các phương pháp điều trị thay thế như thực phẩm chức năng, thảo dược, liệu pháp hành vi, châm cứu, phản hồi sinh học cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm tự nhiên để chăm sóc mái tóc thì có thử tinh dầu hoa oải hương. Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu oải hương có thể thúc đẩy sự mọc tóc và ngăn ngừa rụng tóc, đồng thời tinh dầu oải hương còn mang lại những lợi ích khác cho sức khỏe da đầu và tóc.
Việc chăm sóc cô bé sau khi quan hệ tình dục đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ Việc áp dụng các biện pháp vệ sinh không đúng cách có thể gây ra viêm nhiễm và các vấn đề về sức khỏe phụ khoa.
- 1 trả lời
- 1531 lượt xem
Em mang thai 32 tuần, được bác sĩ chẩn đoán tử cung 2 sừng. Từ lúc thai 8 tuần, em rất hay bị ra huyết. Đến tuần thai 22, bs cho em đặt thuốc Progendo (200mg progesteron) 1 lần/ ngày, cho tới 35 tuần. Mỗi lần đặt thuốc, em thường bị ngứa vùng kín, rất khó chịu. Gần đây, bs thay cho em thuốc Duphastron (10 mg progesteron) uống 2 lần/ ngày. Như vậy, có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 468 lượt xem
Mang bầu 15 tuần, đi khám, bs chẩn đoán em bị viêm đường tiết niệu và viêm âm đạo, kê thuốc Emfoxim 200mg, nhưng em tìm mua không có. Nhà thuốc bán thay thế bằng Lecefti 200mg thì em có nên uống không ạ?
- 1 trả lời
- 1545 lượt xem
Con em mới được 10 ngày tuổi đã bị chàm sữa ở 2 vùng má. Em không dám bôi thuốc gì hết. 2-3 ngày đầu e bôi sữa mẹ lên má của con nhưng không thấy đỡ. Con còn non nớt, chẳng dám bôi thuốc corti nào hết cả. Lên trên mạng thì thấy khuyên dùng kem dưỡng ẩm. Nhưng em nghĩ, bị bệnh sao lại dùng dưỡng ẩm. Vậy thưa bác sĩ, kem dưỡng ẩm có chữa được chàm sữa không ạ? Nếu em chỉ dùng mỗi kem dưỡng ẩm cho con thôi thì có được không ạ?
- 1 trả lời
- 1161 lượt xem
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?
- 1 trả lời
- 968 lượt xem
Bệnh chàm sữa có khỏi hẳn được không? Cháu nội tôi được hơn 1 tháng tuổi thì mắc chàm sữa. Bây giờ bé đã được 4 tháng. Bệnh cứ luẩn quẩn, khi lặn khi khỏi. Lớn lên bé có khỏi bệnh không?