1

Cắt lọc vết thương gãy xương hở, nắn chỉnh cố định tạm thời - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

- Gãy xương hở theo phân loại của Gustilo có

- Độ I : vết thương rách da đường kính dưới 1cm, sau khi cắt lọc vết thương có thể khâu kín và điều trị giống 1 gãy xương kín.

- Độ II : vết thương có đường kính trên 1cm, nhưnh phần mềm xung quanh bị tổn thương nhiều. Nếu người bệnh đến sớm sau khi cắt lọc vết thương có thể điều trị như 1 gãy xương kín.

- Độ III:

  •  III A: Chấn thương mô mềm nhiều, vết thương bị ô nhiễm nghiêm trọng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, nhưng sau khi cắt lọc phần mềm tổn thương thì xương vẫn được che phủ hợp lý. Lớp da có thể bị hoại tử thứ phát gây lộ xương.
  •  III B: vết thương gãy hở có kèm theo mất mô mềm rộng, vết thương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sau khi cắt lọc vết thương thì phần mềm còn lại không đủ che phủ xương lộ.
  •  III C: vết thương gãy mở giống độ III B nhưng kèm theo có tổn thương mạch máu và thần kinh chính của đoạn chi đòi hỏi phải khâu nối lại mới bảo tồn được chi. Nguy cơ cắt cụt chi rất cao.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Tất cả các gãy xương hở đều được chỉ định mổ cấp cứu

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Chống chỉ định trong ngoại khoa nói chung.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Là phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.

2. Người bệnh

  •  Được giải thích đầy đủ về bệnh, về cuộc phẫu thuật, các tai biến có thể gặp trong và sau mổ (nhiễm trùng, hoại tử chi.).
  •  Đại diện gia đình kí cam đoan chấp nhận mổ.

3. Phương tiện

  •  Bộ dụng cụ đại phẫu.
  •  Bột bó.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Theo quy định của Bộ Y tế.

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế người bệnh

  • Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng trên bàn mổ, tùy theo vị trí của chi bị tổn thương

2. Vô cảm

  • Gây tê tủy sống, ngoài màng cứng, tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê.

3. Kỹ thuật tiến hành

  •  Rửa vết thương sạch bằng xà phòng vô khuẩn với nước muối sinh lý.
  •  Ga-rô gốc chi, tốt nhất với ga-rô hơi.
  •  Thì cắt lọc phần mềm: cắt lọc mép vết thương ít nhất 2 mm, cắt bỏ tổ chức dập nát, làm sạch khớp (lấy dị vật, máu tụ...). Rạch rộng vết thương, tiếp tục cắt lọc phần mềm và rửa vùng mổ bằng nhiều nước muối sinh lý. Kiểm tra mạch máu và thần kinh (gãy hở độ IIIC).
  •  Thì cố định xương: Làm sạch đầu xương bằng thìa nạo, kìm gặm xương. Rửa lại ổ mổ một lần nữa để đảm bảo khớp không còn dị vật.Nắn chỉnh ổ gãy xương.
  •  Đặt dẫn lưu.
  •  Khâu che phủ xương
  •  Tháo bỏ Ga-rô
  •  Cố định ổ gãy xương bằng bột rạch dọc, tùy theo vị trí gãy xương.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIÉN

  •  Tụ máu, phù nề sau mổ: lấy máu tụ, băng ép.
  •  Chèn ép bột
  •  Nhiễm trùng sau mổ: Tách vết mổ, làm sạch, để hở.
  • Liệt thần kinh sau mổ: do chấn thương co kéo trong mổ, garo kéo dài
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật vết thương tủy sống kết hợp cố định cột sống - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

ANA 17 profile test (sàng lọc và định danh đồng thời 17 typ kháng thể kháng nhân bằng sắc ký miễn dịch) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phâu thuật chỉnh trục Cal lệch đầu dưới xương - Bộ y tế 2017 quay
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật cố định cột sống, lấy u có ghép xương hoặc lồng titan - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật giải ép, ghép xương liên thân đốt và cố định cột sống cổ đường trước - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Đau đầu khi lên đỉnh có bình thường không?
Đau đầu khi lên đỉnh có bình thường không?

Ở một số người, mỗi lần “lên đỉnh” lại đem đến cơn đau đớn dữ dội trong đầu.

Loãng xương và sức khỏe xương khớp trong thời kỳ mãn kinh
Loãng xương và sức khỏe xương khớp trong thời kỳ mãn kinh

Vấn đề loãng xương thường không được phát hiện cho đến khi xương quá yếu và bị gãy. Khi đã bị gãy xương một lần do loãng xương thì sẽ rất dễ tiếp tục bị gãy trong tương lai.

Giải đáp các thắc mắc thường gặp về chứng loãng xương sau mãn kinh
Giải đáp các thắc mắc thường gặp về chứng loãng xương sau mãn kinh

Loãng xương là một vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh. Theo ước tính, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi lại có một người bị loãng xương và càng có tuổi thì nguy cơ loãng xương càng tăng cao.

Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương

Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 6 tháng tuổi có nổi gờ xương trên đỉnh đầu là do thóp chưa liền hay bị làm sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  831 lượt xem

Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Có thể mang thai trong suốt thời gian bị kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1709 lượt xem

- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!

Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1613 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Có đúng thai phụ thường bị mất cân bằng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  749 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  874 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây