1

Các triệu chứng tiểu đường type 2 ở trẻ em

Từ trước đến nay, tiểu đường type 2 vẫn được coi là một căn bệnh chỉ xảy ra ở người lớn và trên thực tế, bệnh lý này còn từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên hiện nay, tiểu đường type 2 đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em.
Các triệu chứng tiểu đường type 2 ở trẻ em Các triệu chứng tiểu đường type 2 ở trẻ em

Tiểu đường type 2 là một bệnh lý mãn tính xảy ra khi cơ thể không thể chuyển hóa đường trong máu hay glucose một cách bình thường. Từ năm 2014 đến năm 2015, khoảng 24% số trường hợp được chẩn đoán mắc mới bệnh tiểu đường ở trẻ em là tiểu đường type 2. (1)

Triệu chứng tiểu đường type 2 ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh phát triển dần dần và các triệu chứng khó phát hiện. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 2 thậm chí còn không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào.

Tuy nhiên, trẻ mắc bệnh tiểu đường type có thể biểu hiện 6 triệu chứng sau đây.

1. Mệt mỏi

Những thay đổi về lượng đường trong máu ảnh hưởng đến mức năng lượng của trẻ và khiến cho trẻ thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, không năng động.

2. Đi tiểu nhiều lần

Lượng đường trong máu quá cao có thể dẫn dến lượng đường trong nước tiểu nhiều hơn bình thường và đồng thời tăng lượng nước tiểu. Điều này khiến cho trẻ đi tiểu nhiều lần.

3. Thường xuyên khát nước

Trẻ khát nước liên tục có thể là biểu hiện của lượng đường trong máu cao.

4. Tăng cảm giác đói

Cơ thể của những trẻ mắc bệnh tiểu đường không có đủ insulin để đưa đường trong máu vào các tế bào để tạo năng lượng. Khi không có đủ năng lượng, cơ thể sẽ cần thêm thức ăn để bổ sung năng lượng và duy trì các chức năng bình thường. Điều này khiến cho trẻ thường xuyên cảm thấy đói và thèm ăn.

5. Vết thương lâu lành

Các vết thương hở lâu lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2.

6. Mảng da sẫm màu

Kháng insulin có thể gây ra những mảng da dày, sạm đen và mịn như nhung, thường xuất hiện ở nách và cổ. Tình trạng này được gọi là bệnh gai đen và có thể xảy ra ở những bệnh nhân tiểu đường type 2.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em

Thừa cân có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh tiểu đường type 2. Trẻ thừa cân có nguy cơ bị kháng insulin cao hơn. Kháng insulin làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), số trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì đã tăng lên đáng kể trong vài chục năm trở lại đây.

Di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Ví dụ, những trẻ có bố hoặc mẹ bị tiểu đường type 2 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các yếu tố nguy cơ

Bệnh tiểu đường ở trẻ em thường xảy ra ở độ tuổi 10 đến 19.

Trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn nếu:

  • có bố mẹ, anh chị em ruột hoặc người thân ruột thịt khác trong gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2
  • có các triệu chứng kháng insulin, chẳng hạn như mảng da sẫm màu xung quanh cổ hoặc bên dưới nách
  • thừa cân hoặc béo phì

Theo một nghiên cứu vào năm 2017, những trẻ có chỉ số khối cơ thể (BMI) thuộc bách phân vị 85 trở lên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn gấp 4 lần so với trẻ có chỉ số BMI từ bách phân vị 85 trở xuống.

Các hướng dẫn hiện hành khuyến nghị tầm soát bệnh tiểu đường định kỳ đối với những trẻ bị thừa cân hoặc béo phì và có ít nhất một yếu tố nguy cơ nêu trên.

Chẩn đoán tiểu đường type 2 ở trẻ em

Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2 thì hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ cho trẻ làm một số xét nghiệm như xét nghiệm glucose niệu, xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói, nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống hoặc xét nghiệm A1C.

Điều trị tiểu đường type 2 ở trẻ em

Các phương pháp điều trị tiểu đường type 2 cho trẻ em cũng tương tự như các phương pháp điều trị cho người lớn. Phác đồ điều trị sẽ tùy thuộc vào giai đoạn tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của trẻ. Trẻ em cần được giám sát cẩn thận khi dùng thuốc.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc nào, bố mẹ hoặc người chăm sóc nên cho trẻ thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để cố gắng kiểm soát đường huyết. Nếu các cách này không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị tiểu đường.

Theo dõi đường huyết

Đo đường huyết tại nhà hàng ngày là điều rất quan trọng để theo dõi tình trạng bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị.

Điều chỉnh chế độ ăn và tập thể dục

Bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ ăn uống và tập thể dục để giữ ổn định đường huyết. Cần chú ý đến lượng carbohydrate mà trẻ tiêu thụ hàng ngày.

Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất tích cực để duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm bớt tác động của bệnh tiểu đường type 2.

Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

Trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi lớn lên. Bệnh tim mạch là một biến chứng phổ biến ở những trẻ bị tiểu đường type 2.

Ở trẻ mắc tiểu đường type 2, các biến chứng khác như vấn đề về mắt và tổn thương thần kinh dễ xảy ra và tiến triển nhanh hơn so với những trẻ bị tiểu đường type 1.

Khó kiểm soát cân nặng, cao huyết áp, hạ đường huyết, thị lực yếu và chức năng thận kém cũng là những vấn đề có thể xảy ra ở trẻ bị tiểu đường type 2.

Phòng ngừa tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em

Các cách để giảm nguy cơ tiểu đường ở trẻ:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Trẻ em ăn uống cân bằng, hạn chế đồ chứa nhiều đường và carb tinh chế sẽ ít có nguy bị thừa cân và mắc bệnh tiểu đường hơn.
  • Tăng cường vận động: Tập thể dục thường xuyên là điều rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cần hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử và thay vào đó khuyến khích trẻ ra ngoài chơi.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục đều đặn có thể giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý.

Bố mẹ và người chăm sóc cần nêu gương tốt cho trẻ. Khi người lớn có lối sống lành mạnh, trẻ cũng sẽ học theo.

Tóm tắt bài viết

Bệnh tiểu đường type 2 đang ngày càng phổ biến ở trẻ em. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm. Các nghiên cứu về nguyên nhân, hậu quả và phương pháp điều trị tiểu đường type 2 vẫn đang được tiến hành. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ hậu quả lâu dài của việc mắc bệnh tiểu đường type 2 từ khi còn nhỏ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: triệu chứng
Tin liên quan
Các triệu chứng phổ biến nhất của tiểu đường type 1 ở trẻ em
Các triệu chứng phổ biến nhất của tiểu đường type 1 ở trẻ em

Bệnh tiểu đường type 1 thường bắt đầu xảy ra trong độ tuổi từ 4 đến 7 và 10 đến 14. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường type 1 có thể dẫn đến tăng đường huyết hoặc lượng đường trong máu cao và nhiễm toan ceton.

Tiểu đường type 2: Triệu chứng và biện pháp chẩn đoán
Tiểu đường type 2: Triệu chứng và biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số xét nghiệm máu khác nhau. Thông thường, người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm ít nhất hai lần để xác nhận chẩn đoán. Hầu hết mọi người đều đi khám bệnh tiểu đường khi tuổi tác cao hoặc có các yếu tố nguy cơ khác.

Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở nam giới
Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở nam giới

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây ra các vấn đề về mắt, thận và da... Bệnh tiểu đường còn có thể dẫn đến rối loạn cương dương và các vấn đề về tiết niệu ở nam giới.

12 triệu chứng ít gặp của bệnh tiểu đường
12 triệu chứng ít gặp của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh các triệu chứng thường gặp như thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều lần, đói liên tục…, bệnh tiểu đường còn có nhiều triệu chứng khác, ít phổ biến hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây