1

Các nguyên nhân gây tử vong ở người bị ung thư bàng quang

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư bàng quang, ví dụ như tuổi tác cao, hút thuốc và tiếp xúc với hóa chất độc hại, trong đó có những yếu tố có thể phòng ngừa được.
Các nguyên nhân gây tử vong ở người bị ung thư bàng quang Các nguyên nhân gây tử vong ở người bị ung thư bàng quang

Mặc dù ung thư bàng quang không phải là loại ung thư nguy hiểm nhất nhưng vẫn có nguy cơ tử vong do ung thư bàng quang và nam giới mắc ung thư bàng quang có nguy cơ tử vong cao hơn phụ nữ. (1)

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân chính và nguy cơ tử vong do ung thư bàng quang cũng như các cách để giảm thiểu nguy cơ.

Ung thư thường bắt đầu ở đâu trong bàng quang?

Bàng quang là cơ quan có chức năng chứa nước tiểu. Thành bàng quang được tạo nên từ các tế bào chuyển tiếp và cơ trơn, cho phép bàng quang giãn ra và dịch chuyển khi chứa đầy nước tiểu.

Nước tiểu gồm có nước dư thừa và các chất được thận lọc khỏi máu, bao gồm cả các chất độc hại. Những chất độc hại này được cho là nguyên nhân chính gây ung thư bàng quang.

Các tế bào chuyển tiếp ở bề mặt bên trong của bàng quang là những tế bào tiếp xúc nhiều nhất với nước tiểu và do đó, ung thư bàng quang đa phần phát sinh từ loại tế bào này. Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp chiếm đến 90% số ca ung thư bàng quang. (2) Ung thư phát triển vào lớp cơ trơn chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư bàng quang. Lúc này, khả năng sống sót sẽ thấp hơn.

Các nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân ung thư bàng quang

Nguyên nhân gây tử vong ở hầu hết các ca bệnh ung thư bàng quang không di căn không phải là bản thân bệnh ung thư. Một nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy khoảng 44% số ca tử vong ở người mắc bệnh ung thư bàng quang không phải do ung thư bàng quang mà là do đến các bệnh ung thư khác (10%) và các nguyên nhân khác không phải ung thư (34,2%). (3)

Theo nghiên cứu này, bệnh tim mạch và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là những nguyên nhân gây tử vong không phải do ung thư phổ biến nhất. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng những người bị ung thư bàng quang có nguy cơ tử vong do ung thư thứ phát, bệnh tim mạch và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn so với những người không mắc ung thư bàng quang.

Cần lưu ý rằng giống như ung thư bàng quang, bệnh tim mạch và COPD cũng có liên quan đến hút thuốc lá.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư bàng quang

Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư bàng quang, chủ yếu có liên quan đến tuổi tác. Phần lớn ca bệnh ung thư bàng quang là người trên 60 tuổi và trên 60 tuổi là một trong những yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc cũng như nguy cơ tử vong do ung thư bàng quang.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh ung thư bàng quang còn có:

  • Hút thuốc lá
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại
  • Là nam giới

Theo một nghiên cứu, nguy cơ tử vong do ung thư bàng quang từ khi sinh ra đến 74 tuổi ở nam giới là 0,29% trong khi ở nữ giới là 0,08%. (4)

Tiên lượng ngắn hạn của người bị ung thư bàng quang

Tiên lượng ngắn hạn của bệnh nhân ung thư bàng quang phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể nhưng có một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong.

Ung thư tại chỗ, có nghĩa là ung thư giới hạn ở lớp bề mặt của bàng quang, là giai đoạn có nguy cơ tử vong thấp nhất. Nguy cơ tử vong sẽ cao hơn khi ung thư lan vào các lớp cơ và di căn đến các khu vực khác trên cơ thể. Cứ 3 ca ung thư bàng quang thì có 1 ca ung thư đã lan ra ngoài lớp bề mặt của thành bàng quang nhưng chưa lan ra khỏi bàng quang. Ung thư bàng quang di căn (lan đến các bộ phận khác trên cơ thể) chỉ chiếm khoảng 4% tổng số ca ung thư bàng quang.

Trong số các ca tử vong trong vòng 1 đến 3 năm sau khi được chẩn đoán ung thư bàng quang, có khoảng 48% là tử vong do ung thư bàng quang và chỉ có khoảng 3% số người sống từ 10 năm trở lên sau chẩn đoán tử vong do ung thư bàng quang nguyên phát.

Ngoài sức khỏe tổng thể và giai đoạn ung thư, các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ tử vong ngắn hạn do ung thư bàng quang gồm có:

  • Tuổi tác (trên 50 tuổi)
  • Là người da trắng
  • Không được điều trị kịp thời bằng hóa trị hoặc xạ trị

Tiên lượng về lâu dài của người bị ung thư bàng quang

Nếu ung thư bàng quang được phát hiện sớm, cấp độ thấp và được điều trị thích hợp thì người bệnh vẫn có thể sống thọ.

Các phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị, có thể gây ra các tác dụng phụ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như nhiễm trùng và tổn thương thần kinh. Ngoài ra, ung thư có thể tái phát sau điều trị hoặc ung thư thứ phát xảy ra ở một khu vực khác trong cơ thể.

Mặc dù tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người mắc bệnh ung thư bàng quang nhìn chung là khá cao nhưng người bệnh nên duy trì tái khám định kỳ 3 đến 6 tháng một lần sau khi điều trị.

Một số phương pháp được sử dụng để chẩn đoán ung thư mới hoặc ung thư tái phát gồm có:

  • Nội soi bàng quang
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm máu
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, CT, MRI

Trong những trường hợp ung thư bàng quang bề mặt hay ung thư không xâm lấn cơ, người bệnh được khuyến nghị tái khám 3 tháng một lần bằng phương pháp nội soi bàng quang sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u qua niệu đạo. Trong một số trường hợp, người bệnh được tiêm thuốc vào bàng quang để giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Cách giảm nguy cơ ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang đa phần không di truyền. Một số yếu tố nguy cơ của ung thư bàng quang là không thể thay đổi, ví dụ như tuổi tác và giới tính, tuy nhiên có thể thay đổi các yếu tố về môi trường và lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như:

  • Không hút thuốc lá
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại
  • Uống nhiều nước
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ

Câu hỏi thường gặp về ung thư bàng quang

Nguyên nhân gây ung thư bàng quang?

Ung thư bàng quang hiếm khi do di truyền. Tuổi tác, giới tính và hút thuốc lá là một số yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang. Tiếp xúc với chất độc cũng có thể làm tăng nguy cơ. Trong một số trường hợp, ung thư bàng quang là do bệnh sán máng – một bệnh nhiễm trùng bàng quang do ký sinh trùng gây ra.

Các triệu chứng chính của ung thư bàng quang là gì?

Các triệu chứng chính của ung thư bàng quang gồm có:

  • Tiểu ra máu
  • Đau khi đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Tiểu gấp
  • Tiểu không tự chủ
  • Đau ở vùng bụng
  • Đau ở thắt lưng

Ung thư bàng quang được chẩn đoán bằng cách nào?

Các phương pháp chẩn đoán ung thư bàng quang gồm có:

  • Khám lâm sàng
  • Chụp X-quang, MRI hoặc CT sử dụng thuốc cản quang
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Nội soi bàng quang
  • Sinh thiết

Có những phương pháp nào để điều trị ung thư bàng quang?

Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang cũng giống như nhiều loại ung thư khác. Phương pháp điều trị chính cho hầu hết các ca bệnh là nội soi cắt bỏ khối u. Thủ thuật này cũng sẽ giúp kiểm tra xem ung thư đã lan đến cơ xung quanh hay chưa. Nếu ung thư đã lan rộng trong bàng quang thì có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang.

Các phương pháp điều trị khác còn có hóa trị và xạ trị nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa xạ trị đồng thời (kết hợp cả hóa trị và xạ trị) hoặc liệu pháp miễn dịch có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u.

Tóm tắt bài viết

Ung thư bàng quang không phải là loại ung thư nguy hiểm nhất. Trên thực tế, rất nhiều ca tử vong ở người mắc bệnh ung thư bàng quang là do các nguyên nhân khác không phải ung thư bàng quang.

Hút thuốc và tiếp xúc với hóa chất độc hại là những yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do ung thư bàng quang.

Phát hiện sớm, điều trị thích hợp và duy trì tái khám thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng sống sót cho người bệnh. Ngoài ra còn có các cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: ung thư bàng quang
Tin liên quan
Đau bàng quang là do những nguyên nhân nào?
Đau bàng quang là do những nguyên nhân nào?

Đau bàng quang có thể xảy ra ở bất kỳ ai và do nguyên nhân khác nhau gây ra, một số là những vấn đề nghiêm trọng trong khi một số lại không quá đáng ngại. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây đau bàng quang, những triệu chứng khác cần lưu ý và các phương pháp điều trị.

Viêm bàng quang kẽ: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Viêm bàng quang kẽ: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Viêm bàng quang kẽ (interstitial cystitis) là một tình trạng phức tạp có đặc trưng là viêm mạn tính các lớp cơ bàng quang. Điều này gây ra các triệu chứng như đau hoặc căng tức ở vùng chậu hoặc bụng, tiểu nhiều lần, tiểu gấp và tiểu không tự chủ.

Viêm bàng quang xuất huyết: Nguyên nhân và điều trị
Viêm bàng quang xuất huyết: Nguyên nhân và điều trị

Viêm bàng quang xuất huyết là tình trạng lớp niêm mạc bên trong bàng quang bị viêm, gây ảnh hưởng đến các mạch máu và dẫn đến chảy máu. Một triệu chứng điển hình của viêm bàng quang xuất huyết là nước tiểu có máu (đái máu), kèm theo các triệu chứng viêm bàng quang khác.

Viêm bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm bàng quang thường xảy ra do bàng quang bị nhiễm trùng. Các triệu chứng gồm có buồn tiểu liên tục, ngay cả khi vừa mới đi tiểu, đau khi đi tiểu, tiểu gấp và tiểu ra máu. Nếu không được điều trị, viêm bàng quang có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.

Viêm bàng quang cấp: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm bàng quang cấp: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm bàng quang cấp là tình trạng bàng quang bị viêm đột ngột. Viêm bàng quang cấp đa phần xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng là do vi khuẩn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây