1

CÁC BỆNH TUYẾN VÚ

Bài giảng sản phụ khoa Tập 2_ĐHYHN_Năm 2020

I. ĐẠI CƯƠNG

Các bệnh về vú thường gặp trong phụ khoa phát hiện và khám chữa bệnh thường muộn. Nếu người phụ nữ tự phát hiện được và điều trị sớm thì kết quả tốt. Với những khối u nhỏ đường kính dưới 2cm có thể tự phát hiện được. Người ta phân chia hai loại bệnh của vú: các bệnh lành tính của vú và ung thư vú.

II. GIẢI PHẪU ĐẠI THỂ

2.1. Khối lượng vú

Khoảng 200-300cm nằm ở phía trước lồng ngực từ xương sườn 2 đến xương sườn 6, từ bờ xương ức đến đường nách trước bao gồm từ ngoài vào trong:

- Da: phía chính giữa có một núm nhỏ, bao quanh núm có một quầng thẫm màu là quầng vú, vú có hình nón bao gồm một sườn liên kết đặc, một hệ thống sợi cơ chun và cơ trơn sắp xếp theo hình xoắn ốc, có nhiều tiểu thể xúc giác và tuyến bã đậu. Trên mặt núm vú có từ 10-20 lỗ thông thương với các ống dẫn.

- Lớp mỡ: nằm sau lớp da, lấp đầy các hố liên sườn, liên kết tạo thành các hố mỡ Duret.

- Tổ chức liên kết: gồm hai phần:

  •  Phần bài tiết: các túi tạo nên bởi các tế bào biểu mô khối, chế tiết, bao bọc bởi các tế bào hình sao còn gọi là biểu mô rất dễ co bóp, mỗi túi có một màng đáy, một hệ thống mao mạch và nối liền với một nhánh nhỏ của ống dẫn sữa.
  •  Phần dẫn sữa: các ống dẫn sữa có các nhánh nhỏ từ các túi đổ vào một nhánh chính tạo ra ống dẫn sữa, ống dẫn sữa tận cùng bằng những lỗ nhỏ trên mặt của núm vú, xung quanh các nhánh và ống dẫn sữa cũng có cơ biểu mô và cơ trơn bao bọc. Bình thường mỗi vú có từ 10-20 thuỳ chia ra các tiểu thuỳ chứa đựng các túi.

2.2. Mạch máu - thần kinh - bạch mạch

- Các động mạch nuôi dưỡng vú bao gồm:

  •  Các nhánh động mạch dưới da.
  •  Các nhánh động mạch trước tuyến.
  •  Các nhánh động mạch sau tuyến.

- Các nhánh động mạch vú có đặc điểm là có những mạng nối chằng chịt phân chia theo từng lớp giữa động mạch vú trong và động mạch vú ngoài.

- Hệ thống tĩnh mạch xuất hiện tương tự như hệ thống động mạch. Khi có thai, hệ thống tĩnh mạch vú nổi rõ dưới da, xung quanh quầng vú tạo thành vòng tĩnh mạch Haller.

- Bạch mạch: các bạch mạch của mặt ngoài vú đổ vào các hố nách, các bạch mạch phía trong đổ vào hạch vú trong.

- Hạch hố nách: phần hạch quan trọng nhất gồm 5 chuỗi:

  •  Chuỗi hạch của tĩnh mạch nách chạy dọc theo các huyết quản.
  •  Chuỗi hạch vú ngoài nằm trên thành ngực.
  •  Chuỗi hạch vai chạy dọc theo các mạch máu của vai dưới.
  •  Chuỗi hạch trung tâm nằm trên đường của nhánh thần kinh liên sườn 2.
  •  Chuối dưới đòn: vô cùng quan trọng trong xử trí ung thư vú.

- Thần kinh:

  •  Nhóm phía trước vú: gồm các nhánh da trước của dây thần kinh liên sườn 2,3,4,5.
  •  Nhóm cạnh vú; của thần kinh liên sườn 4,5.
  •  Nhánh trên vú đi từ các nhánh xuống của đám rối thần kinh cổ mông.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bài giảng ngoại bụng - bệnh viện 103
  •  3 năm trước

Bài giảng chuyên ngành bụng ngoại khoa, bệnh viện quân y 103

Bài giảng gây mê - bệnh viện 103
  •  3 năm trước

Bài giảng chuyên ngành gây mê - bệnh viện 103

Bài giảng truyền nhiễm - Bệnh viện 103
  •  3 năm trước

Tổng hợp các bài giảng chuyên ngành truyền nhiễm bệnh viện 103 - Học Viện Quân Y

Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Bệnh cơ tuyến tử cung là gì?
Bệnh cơ tuyến tử cung là gì?

Bệnh cơ tuyến tử cung đa phần không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và tuyến tụy
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và tuyến tụy

Có mối liên hệ trực tiếp giữa tuyến tụy và bệnh tiểu đường. Tuyến tụy là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nằm sâu trong ổ bụng ở sau dạ dày.

7 lầm tưởng về bệnh ung thư tuyến tiền liệt
7 lầm tưởng về bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Mặc dù ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Dưới đây là 7 lầm tưởng phổ biến về bệnh ung thư tuyến tiền liệt và sự thật.

Lợi ích của hạt lanh đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Lợi ích của hạt lanh đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Hạt lanh (flaxseed) là hạt của cây lanh – một loài cây ôn đới thân thảo sống hàng năm. Hạt lanh có kích thước nhỏ, màu nâu hoặc màu vàng và có chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như mangan, vitamin B1 và axit béo omega-3.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1016 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Lên Bệnh viện tuyến trên để làm thêm xét nghiệm máu?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  432 lượt xem

Mang thai được 3 tháng, em đi xét nghiệm máu ở Bv tỉnh có chỉ số HGB: 111.0 , Hct:0.336, MCV: 61,2 , MCH: 20,2. Còn chồng em, có chỉ số máu là: MCV 76,3 , MCH: 23,6 , MCHC: 309,0. Bác sĩ bảo vợ chồng em cần lên Bv Phụ sản TW làm thêm một số xét nghiệm máu cần thiết nữa. Mong được bs tư vấn ạ?

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1277 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Đẻ con xong có khỏi bệnh không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  954 lượt xem

Năm nay cháu 16 tuổi, cháu bị á sừng hơn 7 năm nay rồi. Đi đâu cũng tự ti, xấu hổ. Cháu muốn hỏi bệnh của cháu sau khi lấy chồng, sinh con thì có khỏi được không ạ? (cháu nghe nhiều nói là sẽ thay máu là khỏi bệnh?)

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1117 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây