1

Cà phê có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa

Cà phê chứa một số hợp chất có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa. Thủ phạm có thể là caffeine, các loại axit trong cà phê hoặc các thành phần được thêm vào cà phê như sữa, kem béo, đường và chất làm ngọt.
Cà phê có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa Cà phê có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa

Cà phê là một trong những loại đồ uống phổ biến nhất trên thế giới.

Cà phê không chỉ có tác dụng tạo cảm giác tỉnh táo mà còn mang lại nhiều lợi ích khác, ví dụ như cải thiện tâm trạng, hiệu suất làm việc và hoạt động thể chất, cũng như là iảm nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tim mạch và Alzheimer. (1)

Tuy nhiên, đôi khi cà phê có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

Nguyên nhân

Cà phê chứa nhiều hợp chất có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, gồm có caffeine, một số loại axit và các chất phụ gia.

Caffeine

Caffeine là một chất kích thích tự nhiên có tác dụng mang lại cảm giác tỉnh táo.

Một cốc cà phê (240 ml) chứa khoảng 95 mg caffeine.

Mặc dù là một chất kích thích thần kinh mạnh nhưng nghiên cứu cho thấy rằng caffeine có thể làm tăng tần suất các cơn co thắt trong đường tiêu hóa.

Trong một nghiên cứu, cà phê có chứa caffeine kích thích đại tràng nhiều hơn 23% so với cà phê khử caffeine (decaf coffee) và nhiều hơn 60% so với nước lọc. Điều này cho thấy tác động kích thích đáng kể của caffeine đến phần dưới của đường ruột. (2)

Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng caffeine có thể làm tăng sự sản xuất axit dạ dày và điều này làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

Axit trong cà phê

Mặc dù caffeine là thành phần chính trong cà phê gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày nhưng ngoài ra các loại axit trong cà phê cũng góp phần gây ra những vấn đề này.

Cà phê chứa nhiều loại axit khác nhau, chẳng hạn như axit chlorogenic và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide – các hợp chất này đều làm tăng sản xuất axit dạ dày. Axit dạ dày có vai trò phân hủy thức ăn để có thể dễ dàng di chuyển qua đường ruột và các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể.

Sự tăng axit dạ dày có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Các thành phần được thêm vào cà phê

Trong một số trường hợp, cà phê không phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu.

Các vấn đề về tiêu hóa có thể xảy ra do các thành phần được thêm vào cà phê như sữa, kem béo, chất làm ngọt hoặc đường.

Ví dụ, ở những người không dung nạp lactose (một loại đường trong sữa), sữa và các sản phẩm từ sữa có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, co thắt dạ dày, đau bụng hoặc tiêu chảy ngay sau khi uống cà phê pha thêm sữa.

Tóm tắt: Cà phê chứa một số hợp chất có thể ảnh hưởng đến dạ dày, chẳng hạn như caffeine và axit. Ngoài ra, các thành phần thường được thêm vào cà phê như sữa, kem hoặc đường cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Cà phê khử caffeine có an toàn hơn không?

Nếu thủ phạm gây ra các vấn đề về tiêu hóa là caffeine thì có thể thay thế cà phê thông thường bằng cà phê khử caffeine (decaf coffee) để giảm các triệu chứng khó chịu.

Tuy nhiên, cà phê khử caffeine vẫn chứa các loại axit, chẳng hạn như axit chlorogenic và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide nên vẫn làm tăng sự sản xuất axit dạ dày và các cơn co thắt.

Hơn nữa, việc thêm sữa, kem, đường hoặc chất làm ngọt vào cà phê khử caffeine cũng vẫn sẽ gây ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy ở những người nhạy cảm với các thành phần này.

Tóm tắt: Mặc dù không chứa caffeine nhưng cà phê khử caffeine vẫn có các loại axit gây khó chịu ở đường tiêu hóa. Nếu thủ phạm là do các thành phần được thêm vào như sữa hay đường thì việc thay cà phê thông thường bằng cà phê khử caffeine sẽ không có tác dụng.

Cách khắc phục

Nếu thường hay gặp phải các hiện tượng khó chịu ở đường tiêu hóa sau khi uống cà phê thì có thể thử một số cách khắc phục sau đây.

Nếu bạn mới bắt đầu uống cà phê thì nên uống từ từ từng ngụm nhỏ để hạn chế tác động của các thành phần trong cà phê đến hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, không nên uống cà phê khi bụng đói. Cà phê là có tính axit nên uống trong hoặc sau bữa ăn sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

Dưới đây là một số cách khác để giảm tính axit của cà phê:

  • Chọn cà phê loại rang đậm (dark roasted): một nghiên cứu cho thấy rằng hạt cà phê được rang lâu hơn và ở nhiệt độ cao hơn có tính axit thấp hơn, có nghĩa là cà phê rang đậm có ít axit hơn so với cà phê rang nhẹ (light roasted). (3)
  • Thử uống cà phê lạnh (cold brew): nghiên cứu cho thấy cà phê lạnh có ít axit hơn cà phê nóng. (4)
  • Chọn bột cà phê có kích thước hạt lớn: một nghiên cứu cho thấy khi sử dụng bột cà phê có kích thước hạt nhỏ thì thành phẩm sau khi pha có chứa nhiều axit hơn. Ngược lại, bột cà phê có kích thước hạt lớn sẽ có ít axit hơn. (5)

Nếu bạn không dung nạp lactose hoặc thường hay cảm thấy khó chịu sau khi ăn uống các sản phẩm từ sữa thì hãy thử thay sữa tươi hoặc kem béo động vật bằng các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân.

Tóm tắt: Các cách nêu trên có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu khi uống cà phê. Đôi khi, giảm tính axit của cà phê hoặc tránh các sản phẩm từ sữa sẽ giúp tránh gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.

Tóm tắt bài viết

Cà phê chứa một số hợp chất có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa.

Thủ phạm có thể là caffeine, các loại axit trong cà phê hoặc các thành phần được thêm vào cà phê như sữa, kem béo, đường và chất làm ngọt. Nếu nguyên nhân gây ra vấn đề là do caffeine thì có thể thay cà phê thông thường bằng cà phê khử caffeine để khắc phục.

Có một số cách để giảm thiểu những tác động tiêu cực của cà phê đến hệ tiêu hóa, ví dụ như uống sau khi ăn, chọn loại cà phê có tính axit thấp hơn, chuyển từ sữa tươi hoặc kem béo động vật sang sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân và hạn chế thêm các thành phần khác khi pha cà phê.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: có thể, vấn đề, cà phê
Tin liên quan
Sữa chua có giúp giảm tiêu chảy không?
Sữa chua có giúp giảm tiêu chảy không?

Sữa chua chứa lợi khuẩn có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm một số dạng tiêu chảy, ví dụ như tiêu chảy do nhiễm trùng, do thuốc kháng sinh, hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột.

Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2
Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2

Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và mức insulin.

Chế độ ăn dựa trên thực vật có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2
Chế độ ăn dựa trên thực vật có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Các chuyên gia cho biết không phải chế độ ăn dựa trên thực vật nào cũng giống nhau. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng thì một số chế độ ăn có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Xét nghiệm canxi trong nước tiểu có thể phát hiện những vấn đề nào?
Xét nghiệm canxi trong nước tiểu có thể phát hiện những vấn đề nào?

Xét nghiệm canxi trong nước tiểu được thực hiện nhằm mục đích gì? Kết quả thế nào là bình thường và thế nào là bất thường?

Vitamin B: Vai trò, lượng tiêu thụ và nguồn thực phẩm
Vitamin B: Vai trò, lượng tiêu thụ và nguồn thực phẩm

Các vitamin nhóm B có lợi ích như thế nào? Mỗi ngày cần tiêu thụ bao nhiêu? Điều gì sẽ xảy ra nếu bị thiếu hụt hoặc tiêu thụ quá nhiều vitamin B?… Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây