1

Bóc phúc mạc kèm cắt các tạng khác và điều trị hóa chất trong phúc mạc trong mổ - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Điều trị hóa chất trong phúc mạc đã được áp dụng lâm sàng từ nhiều thập kỷ nay. Ung thư phúc mạc (Peritoneal carcinomatosis) là di căn nghiêm trọng nhất của các loại ung thư tiêu hóa và cho tiên lượng rất tồi. Đó coi như là hậu quả hệ thống của sự lan tràn ung thư, vì vậy điều trị hóa chất một cách hệ thống là phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Mặc dù ngày nay có nhiều loại hóa chất rất tốt nhưng tác dụng điều trị trong di căn phúc mạc còn rất hạn chế, sự vận chuyển hóa chất từ đường máu vào trong khoang phúc mạc là không hiệu quả. Ngược lại, việc kết hợp sử dụng hóa chất trực tiếp trong khoang phúc mạc và phẫu thuật bóc phúc mạc và cắt bỏ các tổ chức di căn trong ổ bụng về mặt đại thể (Cytoreductive surgery) lại cho hiệu quả tốt với nhiều lại tổn thương ác tính.

II. CHỈ ĐỊNH

Các tổn thương có di căn ở phúc mạc như ung thư đại trực tràng, ung thư ruột thừa, u trung biểu mô phúc mạc, ung thư buồng trứng, giả u nhày phúc mạc, ung thư ruột non, u niệu quản, ung thư phúc mạc nguyên phát, GIST...

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Thể trạng người bệnh quá kém, suy thận, suy gan hay suy đa tạng.
  • Chống chỉ định tương đối: người bệnh quá già có các bệnh lý phối hợp nặng của tim mạch, hô hấp...

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

Người thực hiện chuyên khoa ung thư tiêu hoá và bác sỹ gây mê có kinh nghiệm.

2. Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu, dao điện, máy hút

3. Người bệnh:

  •  Làm các xét nghiệm cơ bản
  •  Siêu âm và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng.
  •  Điều trị nâng cao thể trạng người bệnh trước phẫu thuật đảm bảo điều chỉnh tốt các rối loạn sinh hoá và hồi phúc đủ lượng albumine và protein máu.
  •  Nhịn ăn trước mổ 6 giờ, thụt tháo phân hoặc rửa ruột bằng thuốc tẩy

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa

  •  Đặt thông tiểu
  •  Người thực hiện đứng bên phải người bệnh phụ mổ 1 và 3 đứng bên đối diện, phụ mổ 2 đứng cùng bên với người thực hiện, dụng cụ viên đứng đối diện với phẫu thuật viên chính. Với tổn thương nằm ở tiểu khung thì vị trí ngược lại.

2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản

3. Đường mổ: Đường trắng giữa trên rốn từ mũi ức, mở rộng xuống dưới rốn đến tận xương mu.

4. Kỹ thuật:

4.1. Mở bụng: đường trắng giữa trên rốn, cắt dây chằng tròn và dây chằng liềm sau đó khâu vải bao bọc kín 2 mép vết mổ. Nếu mổ lại thì phải lấy bỏ toàn bộ sẹo mổ cũ và làm giải phẫu bệnh.

4.2. Thăm dò và đánh giá tổn thương:

4.3. Cắt các tạng tổn thương:

  •  Phẫu thuật cắt bỏ các tạng tổn thương chính và xâm lấn theo tiêu chuẩn ung thư học, kèm nạo vét hạch và kiểm tra vi thể (sinh thiết tức thì) diện cắt còn lại.
  •  Có thể lập lại lưu thông tiêu hóa, tiết niệu...hoặc không với những trường hợp hậu môn nhân tạo vĩnh viễn hay đưa niệu quản ra da ...

4.4. Bóc phúc mạc và điều trị hóa chất trong phúc mạc

  •  Bước này thường tiến hành sau khi cắt bỏ các tạng tổn thương chính (phần phụ, đại trực tràng, dạ dày...).
  •  Dùng dao điện hoặc kéo phẫu tích lấy bỏ phúc mạc vùng có tổn thương di căn.
  •  Với phúc mạc tạng, những tổn thương nốt nhỏ có thể dùng xi lanh bơm nước muối sinh lý dới thanh cơ để tách lớp phúc mạc tạng ra giúp lấy bỏ dễ dàng hơn mà không làm tổn thương đến lớp sâu hơn.
  •  Chú ý người thực hiện phải rất tỉ mỉ lấy hết toàn bộ các vị trí: phúc mạc thành bụng, phúc mạc tạng, mạc treo ruột non.
  •  Cầm máu kỹ những diện chảy rỉ máu.
  •  Tùy theo loại ung thư nào mà lựa chọn các loại hóa chất khác nhau: mitomycin, oxalipastin, cisplastin...
  •  Đặt dẫn lưu: có thể sau khi đã đổ hoá chất vào ổ bụng hoặc để chờ sau khi đóng bụng rồi bơn hóa chất qua dẫn lưu này rồi kẹp lại.

4.6. Đóng bụng

  •  Cầm máu kỹ đường mổ.
  •  Đóng bụng như thường quy.

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Người bệnh được theo dõi và săn sóc theo chế độ hộ lý cấp I: đặc biệt chú ý các nguy cơ nhiễm trùng sau mổ và suy kiệt hoặc giảm các dòng tế bào máu do việc điều trị hoá chất, hay suy thận cấp hoặc suy đa tạng.
  •  Điều trị kháng sinh phối hợp 7 ngày.
  •  Nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đườngtĩnh mạch cho đến khi có trung tiện, chủ yếu hồi phục đủ nước điện giải và lượng Albumine, protein cầnthiết.
  •  Khi trung tiện được cho ăn qua đường miệng bắt đầu bằng sữa và nước cháo nhiều lần, mỗi lần 100ml, sau đó giảm dần số lầncho ăn và tăng lượng ăn.

2. Các biến chứng sau mổ:

  •  Chảy máu sau mổ: Các dấu hiệu là mạch nhanh, huyết áp tụt, da và niêm mạc nhợt, dẫn lưu ra máu. Cần mổ lại để cầm máu.
  •  Viêm phúc mạc do bục hoặc rò miệng nối (Nếu có kèm kỹ thuật lập lại lưu thông tiêu hóa): phải mổ lại để làm lại miệng nối và mở thông hỗng tràng nuôi dưỡng.
  •  Áp xe tồn dư: dẫn lưu dưới siêu âm, kháng sinh, nếu không được thì phải mổ lại.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bóc phúc mạc kèm cắt các tạng khác và điều trị hóa chất với nhiệt độ cao trong phúc mạc trong mổ - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Bóc phúc mạc kèm điều trị hóa chất với nhiệt độ cao trong phúc mạc trong mổ - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Bóc phúc mạc kèm điều trị hóa chất trong phúc mạc trong mổ - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Không phải lúc nào tăng đường huyết biểu hiện triệu chứng rõ ràng ngay lập tức. Tuy nhiên, theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ gây ra các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều lần và gây tổn hại nhiều cơ thể trong cơ thể.

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho hội chứng bàng quang tăng hoạt
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho hội chứng bàng quang tăng hoạt

Có thể kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt bằng các biện pháp khắc phục tại nhà như thảo dược, tập luyện và liệu pháp hành vi.

HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt
HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Dương vật bị ngứa là do đâu và làm thế nào để khắc phục?
Dương vật bị ngứa là do đâu và làm thế nào để khắc phục?

Ngứa dương vật có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và cho dù là do bệnh lây truyền qua đường tình dục hay nguyên nhân nào đi nữa thì cũng đều có thể nghiêm trọng đến mức làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày.

Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm gì để khắc phục tình trạng biếng bú, sôi bụng, phân lỏng của bé gần 3 tháng tăng cân chậm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  902 lượt xem

Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  864 lượt xem

Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

Không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng trẻ 4 tháng 11 ngày biếng bú, nhẹ cân
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  771 lượt xem

Em rất hay bị tình trạng tắc tia sữa, mà sữa cũng rất ít. Bé trai nhà em bú trực tiếp nhưng mỗi lần bé chỉ ti chưa đầy 10 phút cả 2 bên. Bé hiện nay được 4 tháng 11 ngày nhưng chỉ nặng 5,8kg thì có bị suy dinh dưỡng không ạ? Em có cho bé uống thêm sữa ngoài nhưng bé không chịu bú bình, mà đút muỗng thì mỗi lần chỉ được 20-30ml. Bé bú trực tiếp mẹ nên em cũng không biết mỗi lần bé ti được bao nhiêu. Tháng gần đây bé tăng cân ít, chỉ 400g. Ngày bé đi tiểu hơn 7 lần, đêm ngủ không sâu giấc, dậy mấy lần. Em không biết mình phải làm gì để khắc phục tình trạng này đây ạ?

Làm gì để khắc phục tình trạng bé 3 tháng tuổi bị lép đầu bên trái?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1262 lượt xem

Con em đang được 3 tháng tuổi. Khi bé nằm em thường xuyên xoay đầu cho bé, nhưng chỉ được một lúc bé loại quay về bên trái, khiến bé bị lép đầu bên trái ạ! Em có thử kê chiếc khăn nhỏ về phía bị lép nhưng vẫn không cải thiện được tình tình. Có cách nào để khắc phục tình trạng này không, bác sĩ? Bé nhà em vừa bú sữa mẹ, vừa bú sữa công thức. Sữa mẹ em hút ngày 5 lần rồi trữ vào tủ lạnh. Sữa mẹ cho vào tủ lạnh vẫn còn dinh dưỡng chứ ạ? Ngoài ra, sữa công thức bé thường bú không hết, em có thể cho vào tủ lạnh rồi khi nào bé uống thì pha cùng với sữa mới không ạ?

Cách khắc phục tình trạng ọc sữa nhiều của bé 12 ngày tuổi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  698 lượt xem

Bé 12 ngày tuổi nhà em mỗi lần bú sữa đều bị ọc ra rất nhiều. Em cần làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây