Bóc phúc mạc kèm điều trị hóa chất với nhiệt độ cao trong phúc mạc trong mổ - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Điều trị hóa chất trong phúc mạc đã được áp dụng lâm sàng từ nhiều thập kỷ nay. Ung thư phúc mạc (Peritoneal carcinomatosis) là di căn nghiêm trọng nhất của các loại ung thư tiêu hóa và cho tiên lượng rất tồi. Đó coi như là hậu quả hệ thống của sự lan tràn ung thư, vì vậy điều trị hóa chất một cách hệ thống là phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Mặc dù ngày nay có nhiều loại hóa chất rất tốt nhưng tác dụng điều trị trong di căn phúc mạc còn rất hạn chế, sự vận chuyển hóa chất từ đường máu vào trong khoang phúc mạc là không hiệu quả. Ngược lại, việc kết hợp sử dụng hóa chất trực tiếp trong khoang phúc mạc và phẫu thuật bóc phúc mạc và cắt bỏ các tổ chức di căn trong ổ bụng về mặt đại thể (Cytoreductive surgery) lại cho hiệu quả tốt với nhiều lại tổn thương ác tính, đặc biệt với hỗ trợ của máy bơm tuần hoàn kín duy trì nhiệt độ cao (40-43 độ C) càng làm tăng tác dụng của thuốc với tế bào ung thư.
II. CHỈ ĐỊNH
Các tổn thương có di căn ở phúc mạc như ung thư đại trực tràng, ung thư ruột thừa, u trung biểu mô phúc mạc, ung thư buồng trứng, giả u nhày phúc mạc, ung thư ruột non, u niệu quản, ung thư phúc mạc nguyên phát, GIST...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Thể trạng người bệnh quá kém, suy thận, suy gan hay suy đa tạng.
- Chống chỉ định tương đối: người bệnh quá già có các bệnh lý phối hợp nặng của tim mạch, hô hấp...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Người thực hiện chuyên khoa ung thư tiêu hoá và bác sỹ gây mê có kinh nghiệm.
2. Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu, dao điện, máy hút, máy bơm tuần hoànnhiệt (hyperthermia pump).
3. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm cơ bản
- Siêu âm và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (nếu có thể)
- Chụp PET-CT đánh giá tổn thương di căn
- Điều trị nâng cao thể trạng người bệnh trước phẫu thuật đảm bảo điềuchỉnh tốt các rối loạn sinh hoá và hồi phúc đủ lượng albumine và protein máu.
- Nhịn ăn trước mổ 6 giờ, thụt tháo phân hoặc rửa ruột bằng thuốc tẩy.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
- Đặt thông tiểu
- Người thực hiện đứng bên phải người bệnh phụ mổ 1 và 3 đứng bên đối diện, phụ mổ 2 đứng cùng bên với người thực hiện, dụng cụ viên đứng đối diện với phẫu thuật viên chính. Với tổn thương nằm ở tiểu khung thì vị trí ngược lại.
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3. Đường mổ: Đường trắng giữa trên rốn từ mũi ức, mở rộng xuống dưới rốn đến tận xương mu.
4. Kỹ thuật:
4.1. Mở bụng: đường trắng giữa trên rốn, cắt dây chằng tròn và dây chằng liềm sau đó khâu vải bao bọc kín 2 mép vết mổ. Nếu mổ lại thì phải lấy bỏ toàn bộ sẹo mổ cũ và làm giải phẫu bệnh.
4.2. Thăm dò và đánh giá tổn thương: Đánh giá kỹ chỉ số ung thư phúc mạc (Vị trí, kích cỡ số lượng của nốt di căn) qua đó xác định khả năng tiến hành tiếp được hay không được.
4.3. Bóc phúc mạc
- Dùng dao điện hoặc kéo phẫu tích lấy bỏ phúc mạc vùng có tổn thương di căn.
- Với phúc mạc tạng, những tổn thương nốt nhỏ có thể dùng xi lanh bơm nước muối sinh lý dưới thanh cơ để tách lớp phúc mạc tạng ra giúp lấy bỏ dễ dàng hơn mà không làm tổn thương đến lớp sâu hơn.
- Chú ý người thực hiện phải rất tỉ mỉ lấy hết toàn bộ các vị trí: phúc mạc thành bụng, phúc mạc tạng, mạc treo ruột non.
- Cầm máu kỹ những diện chảy rỉ máu.
4.4. Điều trị hóa chất nhiệt độ cao:
- Đặt các dẫn lưu cỡ 36Fr đường vào ra của hóa chất để nối với máy bơm tuần hoàn kín:
- 2 đường vào: dưới gan bên phải và góc treizt bên trái
- 2 đường ra: mạng sườn 2 bên, đầu trong ổ bụng được bọc lưới lọc
- Đóng kín thành bụng và chân các dẫn lưu: Chỉ khâu vắt kín lớp da, không đóng cân cơ.
- Chờ nhiệt độ lên đến 40 độ C thì bắt đầu bơm thuốc hóa chất vào.
- Tùy theo loại ung thư nào mà lựa chọn các loại hóa chất khác nhau: mitomycin, oxalipastin, cisplastin...
- Lắc đều ổ bụng duy trì nhiệt độ từ 40-43 độ
- Thời gian duy trì hóa chất và nhiệt độ phụ thuộc vào loại ung thư, có thể từ 30 phút đến 120 phút.
4.5. Đóng bụng:
- Cầm máu kỹ đường mổ và lau bụng
- Đóng bụng như thường quy.
V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Người bệnh được theo dõi và săn sóc theo chế độ hộ lý cấp I: đặc biệt chú ý các nguy cơ nhiễm trùng sau mổ và suy kiệt hoặc giảm các dòng tế bào máu do việc điều trị hoá chất, hay suy thận cấp hoặc suy đa tạng.
- Điều trị kháng sinh phối hợp 7 ngày
- Nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch cho đến khi có trung tiện, chủ yếu hồi phục đủ nước điện giải và lượng Albumine, protein cần thiết.
- Khi trung tiện được cho ăn qua đường miệng bắt đầu bằng sữa và nước cháo nhiều lần, mỗi lần 100ml, sau đó giảm dần số lần cho ăn và tăng lượng ăn.
2. Các biến chứng sau mổ:
- Chảy máu sau mổ: Các dấu hiệu là mạch nhanh, huyết áp tụt, da và niêm mạc nhợt, dẫn lưu ra máu. Cần mổ lại để cầm máu.
- Áp xe tồn dư: dẫn lưu dưới siêu âm, kháng sinh, nếu không được thì phải mổ lại.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.
Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.
Mang thai có một số ưu điểm rất lớn như sự quan tâm, mong đợi và niềm vui khi cảm thấy bé đang chuyển động. Nhưng trong 9 tháng bạn có thể bị tước đi rất nhiều những thú vui hàng ngày mà bạn đã từng rất thích cho đến khi sinh bé ra. Những bà mẹ tương lai đã cân nhắc những điều này và họ dự định sẽ tận hưởng lại khi đứa trẻ đã ra đời. Dưới đây là một số ý kiến đã được chọn lựa của họ.
Lưu ý: chỉ cần chế độ ăn hàng ngày cũng có thể đáp ứng đủ nhu cầu về hầu hết các loại chất dinh dưỡng này, nhưng đối với một số liều lượng khuyến cáo của các loại như axit folic, sắt thì chỉ riêng chế độ ăn không thể cung cấp đủ. Chất bổ sung hoặc vitamin bà bầu có thể giúp bạn lấp đầy sự thiếu hụt này. Hãy kiểm tra mức giá trị dinh dưỡng hàng ngày trên vỏ chai sản phẩm. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào ngoài vitamin bà bầu của bạn.
Giữa các tình trạng như kiệt sức, ốm nghén và thèm ăn, việc ăn uống phù hợp trong thai kỳ có thể sẽ trở thành một thách thức lớn. Tuy nhiên, những đứa trẻ lớn lên phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng từ cơ thể mẹ chúng, vì vậy bạn sẽ muốn lựa chọn tốt nhất về những thực phẩm ăn vào trong miệng và trong tử cung của mình. Hãy đọc 8 điều quan trọng nhất mà các nhà dinh dưỡng khuyến cáo để có được chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cân phù hợp trong suốt thai kỳ.
- 1 trả lời
- 1898 lượt xem
- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 3697 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1424 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 967 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 1809 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?