1

Xóa tan tâm lý sợ đi khám của trẻ

Là bệnh viện dành cho trẻ em, bệnh viện Nhi Trung ương từng ngày từng giờ tiếp nhận rất nhiều bạn nhỏ và gia đình đến khám chữa bệnh với tâm trạng hoang mang lo lắng. Để bệnh viện trở thành địa chỉ tin yêu của các bé là mong mỏi từng ngày của toàn bộ đội ngũ nhân viên bệnh viện. Tuy nhiên, tình trạng các bé tới viện khám trong trạng thái “sợ bác sĩ”, “sợ các cô áo trắng” dẫn tới bé thiếu hợp tác khi khám bệnh và nằm điều trị tại bệnh viện là một sự thật đang tồn tại.

Sau đây là một số gợi ý về cách cha mẹ có thể giúp con có những trải nghiệm dễ chịu hơn mỗi lần tới bệnh viện, để bé có một chuyến đi khám vui vẻ hay một thời gian điều trị bớt căng thẳng.

1. Tập đóng vai trước khi đi khám

Việc này giúp bé hình dung rõ về những gì mình sẽ trải qua vào buổi đi khám sắp tới. Do được chuẩn bị trước về tâm lý, bé biết mình sẽ được làm gì nên không bị bất ngờ và dễ dàng hợp tác hơn.

Ví dụ, để con làm quen với quy trình khám tại bệnh viện, bố mẹ có thể cùng con chơi trò chơi sau:

Mẹ nói: “Con gái ơi, ngày mai chúng ta sẽ tới bệnh viện để khám bệnh nhé. Bây giờ mẹ sẽ đóng vai bác sĩ, bố là bệnh nhân. Nào, xin mời bệnh nhân bố vào khám nào.”

Sau đó mẹ làm giả động tác nghe tim, phổi, ấn bụng và yêu cầu bố há to miệng để xem họng.

Sau khi khám xong bệnh nhân bố sẽ được đi làm xét nghiệm, mẹ sẽ giả động tác bố được lấy máu xét nghiệm, rồi bố cần nằm yên để bác sĩ siêu âm cho và giả động tác bác sĩ đang siêu âm trên bụng bố.

Sau đó mẹ đổi vai cho bé làm bệnh nhân. Hoặc cha mẹ có thể dùng các em gấu bông để giả làm bệnh nhân khám.

2. Thành thật với con

Hãy luôn thành thật với con trong vấn đề đi khám. Cha mẹ không nên nói dối là đưa con đi công viên, đi về quê hay đi chơi…rồi sau đó lại đưa con tới bệnh viện.

Hãy thông báo trước với con và cố gắng giải thích với con: “Vì con đang ốm nên chúng ta cần tới bệnh viện gặp bác sĩ để được giúp đỡ, nếu không tình trạng bệnh của con sẽ nặng lên…”

Khi con cần can thiệp thủ thuật ví dụ lấy máu xét nghiệm, hãy thành thật rằng: “Lấy máu sẽ làm con đau, nhưng mẹ tin các cô điều dưỡng ở đây sẽ làm nhẹ nhất có thể để giúp con bớt đau con yêu ạ”.

3. Kể với con những điều tốt đẹp về bác sĩ

Thay vì dọa trẻ “Bác sĩ tiêm bạn nào hư”, hãy nói với con: “Bác sĩ ở bệnh viện là để giúp con khỏi ốm, các cô điều dưỡng tiêm thuốc cho con để con mau chóng khỏi bệnh và sớm được ra viện”.

4. Không lấy nhân viên y tế ra dọa con

Việc người nhà bệnh nhân sử dụng hình ảnh bác sĩ, điều dưỡng để dọa trẻ vẫn diễn ra thường xuyên, với đủ loại lý do khiến người nghe không khỏi kinh ngạc: “Ăn nhanh kẻo bác sĩ đánh”, “ Ngoan không là bác sĩ mắng” “ Mặc quần vào kẻo bác sĩ nhốt bây giờ” , “ Đi nhanh lên không là bác sĩ tiêm”… Bằng cách hù dọa con như vậy, cha mẹ có thể khiến đứa trẻ sợ mà ăn nhanh hay đi nhanh lên hoặc thôi không khóc lóc, nhưng những hiểu biết sai lầm về nhân viên y tế sẽ khiến con khó hợp tác với bác sĩ hoặc điều dưỡng trong những lần khám bệnh sau.

Đừng biến bác sĩ thành ngáo ộp!

5. Cha mẹ cũng cần là những người không “sợ bác sĩ”

Muốn con không sợ bác sĩ thì chính cha mẹ cũng cần thể hiện sự tự tin. Hãy tìm hiểu kỹ các thủ tục trước khi đi khám, lắng nghe khi bác sĩ trao đổi. Khi đã nắm chắc thông tin rồi cha mẹ sẽ dễ dàng thực hiện theo từng bước của quy trình khám chữa bệnh. Chính sự tự tin, thông thái của cha mẹ sẽ giúp con an tâm, tin tưởng và bớt lo lắng đi rất nhiều.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé 1 tháng 12 ngày mà chỉ đi ị 1 lần/ngày hoặc 2 đến 3 ngày đi 1 lần có cần đi khám không?

Các bác sĩ cho em hỏi tình trạng này có đáng lo ngại và phải đi khám không ạ. Bé nhà em từ ngày sinh ra tới giờ chỉ đi ị có 1 lần 1 ngày hoặc có hôm 2-3 ngày đi 1 lần. Bé bú mẹ hoàn toàn, em nhiều sữa toàn phải vắt bớt ra, con không tăng cân nhiều nhẹ cân. Giờ bé được 1m12d rồi. Em lo là bé có vấn đề đường ruột và sữa mẹ kém nên không tăng cân, tháng đầu bé tăng có 7 lạng thôi ạ

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  992 lượt xem

Bé 7 tháng biếng bú, có cần uống siro gì để cải thiện hoặc cần khám dinh dưỡng không?

Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1240 lượt xem

Bé 2 ngày không đi ị là quấy khóc dữ dội có phải cho đi khám không?

Hiện giờ con nhà em được 2 tháng tuổi. Bé nhà em mỗi lần đi ị rất khó khăn, bé rặn đỏ hết mặt nhưng mỗi lần đi chỉ được chút xíu. Nếu 2 ngày mà không ị được là bé khóc dữ dội, quấy khóc kiểu rất khó chịu. Bé nhà em như vậy có phải bị bệnh gì về đường ruột không ạ? Em có phải cho bé đi khám không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  632 lượt xem

Trẻ sơ sinh bị ra máu vùng kín thì nên đi thăm khám thế nào?

Em sinh mổ bé ở Từ Dũ được 4 ngày thì xuất viện. Mấy ngày đầu ở viện do đau vết mổ nên bà ngoại lo chăm sóc bé. Hôm chuẩn bị xuất viện em mới để ý bé thì thấy bé có cái gì giống như huyết trắng. Em lo lắng hỏi mấy chị hộ sinh thì các chị nói bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi về nhà thì thấy vùng kín của bé nhà em bị ra máu. Máu đỏ tươi và có dịch nhầy. Bé bị ra máu liên tiếp 2 ngày hôm nay rồi. Em rất lo lắng không biết nên cho bé đi khám như thế nào. Vì nhà em ở quê nên điều kiện đi lại cũng khó khăn. Bác sĩ bảo em phải làm gì ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  11463 lượt xem

Nhỏ nước muối sinh lý cũng không hết ghèn ở mắt bé 10 ngày tuổi thì cần đi khám ở đâu?

Em sinh bé đã được 10 ngày tuổi rồi. Tuy nhiên, từ lúc sinh ra đến giờ mắt bé cứ có ghèn. Em có nhỏ nước muối sinh lý rồi day mắt mà vẫn không thấy đỡ. Em cần cho bé đi khám ở bệnh viện nào thì uy tín ạ? Và bé cần điều trị thế nào, thưa bác sĩ?  

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  821 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi

Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.

Làm gì để việc tiêm phòng hay thăm khám bác sĩ trở nên dễ dàng hơn với bé?
Làm gì để việc tiêm phòng hay thăm khám bác sĩ trở nên dễ dàng hơn với bé?

Đến khám bác sĩ có thể khiến em bé sợ hãi, đặc biệt là khi phải tiêm. Hãy áp dụng những lời khuyên của các bậc cha mẹ dưới đây để dỗ dành bé!

Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng
Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 18 tháng
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 18 tháng

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 18 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây