1

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Dính lưỡi là gì?

Trường hợp nhập viện phẫu thuật dị tật dính lưỡi mới đây nhất là bé Nguyễn M.N (19 tháng tuổi, Hà Nội). Mẹ bé cho biết, M.N là con thứ hai trong gia đình có hai anh em, khi bé được một tuổi đã nói được một số từ như bà, mẹ… nhưng từ đó đến nay bé cũng chỉ nói được vài từ đơn giản. Lo lắng con bị chậm nói so với các bạn cùng trang lứa, chị cho con đi khám tại Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương thì được bác sĩ chẩn đoán bé bị dị tật dính lưỡi, một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ và được chỉ định nhập viện phẫu thuật.

Một trường hợp dính phanh lưỡi điều trị tại khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Nhi TW 

Một trường hợp khác cũng điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt là bé Nguyễn T.A (5 tuổi, Hưng Yên). Theo chị Phương – mẹ bé T.A cho biết, con chị biết nói sớm tuy nhiên bé nói rất ngọng. Nghĩ rằng khi con lớn hơn sẽ hết ngọng nên gia đình không cho cháu đi khám. Đến khi con chuẩn bị vào lớp một mà tình hình vẫn không cải thiện, chị Phương mới lo lắng đưa con đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán trẻ bị dị tật dính lưỡi và được chỉ định phẫu thuật.

Hình ảnh dính lưỡi ở trẻ 

Theo Ths.Bs. Đỗ Văn Cẩn – Trưởng khoa Răng Hàm Mặt- Bệnh viện Nhi Trung ương: “Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là một nguyên nhân mà ít người biết đến, là một dị tật bẩm sinh, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ.

Triệu chứng của dính lưỡi

Trẻ bị dính lưỡi thường khó bú ở trẻ sơ sinh, khó nuốt ở trẻ ăn dặm, chậm nói, khó phát âm, nói ngọng: chủ yếu trẻ phát âm sai các phụ âm: r, kh, tr, l…

Chẩn đoán và điều trị

Bs. Đỗ Văn Cẩn giải thích: Theo Kotlow, dính lưỡi được chia làm 4 độ: độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4. Các chỉ định phẫu thuật cho tật dính lưỡi: Dính lưỡi độ 3 và độ 4, dính lưỡi độ 1 và độ 2 có thêm các biểu hiện lâm sàng và rối loạn chức năng lưỡi sau: khó bú, khó phát âm, khó nuốt, không có khả năng cong lưỡi lên môi trên hoặc môi dưới. Lưỡi không có khả năng cong chạm vòm miệng khi há miệng, thè lưỡi ra ngoài đầu lưỡi bị chẻ hình chữ V.

“Hiện nay tại Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung Ương, trẻ bị dính lưỡi được điều trị phẫu thuật bằng Laser không gây chảy máu, không đau sau mổ. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trên, gia đình nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và chọn lựa phương pháp điều trị phục hồi chức năng ngôn ngữ hay phẫu thuật” – Bs.Cẩn cho biết thêm.

Cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau phẫu thuật dính lưỡi

Theo BS Cẩn, thông thường sau phẫu thuật, tại chỗ cắt dính lưỡi thường có vết màu trắng. Đó là diễn biến bình thường sau phẫu thuật bằng laser, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Các hiện tượng này sẽ hết và vết tổn thương sẽ lành sau một vài tuần.

Cần theo dõi chăm sóc trẻ, không cho trẻ ngậm hoặc cắn các vật cứng để tránh chảy máu, không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng, cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Một số lưu ý sau khi phẫu thuật dính phanh lưỡi:

+ Sau phẫu thuật trẻ có thể uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội.

+ Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miệng

+ Trẻ lớn: Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau mổ, uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài.

+ Trẻ nhỏ: Vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên

Sau khi vết thương lành nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi, giúp lưỡi di động tốt.

*Tên bệnh nhi đã được thay đổi

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Đau đầu ở trẻ em
Đau đầu ở trẻ em

Ba triệu chứng đau tái phát thường gặp nhất mà bác sĩ nhi khoa hay gặp là đau bụng, đau ngực và đau đầu. Đau đầu dữ dội, đột ngột có thể gợi ý một vấn đề nghiêm trọng ở đầu hoặc hệ thần kinh trung ương và yêu cầu đánh giá nhanh chóng. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể  là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác. 

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ hơn 3 tháng ngủ ít có ảnh hưởng đến sự phát triển không?

Em sinh bé được 3,1kg. Hiện giờ bé được 3 tháng 4 ngày và nặng 6,5kg. Hàng tháng bé vẫn tăng cân đều đặn. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Tuy nhiên, dạo này em thấy bé rất lười bú. Vì bé bú ít nên còn dẫn đến táo bón nữa. Bình thường bé đi ị mấy lần một ngày cơ ạ. Ngoài ra, bé nhà em còn rất hay sặc sữa. Và bé cũng ngủ rất ít. Cả ngày bé ngủ được từ khoảng 10 -12h, đêm thì thức đến 2h mới chịu ngủ. Ban ngày thì cứ 2 tiếng bé ngủ một lần, nhưng chỉ ngủ được 15-30 phút là lại dậy. Bé ngủ ít có ảnh hưởng đến sự phát triển không? Bé còn đang bị nghẹt mũi và họng có đờm và thỉnh thoảng phát ra 1 đến 2 tiếng ho ạ. Em cần làm gì để khắc phục những tình trạng trên của bé?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  404 lượt xem

Trẻ 2 tháng ngủ đêm ít có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé không?

Em sinh bé trai nặng 3,2kg. Tháng thứ 1 bé tăng 1,2kg. Tháng thứ 2 bé tăng 1,3kg. Em cho bé bú sữa mẹ và bổ sung thêm 1 cữ 90ml sữa ngoài. Bé nhà em rất hay nấc, rụng tóc, hay vặn mình và ngủ rất ít. Em có bổ sung vitamin D mỗi ngày 1 giọt cho bé. Không hiểu sao 3 tuần gần đây bé lại chuyển sang đang ngủ thì quơ tay, cào đầu và đạp chân rồi tỉnh dậy khóc. Đêm từ 7h tối đến 2h sáng bé thường xuyên như vậy nên không ngủ được. Ban ngày bé ngủ được 4 đến 5 tiếng. Khi ngủ đêm thì hay đổ mồ hôi và nấc. Bé nhà em bị như vậy có phải là do thiếu canxi không ạ? Và đêm bé ngủ ít có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  395 lượt xem

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm

Bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ nhỏ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  761 lượt xem

Bé 7 tháng biếng bú, có cần uống siro gì để cải thiện hoặc cần khám dinh dưỡng không?

Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1242 lượt xem

Trẻ 10 tháng cao 71cm nặng 8kg biếng ăn, khó ngủ, suy dinh dưỡng và thiếu canxi

Bé trai nhà em được 10 tháng tuổi. Bé nặng 8kg, cao 71cm. Bé vẫn đang bú mẹ và 2 tháng gần đây rất biếng ăn. Ban đêm bé trằn trọc, khó ngủ và ra nhiều mồ hôi. Bác sĩ cho em hỏi, bé có nên uống bổ sung canxi không? Và nên uống loại nào ạ? Em thấy có loại canxi sữa thì có uống được không, thưa bác sĩ? Em có cho bé đi khám và được bác sĩ kê canxi corbiere và d3 aquarium nhưng không thấy cải thiện, bé vẫn khó ngủ. Bé đã mọc được 6 cái răng rồi nhưng lại bị đen lại. Em nên làm gì bây giờ ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2279 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1263 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 916 Lượt xem
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH 06:10
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH
Thông qua phương pháp xoa bóp này, bé được nhận những lợi ích:
 3 năm trước
 1057 Lượt xem
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? 10:56
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ?
Gen di truyền ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ, điều này ĐÚNG nhưng CHƯA ĐỦ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng gen di truyền chỉ tác...
 3 năm trước
 771 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 1071 Lượt xem
Tin liên quan
Phát ban ở trẻ sơ sinh
Phát ban ở trẻ sơ sinh

Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.

Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé
Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé

Những loại thuốc này giúp hạ sốt cho bé, giảm các triệu chứng khó chịu khác nhưng không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác. Kiểm tra nhãn dán sản phẩm khi bé lớn hơn vì liều lượng công thức an toàn có thay đổi theo từng độ tuổi.

Dính môi bé ở bé gái
Dính môi bé ở bé gái

Bác sĩ nói rằng con gái tôi bị dính môi bé. Đó là gì?

Ngộ độc chì ở trẻ: dấu hiệu nhận biết, cách xử trí và phòng ngừa
Ngộ độc chì ở trẻ: dấu hiệu nhận biết, cách xử trí và phòng ngừa

Không có mức độ an toàn nào khi nói đến phơi nhiễm chì. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị ngộ độc chì, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu, tổn thương thận và tổn thương não.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây