Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Sự thay đổi hình thể của bé gái trong độ tuổi dậy thì, cha mẹ cần lưu ý
Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Loan – Phụ trách khoa Sức khỏe Vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết dậy thì là giai đoạn phát triển từ trẻ em sang người trưởng thành, được bắt đầu từ 10 tuổi đến 19 tuổi. Trong độ tuổi này lại chia thành 3 giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn 1: 10-14 tuổi,
- Giai đoạn 2: 14-16 tuổi,
- Giai đoạn 3: 16-19 tuổi.
Mỗi giai đoạn lại có một sự thay đổi về tâm sinh lý khác nhau.
Theo bác sĩ Minh Loan, để nhận biết con đang bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, điều đầu tiên bố mẹ cần chú ý đến là sự phát triển về thể chất. Trong giai đoạn dậy thì, dưới tác động của các hormone tăng trưởng và hormone sinh dục, cơ thể trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ cả về chiều cao và cân nặng. Đồng thời xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ phát tạo ra sự khác biệt về vóc dáng cơ thể giữa trẻ nam và trẻ nữ. Thông thường, các trẻ em nữ sẽ dậy thì sớm hơn trẻ em nam từ 1 đến 2 năm.
Bác sĩ Minh Loan cho rằng, phụ huynh cần phải chia sẻ với con về những thay đổi ở tuổi dậy thì để con không bị bỡ ngỡ.
“Thay đổi hình thể lớn nhất khi trẻ dậy thì đó là phát triển về vóc dáng cơ thể. Đối với các bé gái, lớp mỡ dưới da phát triển mạnh, đặc biệt ở các vùng ngực, mông, đùi, cánh tay tạo nên các đường cong trên cơ thể. Từ đó cơ thể trẻ sẽ mềm mại, nữ tính hơn.
Ngoài ra, các đặc tính sinh dục thứ phát trong giai đoạn này cũng có sự phát triển. Ở bé gái tuyến vú phát triển là dấu hiệu đầu tiên của dậy thì. Quá trình này xảy ra dưới tác động của estrogen do buồng trứng bài tiết ra. Ở trẻ khỏe mạnh bình thường, tuổi trung bình tuyến vú bắt đầu phát triển là 10-11 tuổi.
Những thay đổi về mặt nhận thức, tâm sinh lý của con là rất quan trọng ở tuổi dậy thì.
Đặc điểm thứ hai là phát triển của lông mu, sự xuất hiện này thường xuất hiện sau khi tuyến vú phát triển từ 6 đến 12 tháng và được chia ra thành nhiều giai đoạn khác nhau.
Một dấu hiệu khẳng định bé gái đã dậy thì hoàn toàn đó là bắt đầu có kinh nguyệt. Tuổi trung bình có kinh lần đầu khoảng 12,5-13,5 tuổi. Kinh nguyệt xuất hiện sau khi phát triển tuyến vú là 2-2,5 năm. Tuổi có kinh lần đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng tộc, tình trạng gia đình, dinh dưỡng… Như vậy, khi phụ huynh thấy trẻ có sự thay đổi về mặt hình thể và nội tiết như trên điều đó chứng tỏ trẻ gái đang dậy thì”, bác sĩ Minh Loan phân tích.
Sự thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì rất quan trọng, không được bỏ qua
Bác sĩ Loan cho biết rất nhiều phụ huynh đã chủ quan với sự thay đổi tâm lý của trẻ ở độ tuổi dậy thì. Điều này là vô cùng nguy hiểm, bởi không nắm bắt tâm lý trẻ khi dậy thì kịp thời sẽ để lại những hệ lụy ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Dưới đây là một số sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ ở tuổi dậy thì mà bác sĩ Đỗ Minh Loan đưa ra:
– Tính độc lập của trẻ: Từ một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ, ở tuổi dậy thì trẻ thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ và hành động. Trẻ muốn được tham gia ý kiến và đưa ra các quyết định trong các vấn đề của mình. Tính độc lập của trẻ cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi, ví dụ ở độ tuổi từ 10 đến 13 tuổi trẻ bắt đầu có xu hướng tách khỏi cha mẹ, ít tham gia các hoạt động cùng cha mẹ, miễn cưỡng chấp nhận lời khuyên của cha mẹ.
Ở giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi những mâu thuẫn của trẻ với cha mẹ ngày càng gay gắt và lên đến đỉnh điểm do ngày càng ít quan tâm đến gia đình và giành nhiều thời gian với bạn bè hơn. Còn từ 17 đến 19 tuổi, lúc này trẻ có ý thức trở lại những giá trị lời khuyên của cha mẹ, tôn trọng hiểu biết hơn với những kinh nghiệm của cha mẹ truyền thụ lại.
– Quan tâm đến hình ảnh cơ thể: Đây là thay đổi rất căn bản, vì ở tuổi dậy thì trẻ tò mò với những thay đổi trên cơ thể mình, muốn tìm hiểu cấu tạo cơ thể, sự khác biệt giới tính và bắt đầu có nhu cầu làm đẹp theo từng giai đoạn tuổi khác nhau. Từ 10 đến 13 tuổi trẻ bắt đầu quan tâm đến bản thân và những thay đổi trong quá trình dậy thì. Dễ lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể hoặc hay so sánh mình với những bạn cùng trang lứa.
Từ 14 đến 16 tuổi, trẻ bắt đầu quen và chấp nhận với hình thức cơ thể, đồng thời giành nhiều thời gian để làm cho mình đẹp hơn và hấp dẫn hơn. Còn giai đoạn từ 17 đến 19 tuổi, trẻ không còn quá để ý đến hình thức trừ khi có những bất thường xảy ra.
– Quan hệ với bạn bè: Mở rộng quan hệ xã hội, chơi theo nhóm bạn và chịu ảnh hưởng của nhóm bạn cùng chơi. Thay đổi cần chú ý nhất trong quan hệ bạn bè đó là giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi trẻ bắt đầu chơi với những nhóm bạn khác giới, bắt đầu có quan hệ lãng mạn, hẹn hò và thử nghiệm tình dục.
– Thay đổi về nhận thức: Đây là giai đoạn tích lũy nhanh và mạnh các kinh nghiệm, kỹ năng sống và khả năng tư duy, phân tích những tình huống ngày một phát triển. Ví dụ như khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân với những người khác, chỉ số thông minh và sáng tạo tăng nhanh trong giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi. Đặc biệt đề cao giá trị bản thân nên dễ dẫn đến hành vi, nguy cơ tự tử, trầm cảm, nghiện thuốc…
Với tất cả những thay đổi về mặt tâm lý trên, bác sĩ Minh Loan cho rằng ở giai đoạn này mỗi người mẹ ngoài trách nhiệm chăm sóc, bảo ban…thì cần là một người bạn của con, nắm bắt thay đổi về tâm lý của con từ đó để chia sẻ, đồng cảm và hướng những suy nghĩ của con sao cho tích cực nhất.
Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...
Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.
Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Ba triệu chứng đau tái phát thường gặp nhất mà bác sĩ nhi khoa hay gặp là đau bụng, đau ngực và đau đầu. Đau đầu dữ dội, đột ngột có thể gợi ý một vấn đề nghiêm trọng ở đầu hoặc hệ thần kinh trung ương và yêu cầu đánh giá nhanh chóng. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác.
Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?
Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?
- 1 trả lời
- 876 lượt xem
Trẻ 2 tuổi ngày 4 bữa cháo, 3 bữa sữa vẫn bú mẹ nhưng chỉ nặng 11kg thì có bị suy dinh dưỡng không?
Bé gái nhà em hiện được 2 tuổi, bé nặng 11kg. Bữa ăn hàng ngày của bé là: 4 bữa cháo, mỗi bữa 1 bát con + 3 bữa sữa similac, mỗi bữa 180ml + 1 hộp probi hoặc 1 quả chuối hoặc 1 hộp sữa tươi. Em vẫn cho bé bú mẹ, đêm ngủ có hiện tượng sôi bụng. Bé đi ị đều ngày 1 lần. Bé nhà em như vậy có bị suy dinh dưỡng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1162 lượt xem
Hơn 1 tuần tuổi bé uống nước được không?
Bé nhà em mới được hơn 1 tuần tuổi. Em thấy môi bé hay bị khô nên cho bé uống chút nước. Cháu còn bé như vậy uống nước có được không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 491 lượt xem
Trẻ sinh non lúc 37 tuần cho ăn dặm lúc 6 tháng tuổi được không?
Em sinh bé khi mới 37 tuần. Em nghe mọi người nói thì 37 tuần là sinh non nên sẽ ăn dặm muộn hơn những trẻ đủ tháng. Hiện giờ bé đã được 6 tháng rồi ạ. Lúc này em có thể cho bé nhà em ăn dặm được không, thưa bác sĩ? Trẻ sinh non lúc nào ăn dặm là tốt nhất ạ?
- 1 trả lời
- 1315 lượt xem
Cho trẻ sinh non 11 tháng tuổi uống xen kẽ sữa công thức vào sữa mẹ vào ban ngày được không?
Bé nhà em sinh non, lúc em được 32 tuần. Bé sinh ra đã được 11 tháng, tuy nhiên nếu hiệu chỉnh thì chỉ được 9 tháng. Hiện tại bé nặng 9,3kg. Đã 2 tháng nay bé không lên cân nào. Từ lúc sinh ra tới giờ em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, 2 tháng trở lại đây, trước khi ngủ, em có cho bé ăn thêm sữa ngũ cốc Fruto. Hôm bé ăn được 1 chén nhỏ, hôm lại được nửa chén, có hôm không ăn. Hàng ngày bé cũng có ăn bánh ăn dặm, sữa chua và trái cây. Dạo này bé cũng biếng bú hơn, cả ngày chỉ được 700ml sữa mẹ và thêm 200ml sữa ngũ cốc. Em muốn cho bé uống xen kẽ sữa công thức với sữa mẹ vào ban ngày cho bé có được không ạ? Bé nhà em khi đi khám bác sĩ bệnh viện sản nhi còn chẩn đoán bé bị thiếu máu sinh lý nhẹ nên trông bé lúc nào cũng có vẻ xanh xao. Em có cho bé uống bổ sung Polyvisol ạ. Còn một vấn đề nữa là bé nhà em đi ị nhiều lần, khoảng 3 đến 4 lần một ngày. Phân bé sệt đặc màu vàng nhạt và đi nhiều nhưng mỗi lần đi ít, lắm khi chỉ són ra chút ít, như thế có bình thường không ạ? V
- 1 trả lời
- 1515 lượt xem
Luôn phải tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.
Vắcxin HPV mới nhất sẽ bảo vệ chống lại 9 dòng HPV và được khuyến khích tiêm cho trẻ em gái và bé trai theo liệu trình ba liều vào năm 11 hoặc 12 tuổi.
Viêm nướu và miệng là một tình trạng gây đau đớn trong miệng. Bệnh này được gây ra bởi virut và thường gặp ở trẻ em. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.
Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!
Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.