Vitamin và dưỡng chất cần có cho trẻ 6 tháng tuổi khi bắt đầu ăn dặm
Khi chăm sóc trẻ 5-6 tháng tuổi, đặc biệt là trong xây dựng chế độ ăn dặm cho bé cần chú ý cung cấp các loại vitamin và dưỡng chất sau:
1. Sắt
Sắt là nguyên liệu chủ yếu để tạo ra các tế bào máu. Khi trẻ vào giai đoạn ăn đạm và bắt đầu biết trườn, bò, đi đứng, cơ thể trẻ sẽ phát triển rất nhanh, cần nhiều chất sắt để tăng nhanh thể tích máu. Nguồn sắt dễ dàng hấp thụ nhất là từ thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc. Mẹ nên chế biến những nguồn thực phẩm này dưới dạng xay nhuyễn thành súp, vừa giàu dinh dưỡng, vừa có màu sắc bắt mắt, phù hợp cho tăng cường chất sắt.
Ngoài ra, khi cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt cùng với thực phẩm chứa vitamin C, sự hấp thu sắt được cải thiện đáng kể. Ví dụ, mẹ cho bé uống thêm nước ép cam quýt cùng bữa ăn để tăng cường hấp thu sắt.
2. Kẽm
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trẻ nhỏ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi thiếu chất kẽm. Thậm chí, khi trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng, việc bổ sung thêm kẽm còn có vai trò mau chóng cải thiện những tổn thương trên niêm mạc ruột.
Kẽm được tìm thấy trong thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, bí ngô, hạt vừng, đậu lăng, măng tây và sữa chua. Đây cũng là nguồn thực phẩm mà mẹ rất dễ kiếm và chế biến cho trẻ.
3. Vitamin C
Vitamin C là loại sinh tố rất quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, nếu cha mẹ không tập cho trẻ hình thành thói quen ăn trái cây, trẻ sẽ có nguy cơ thiếu vitamin C, biểu hiện là dễ bị nhiễm trùng, thường bị lở loét trong niêm mạc miệng....
Nguồn vitamin C rất dồi dào trong nhiều loại trái cây và rau quả, đặc biệt nhiều trong dâu tây, dưa đỏ, cam quýt, đu đủ, kiwi, xoài, bông cải xanh....
4. Vitamin A
Mối quan hệ giữa vitamin A và sức khỏe của đôi mắt đã được chứng minh rất rõ. Trẻ dễ bị mờ mắt, khô mắt, quáng gà nếu thiếu vitamin A.
Các nguồn chứa nhiều vitamin A bao gồm khoai lang, cà rốt và các loại trái cây, rau quả màu cam, đỏ, các loại rau lá xanh đậm, sữa nguyên chất, cá, thịt bò và thịt cừu.
5. Vitamin D
Hệ xương của trẻ phát triển vượt bậc trong ba năm đầu đời. Đây cũng là một trong những cột mốc quyết định chiều cao của trẻ trong tương lai bên cạnh cột mốc dậy thì. Theo đó, nhu cầu vitamin D là rất lớn.
Bên cạnh việc thường xuyên cho trẻ tắm nắng, hoạt động thể lực ngoài trời, mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm vitamin D trong bữa ăn. Cá hồi, cá mòi, cá ngừ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa bò, sữa chua và một số sản phẩm từ sữa khác là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin D.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh nên được bổ sung 400 IU vitamin D ở dạng lỏng mỗi ngày ngay sau khi sinh. Dù cho trẻ lớn hơn, việc bổ sung vitamin D cũng cần chú trọng trong suốt những năm tháng tiếp theo.
6. Omega-3
Khi trẻ biết ngồi, bò, khả năng quan sát mở rộng ra, bộ não không ngừng học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Hoạt động trí não của trẻ liên tục phát triển. Khi đó vai trò omega-3 càng được phát huy.
Để hấp thu được omega-3, mẹ cần cho bé ăn tập trung vào các loại thực phẩm như cá da trơn, cá biển và các loại tảo biển. Ngoài ra, omega-3 còn có trong các loại hạt khô như quả óc chó, hạt chia và hạt lanh. Mẹ nên xay nhuyễn cho vào bột của trẻ trước khi tập cho trẻ ăn nguyên hạt lúc trẻ lớn hơn và có nhận thức.
7. Vitamin B12
Vitamin B12 cũng là một vitamin cần thiết trong việc ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ chức năng thần kinh khỏe mạnh. Loại vitamin này được tìm thấy trong các sản phẩm động vật như thịt, cá, trứng và sữa. Việc trẻ bị thiếu hụt vitamin B12 cần được tính tới nếu như trẻ bú sữa từ một bà mẹ ăn thuần chay hoặc trong trường hợp định hướng cho chế độ ăn của trẻ chỉ có nguồn gốc thực vật.
Trong các tình huống này, trẻ ăn chay cần nhận thêm vitamin B12 từ đậu nành, ngũ cốc và sữa thay thế hay từ các siro sinh tố tổng hợp.
8. I-ốt
Ngày nay, tình trạng thiếu i-ốt tại các vùng miền đã hạn chế phần nào nhờ các chương trình truyền thông vận động toàn dân. Tuy nhiên, nếu chế biến bữa ăn cho trẻ mà quên mất việc nêm nếm gia vị, trẻ vẫn dễ có nguy cơ thiếu i-ốt.
Mặc dù việc nêm muối vào đồ ăn dặm cho trẻ rất hạn chế, loại muối dùng cho trẻ nên chọn là muối i-ốt. Ngoài ra, i-ốt cũng có trong các sản phẩm từ biển như tảo biển, hải sản.
Như vậy, qua bài viết này, câu hỏi trẻ 6 tháng tuổi cần bổ sung vitamin gì không còn là nỗi lo lắng của các mẹ nữa. Một chế độ ăn dinh dưỡng, đầy đủ các thành phần cùng sự chăm sóc, tình yêu vô hạn của mẹ sẽ là nền tảng vững chắc nhất giúp cho con trẻ khôn lớn từng ngày.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Trẻ 3 tháng tuổi nặng 5,5kg, bú kém, rụng tóc, hay quấy khóc thì có cần bổ sung thêm dưỡng chất gì không?
Em sinh bé gái nặng 3,3kg. Tháng đầu bé tăng lên 4,5kg, tháng thứ 2 tăng lên 4,9kg. Và hiện tại bé đang được 3 tháng tuổi và nặng 5,5kg ạ. Bé nhà em tăng cân như vậy là có phát triển bình thường không ạ? Em cho bé bú sữa mẹ, nhưng bú ít cứ được vài phút là nhả ra. Nên em có bổ sung sữa công thức ngày 2 cữ 100ml sữa cho bé. Ngoài ra bé còn hay quấy khóc và rụng tóc nữa ạ. Em đang bổ sung vitamin D cho bé. Bé có cần phải bổ sung thêm dưỡng chất gì nữa không ạ?
- 1 trả lời
- 605 lượt xem
Cần bổ sung thêm dưỡng chất gì cho trẻ 4 tháng tuổi tăng cân nhiều hơn và ngủ ngoan hơn?
Con em hiện đang được 4 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra tới giờ nết ngủ của bé rất kém. Ngủ không sâu giấc và rất hay gắt ngủ ạ. Hàng ngày em có bổ sung vitamin D cho bé nhưng cũng chỉ cải thiện được phần nào. Bé vẫn ăn được nhưng tăng cân chậm. Em có cần bổ sung thêm chất gì cho bé để bé tăng cân nhanh và ngủ ngoan hơn không ạ?
- 1 trả lời
- 1330 lượt xem
Bé 5 tháng tuổi hay đổ mồ hôi sau gáy và tay chân có phải do thiếu vitamin D không?
Em sinh bé thiếu tháng, lúc em mới 36 tuần, bé nặng 2,2kg. Giờ bé được 5 tháng rồi và nặng 6,5kg. Cân nặng của bé có chuẩn bình thường không ạ? Em cho bé bú mẹ hoàn toàn, nhưng 3 tháng gần đây sữa mẹ ít đi nên em bổ sung thêm cho bé ăn sữa ngoài. Sau 2,5h em cho bé bú khoảng 120ml. Bé nhà em rất hay đổ mồ hôi, đặc biệt là sau gáy và tay chân. Bé bị như vậy có phải là do thiếu vitamin D không ạ? Em có cho bé uống vitamin D Pedia Kid mỗi sáng 1 giọt. Em có mua thêm well baby drops nhưng trong hướng dẫn là dành cho bé từ 6 tháng tuổi nên không dám cho uống. Cho em hỏi em bổ sung cho bé như vậy có ổn không ạ?
- 1 trả lời
- 965 lượt xem
Bé 6 tháng tuổi dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không?
Bé nhà em 6 tháng nhưng rất biếng ăn. Em có cho bé dùng appeton cho trẻ biếng ăn. Trước nay em chưa bổ sung vitamin D3 bao giờ. Vì em đang dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không ạ? Và chỉ dùng mỗi appeton có được không ạ?
- 1 trả lời
- 1050 lượt xem
Trẻ 4 tháng tuổi nặng 5200g có bị suy dinh dưỡng không?
Em sinh bé tại bệnh viện Từ Dũ ở tuần thứ 38. Bé sinh nặng 2550g. Sang tháng thứ 4 bé chỉ nặng 5200g. Cân nặng của bé như này có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ? Do mấy tháng trước bé bị sốt nên đến tháng thứ 4 bé mới tiêm ngừa mũi vacxin đầu tiên là mũi 5 trong 1 và uống 2 giọt rota. Khi tiêm về bé bị sốt 38.5°C nên em đặt thuốc hạ sốt hậu môn cho bé. Cho em hỏi em có thể đến bệnh viện Từ Dũ để tiêm vacxin những đợt tiếp theo cho bé không và địa chỉ và thời gian cụ thể thế nào ạ?
- 1 trả lời
- 1647 lượt xem
Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.
Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.
Tình trạng cảm lạnh của con dường như trở nên tồi tệ hơn chứ chẳng khá lên gì. Điều gì đang xảy ra? Nếu tình trạng ngạt mũi không biến mất, trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang.
Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.