1

Viêm đường ruột ở trẻ em: Những điều cần biết

​​​​​​​Trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh về đường ruột do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Nhẹ thì có thể là nôn trớ, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa... Nặng hơn là các bệnh tả, tắc ruột, viêm ruột thừa....

1. Các bệnh đường ruột thường gặp ở trẻ nhỏ

1.1. Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong các bệnh viêm đường ruột thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus tấn công đường ruột khiến trẻ bị tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài.

Trẻ được coi là bị tiêu chảy khi:

  • Đi phân lỏng trên 3 lần/ngày
  • Đau bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Có biểu hiện mất nước

Tiêu chảy tuy là bệnh thông thường nhưng nếu trẻ bị mất nước do tiêu chảy mà không được bù nước và chất điện giải kịp thời thì có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

Chế độ dinh dưỡng khi bị tiêu chảy của trẻ cũng rất quan trọng. Cần cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ vẫn đang bú mẹ thì nên tăng lượng bú và cữ bú. Nên cho trẻ ăn uống từ chút một, chia thành nhiều lần trong ngày. Không nên sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy. Nếu trẻ có các biểu nặng, triệu chứng bất thường thì nên đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay.

Viêm đường ruột ở trẻ em: Những điều cần biết
Khi bị tiêu chảy cần cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ vẫn đang bú mẹ thì nên tăng lượng bú và cữ bú

1.2. Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là bệnh do ký sinh trùng amip và trực khuẩn shigella gây nên. Trẻ bị bệnh kiết lỵ có biểu hiện:

  • Đi tiêu ra phân có kèm chất nhầy và máu
  • Sốt cao
  • Đau bụng
  • Luôn có cảm giác muốn đi cầu

Nếu tình trạng bệnh nặng và kéo dài, trẻ có thể bị kiệt sức, vật vã, lả đi, hôn mê rồi tử vong. Bệnh kiết lỵ thường kéo dài. Nếu ký sinh trùng amip xâm nhập vào gan có thể gây áp xe gan. Nếu trẻ bị kiết lỵ do trực khuẩn shigella mà bị biến chứng có thể tử vong ngay trong 24 giờ.

1.3. Bệnh tắc ruột

Tắc ruột là tình trạng không thể đi vệ sinh được. Trẻ sơ sinh bị tắc ruột thường là do xoắn ruột, phình đại tràng bẩm sinh, lồng ruột hoặc mắc chứng thoát vị bẹn khiến ruột bị nghẹt. Biểu hiện của trẻ bị tắc ruột là nôn ói liên tục, có khi nôn ra nước mật.

Khi trẻ bị tắc ruột, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

1.4. Bệnh tả

Tả là một trong những bệnh đường ruột ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, dễ dàng lây lan thành ổ dịch lớn và có khả năng gây tử vong nhanh chóng.

Biểu hiện của bệnh tả bao gồm:

  • Tiêu chảy, đi cầu ra nước màu trắng đục ồ ạt, không cầm được
  • Đau bụng
  • Nôn ói liên tục

Việc đi cầu ra nước và nôn ói liên tục khiến bệnh nhân nhanh chóng bị mất nước, kiệt sức và tử vong nhanh.

Nguyên nhân gây bệnh tả là do vi khuẩn tả. Vi khuẩn này thường ẩn chứa ở những nơi dơ bẩn, các loại thức ăn kém vệ sinh, bị ôi thiu, thức ăn chưa được nấu chín, thức ăn bị ruồi nhặng đậu vào. Khi trẻ nhỏ ăn phải các thức ăn chứa vi khuẩn tả sẽ bị nhiễm bệnh.

Để phòng tránh bệnh tả cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ. Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Không ăn các thực phẩm không rõ nguồn gốc. Tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

1.5. Bệnh thương hàn

Biểu hiện của bệnh thương hàn gồm:

  • Đầy bụng, chậm tiêu
  • Đau bụng
  • Có thể tiêu chảy hoặc táo bón

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn là do vi khuẩn salmonella mang nhiều độc tố dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết ruột, thủng ruột, trẻ có thể bị viêm não rồi tử vong.

1.6. Táo bón

Trẻ nhỏ rất dễ bị táo bón. Biểu hiện của táo bón bao gồm:

  • Đi cầu ít hơn bình thường
  • Đi cầu ra phân rắn
  • Đau bụng quằn quại mỗi lần đi cầu
  • Buồn đi cầu nhưng rặn không ra phân

Nguyên nhân gây táo bón chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý: thiếu chất xơ và uống ít nước. Ngoài ra, bệnh có thể hình thành do thói quen nhịn đi cầu hoặc mắc các bệnh đại tràng, rối loạn chức năng co bóp đại tràng hoặc các bệnh tổn thương cột sống.

Khi trẻ bị táo bón nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ như: rau củ quả...

Viêm đường ruột ở trẻ em: Những điều cần biết
Khi trẻ bị táo bón nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ như: rau củ quả...

1.7. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những bệnh đường ruột phổ biến ở trẻ nhỏ. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là ợ nóng. Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ không có biểu hiện gì nhưng khi đi khám lại vô tình phát hiện ra bệnh.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến viêm loét thực quản, hẹp thực quản, biến đổi niêm mạc thực quản... dẫn đến ung thư thực quản.

1.8. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ khiến trẻ ăn không tiêu, ăn không ngon miệng dẫn đến biếng ăn hoặc táo bón. Rối loạn tiêu hóa rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, do trẻ dùng kháng sinh hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sức ăn của trẻ, tác động không tốt cho quá trình phát triển, ổn định của trẻ, khiến trẻ thiếu cân, còi xương, suy dinh dưỡng.

2. Nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường ruột ở trẻ nhỏ như:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
  • Sức đề kháng của hệ tiêu hóa còn non nớt, dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng... tấn công
  • Trẻ bị viêm đường ruột do dùng kháng sinh. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn diệt cả các vi khuẩn có lợi dẫn đến mất cân bằng sinh thái đường ruột
  • Vệ sinh kém, không đảm bảo an toàn thực phẩm, không rửa sạch tay cho trẻ. Trẻ bị nhiễm bẩn từ đồ chơi, quần áo...
  • Trẻ bị các bệnh đường ruột do biến chứng từ các bệnh khác như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp...
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
  • Hệ thống men tiêu hóa chưa hoàn thiện
  • Cho trẻ ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn chứa chất bảo quản, đồ ăn chưa được nấu chín, đồ uống có ga...

3. Cách phòng tránh các bệnh đường ruột ở trẻ em

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ
  • Cho trẻ ăn đủ chất, ăn thức ăn phù hợp với lứa tuổi
  • Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn bên ngoài không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh
Viêm đường ruột ở trẻ em: Những điều cần biết
Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn bên ngoài không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh
  • Rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Cho trẻ ăn uống điều độ, đúng giờ
  • Cho trẻ uống đủ nước. Nước rất cần thiết để làm loãng thức ăn và giúp thức ăn dễ dàng di chuyển trong đường ruột
  • Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
  • Cho trẻ ăn nhiều chất xơ, các thực phẩm giàu men vi sinh và không có tính axit như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, cà rốt, súp lơ, bắp cải, rau xanh...
  • Cho trẻ em nhiều thực phẩm chứa kẽm giúp tái tạo tế bào miễn dịch: sò, củ cải, đậu Hà Lan, lạc, khoai lang...
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ chiên rán gây khó tiêu, đầy bụng
  • Hạn chế các loại đồ ăn cay, đồ ăn chua
  • Dạy trẻ nhai thật kỹ thức ăn giúp thức ăn hòa trộn với các enzyme trong nước bọt, dễ dàng tiêu hóa hơn
  • Không cho trẻ ăn quá no, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Cho trẻ tập thể dục và vận động hàng ngày. Tuy nhiên không vận động mạnh ngay sau bữa ăn
  • Tránh căng thẳng, ức chế, nhất là trong bữa ăn
  • Bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột

Viêm đường ruột là loại bệnh lý phổ biến ở trẻ, rất cần sự chăm sóc về dinh dưỡng, lối sống để làm giảm triệu chứng bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm. Đối với những trường hợp viêm đường ruột cần đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị sớm.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  727 lượt xem

Trẻ 31 ngày tuổi nằm điều hòa có bị viêm phổi không?

Bé nhà em hiện đang được 31 ngày tuổi. Em muốn cho bé nằm điềuh hòa mà chỉ sợ bé bị viêm phổi. Nếu em cho bé nằm điều hòa thì nên để ở nhiệt độ bao nhiêu ạ? Và khi đó có nên cho bé đeo bao tay, bao chân, đội mũ thóp, mặc quần áo dài không ạ? Em có thể cho bé nằm điều hòa cả ngày lẫn đêm không hay chỉ cho nên nằm lúc trưa nóng đến chiều tối và thời gian còn lại thì sẽ mở cửa và bật quạt ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  499 lượt xem

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1074 lượt xem

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  690 lượt xem

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  922 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ 02:51
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa do sức đề kháng chưa cao và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trong khi đó, virus gây bệnh viêm ruột ở trẻ lại dễ...
 2 năm trước
 658 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 641 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 658 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 665 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 603 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây