1

Viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ là một tình trạng nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

1. Viêm động mạch tế bào khổng lồ là gì?

Viêm động mạch tế bào khổng lồ là tình trạng viêm ở lớp biểu mô của lòng mạch. Thông thường, bệnh ảnh hưởng tới các động mạch ở vùng đầu, đặc biệt là ở khu vực thái dương, và cũng vì lí do này mà viêm động mạch tế bào khổng lồ đôi khi được gọi là viêm động mạch thái dương.

Viêm mạch tế bào khổng lồ thường gây ra đau đầu, đau da đầu, đau hàm và gây ra các vấn đề với thị lực. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn tới mù lòa.

Nếu được điều trị kịp thời với thuốc corticosteroid có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và tránh được tình trạng mất thị lực. Tình trạng bệnh sẽ dần cải thiện sau một vài ngày điều trị, nhưng kể cả khi đã được điều trị thì bệnh cũng hay tái phát.

Bệnh nhân sẽ cần tái khám thường xuyên để theo dõi và điều trị bất kỳ tác dụng không mong muốn nào từ việc sử dụng corticosteroid.

2. Triệu chứng của viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ
Triệu chứng thường gặp của viêm động mạch tế bào khổng lồ

Triệu chứng thường gặp nhất của viêm mạch tế bào khổng lồ là đau đầu, thường đau mức độ nặng và ảnh hưởng tới cả hai bên thái dương. Đau đầu có thể tiến triển ngày càng nặng hơn, xuất hiện rồi thoái lui, hoặc tạm thời biến mất.

Thông thường, các dấu hiệu của bệnh bao gồm:

  • Đau đầu nặng, dai dẳng, thường ở khu vực thái dương.
  • Đau da đầu.
  • Đau hàm khi nhai hoặc khi há miệng rộng.
  • Sốt.
  • Mệt mỏi.
  • Sụt cân ngoài ý muốn.
  • Mất thị lực hoặc nhìn đôi, đặc biệt là ở những người có xuất hiện đau hàm.
  • Đột ngột mất thị lực vĩnh viễn một bên mắt.

Đau và cứng ở cổ, vai hoặc háng là những triệu chứng thường thấy của một rối loạn có liên quan có tên viêm đa cơ dạng thấp. Khoảng một nửa trong tổng số các bệnh nhân mắc viêm động mạch tế bào khổng lồ cũng bị viêm đa cơ dạng thấp.

Nếu xuất hiện tình trạng đau đầu mới, kéo dài, hoặc có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào đã nêu ở trên hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu được chẩn đoán xác định mắc bệnh này, can thiệp điều trị càng sớm càng có ích trong việc phòng tránh mất thị lực.

3. Nguyên nhân gây viêm động mạch tế bào khổng lồ

Khi bị viêm mạch tế bào khổng lồ, lớp biểu mô của động mạch sưng phù do bị viêm, khiến cho lòng mạch bị hẹp lại, làm giảm lưu lượng máu qua mạch, từ đó làm giảm lượng oxy và dưỡng chất cần thiết cung cấp cho các mô.

Gần như bất kỳ động mạch có kích thước lớn và kích thước trung bình nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng viêm mạch tế bào khổng lồ thường xuất hiện nhất ở các động mạch khu vực thái dương.

Nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được biết rõ, nhưng giả thiết được đặt ra là thành của động mạch vì một lí do nào đó bị hệ miễn dịch của cơ thể tấn công (nguyên nhân tự miễn). Một số gen và yếu tố môi trường nhất định có thể làm gia tăng nguy cơ xuất hiện bệnh này.

4. Yếu tố nguy cơ của viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ
Viêm động mạch tế bào khổng lồ hầu như chỉ ảnh hưởng đến người lớn tuổi

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xảy ra viêm mạch tế bào khổng lồ bao gồm:

  • Tuổi tác: Bệnh chỉ xảy ra ở người trưởng thành , và hiếm khi xuất hiện ở người dưới 50 tuổi. Đa số các trường hợp biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh ở độ tuổi giữa 70 và 80 tuổi.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng hai lần so với nam giới.
  • Chủng tộc và vị trí địa lí: Bệnh thường hay gặp nhất ở những người da trắng khu vực Bắc Âu hoặc cư dân ở bán đảo Scandinavie.
  • Viêm đa cơ dạng thấp: Mắc viêm đa cơ dạng thấp làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh.
  • Tiền sử gia đình: Đôi khi xuất hiện ở các thành viên trong gia đình.

5. Biến chứng của viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm mạch tế bào khổng lồ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Mù lòa:

Lượng máu tới mắt bị giảm có thể gây mất thị lực ở một mắt, và hiếm khi mất thị lực ở cả hai mắt. Tình trạng mất thị lực xảy ra đột ngột, không đau, và thường là mất thị lực vĩnh viễn.

  • Túi phình động mạch chủ:

Túi phình là sự phình ra (như một cái túi) tại vị trí mạch máu yếu, hiện tượng này thường xảy ra ở động mạch chủ, là một động mạch lớn đi từ trung thất xuống ổ bụng. Túi phình động mạch chủ có thể bị vỡ, gây xuất huyết nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.

Biến chứng phình động mạch chủ có thể xảy ra sau vài năm kể từ khi bệnh nhân được chẩn đoán viêm động mạch tế bào khổng lồ, do đó bác sĩ sẽ cần phải theo dõi tình trạng của động mạch chủ thông qua chụp X-quang lồng ngực định kỳ hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác (ví dụ như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính,...).

  • Đột quỵ:

Đột quỵ tuy có thể xảy ra, nhưng là biến chứng không thường thấy của bệnh.

6. Chẩn đoán viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ
Hệ thống máy chụp cộng hưởng MRI tại vinmec

Viêm mạch tế bào khổng lồ có thể khó chẩn đoán ban đầu bởi các triệu chứng sớm có thể trùng với các bệnh lí khác, và cũng vì vậy, bác sĩ sẽ cần phải chẩn đoán phân biệt.

Bên cạnh việc khai thác tiền sử bệnh lí và các triệu chứng đã xuất hiện, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng cẩn thận, đặc biệt là động mạch thái dương.

Các xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định là:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể phản ánh tình trạng viêm của cơ thể, bao gồm các xét nghiệm như tốc độ máu lắng, CRP,...
  • Chẩn đoán hình ảnh: Dùng để chẩn đoán và theo dõi đáp ứng của bệnh nhân với điều trị.
    • Siêu âm doppler: Sử dụng sóng siêu âm để tái hiện hình ảnh dòng chảy của máu trong lòng mạch.
    • Chụp cộng hưởng từ mạch (magnetic resonance angiography - MRA) và chụp xạ hình cắt lớp positron (positron emission tomography - PET): Cung cấp hình ảnh chi tiết của mạch máu và các tổn thương.
  • Sinh thiết: Đối với viêm mạch tế bào khổng lồ ở động mạch thái dương, cách chắc chắn nhất để khẳng định là tiến hành sinh thiết.

7. Điều trị viêm động mạch tế bào khổng lồ

Phương pháp điều trị chính đối với bệnh này là sử dụng liều cao corticosteroid (chẳng hạn như prednisone). Bởi vì điều trị ngay lập tức là rất cần thiết để ngăn ngừa mất thị lực, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc trước khi xác nhận chẩn đoán bằng sinh thiết.

Sau vài ngày điều trị, bệnh nhân sẽ dần cảm thấy khá hơn. Nếu bệnh nhân đã mất thị lực trước khi điều trị, sẽ gần như không thể hồi phục lại thị lực đã mất. Tuy nhiên nếu chưa bị mất thị lực thì các triệu chứng sẽ được cải thiện.

Bệnh nhân có thể cần phải điều trị lâu dài. Bên cạnh đó viêm mạch tế bào khổng lồ hay tái phát, đồng thời điều trị bằng corticosteroid có nhiều tác dụng không mong muốn, vì vậy bệnh nhân nên đi khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ để được đánh giá, theo dõi và can thiệp (nếu cần).

Bên cạnh corticosteroid, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế miễn dịch như methotrexate (Trexall). Ngoài ra, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration - FDA) của Hoa Kỳ gần đây đã phê chuẩn sử dụng tocilizumab (Actemra) trong điều trị viêm mạch tế bào khổng lồ, nhưng do đây là thuốc mới, dữ liệu chưa nhiều nên cần có thêm các nghiên cứu.

mayoclinic.org

XEM THÊM:

  • Chú ý theo dõi đau đầu kèm co giật vùng thái dương
  • Cập nhật phân loại và nguyên nhân các bệnh đau đầu
  • Các loại đau đầu thường gặp khiến bạn khó chịu - Tác hại của đau đầu

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây