1

Vì sao người bị tiểu đường nên ăn ít calo? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chế độ dinh dưỡng ít calo không chỉ cải thiện bệnh béo phì đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 mà còn giúp bệnh nhân hạn chế việc sử dụng insulin.

Theo một nghiên cứu mới đây tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ, một chế độ hạn chế calo trong vòng bốn tháng cho phép những bệnh nhân tiểu đường, béo phì có thể chấm dứt việc sử dụng insulin. Tiêu thụ ít calo còn cải thiện đáng kể chức năng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Trên thực tế thì có đến 75% số bệnh nhân mắc tiểu đường có thể duy trì việc không sử dụng insulin cho hơn một năm, dù quay trở lại chế độ ăn thông thường của họ.

Trong một bài báo nghiên cứu của TS. Sebastiaan Hammer thuộc TT Y tế ĐH Leiden, Hà Lan cho biết: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng sau 16 tuần hạn chế calo đã cải thiện chức năng tim ở những bệnh nhân này”. Họ đã đo chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) của 15 bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 và béo phì, sau đó chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá chức năng tim và mỡ màng ngoài tim của mỗi người. (Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng có mối liên quan giữa mỡ màng ngoài tim và chức năng tim, đặc biệt ở những người có bệnh về trao đổi chất).

Những bệnh nhân tham gia nghiên cứu bao gồm 7 người đàn ông và 8 phụ nữ, chế độ dinh dưỡng khoảng 500 calo/ngày và kéo dài trong khoảng 4 tháng. Khi bắt đầu chế độ ăn uống, mức độ đường trong máu của bệnh nhân cải thiện đáng kể. TS Hammer lưu ý rằng những bệnh nhân có thể ngừng sử dụng insulin trong ngày đầu tiên của chế độ ăn kiêng do đã giảm tải được cacbon hydrate.

Đối với những ngày đầu tiên, việc cắt giảm insulin có ảnh hưởng đến chế độ ăn nhưng sau đó nó có tác dụng giảm cân. Sau 4 tháng, những bệnh nhân này được đo lại chỉ BMI và MRI. Kết quả cho thấy, trung bình lượng mỡ ở ngoài tim giảm từ 39ml đến 31ml và BMI giảm từ 35,3 xuống còn 27,5. (Mức độ béo phì là khi chỉ số cơ thể BMI từ 30 trở lên). Ngoài ra chức năng tim tâm trương cũng giảm về mức tiêu chuẩn hơn. Nếu chức năng tâm trương kém, trong đó có đo cả nhịp đập của tim khi tâm thất đang bơm máu có thể dẫn đến suy tim sung huyết.

Những lợi ích sức khoẻ về tim mạch được tiếp tục duy trì sau 14 tháng theo dõi. Những bệnh nhân tham gia nghiên cứu này cũng đã quay lại chế độ ăn uống bình thường thì chỉ số BMI cũng chỉ tăng lên 31,7 và mỡ ở màng ngoài tim cũng chỉ tăng lên 32ml. Chỉ có 4 người trong số các bệnh nhân phải sử dụng insulin vào cuối giai đoạn nghiên cứu 18 tháng.

TS Hammer cũng cho biết thêm rằng mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra một chế độ ăn uống cực kỳ hạn chế calo trong thời gian ngắn có thể mang lại lợi ích sức khoẻ tim mạch đối với bệnh nhân tiểu đường hơn so với thuốc nhưng những người béo phì không được khuyên nên cố gắng thay đổi chế độ ăn như vậy mà không có giám sát của bác sĩ. Ông cũng cảnh bảo rằng, chế độ ăn hạn chế calo không nên áp dụng cho những người mắc bệnh về thận, bệnh tim mạch hoặc các rối loạn khác.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT 04:40
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Đối với những người bị đái tháo đường, bàn chân cần phải chăm sóc kỹ hơn bởi những biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ nhầm lẫn với vết loét thông...
 3 năm trước
 501 Lượt xem
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 05:31
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý, bởi việc sử dụng thuốc tác động trực tiếp đến quá trình trị bệnh.Hãy...
 3 năm trước
 619 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 733 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 711 Lượt xem
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG 05:33
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan....
 3 năm trước
 610 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? 01:21
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN?
Việc xác định phân loại bệnh đái tháo đường sẽ phục vụ công tác khám chữa bệnh nhanh...
 3 năm trước
 563 Lượt xem
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin BCG giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

10 bài tập tốt cho người bị bệnh tiểu đường
10 bài tập tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Đối với những người bị tiểu đường type 2, tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát đường huyết và cân nặng. Tập thể dục còn giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện tâm trạng.

Ăn nấm có lợi ích gì đối với người bị bệnh tiểu đường?
Ăn nấm có lợi ích gì đối với người bị bệnh tiểu đường?

Nấm là một loại thực phẩm ít calo, ít carb, phù hợp với chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây