1

Viêm phổi và Đái tháo đường - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Viêm phổi 

Vi khuẩn là tác nhân thường gặp nhất gây viêm phổi. Trong đó, “phế cầu” là 1 loại vi khuẩn thường gặp nhất gây ra viêm phổi mắc phải trong cộng đồng. 

Hiện nay, đại dịch COVID 19 đang là vấn đề sức khỏe khẩn cấp trên toàn thế giới, và bệnh nhân đái tháo đường là đối tượng dễ bị tổn tương nhất do COVID 19. Đái tháo đường là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong do COVID 19.

Nếu viêm phổi không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân đái tháo đường sẽ có nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Đường huyết tăng cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng trong đó có viêm phổi, ngược lại viêm phổi cũng sẽ góp phần làm tăng đường huyết và khó kiểm soát đường huyết hơn. Điều này lí giải tại sao viêm phổi trên bệnh nhân đái tháo đường nguy hiểm và cần nhiều thời gian, công sức điều trị hơn so với người bình thường.

Khi bị viêm phổi, người bệnh thường có các triệu chứng sau:

  • Sốt, lạnh run, vã mồ hôi
  • Ho đàm
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Chán ăn
  • Đau mỏi toàn thân, mệt mỏi.

Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân đái tháo đường mắc viêm phổi cần nhập viện để được điều trị và theo dõi sát.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm phổi?

Người bệnh  đái tháo đường dễ mắc viêm phổi và khi đã bị bệnh thì nguy cơ tử vong cũng cao hơn so với người bình thường. Do đó, phương ngôn “phòng bệnh hơn chữa bệnh” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường.

Như vậy để phòng ngừa viêm phổi, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch COVID 19 đang hoành hành trên thế giới cũng như tại Việt Nam, người bệnh đái tháo đường cần:

Tuân thủ 5K và các hướng dẫn phòng chống COVID của Bộ Y Tế: 

  • KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
  • KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
  • KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
  • KHÔNG TỤ TẬP: đông người.
  • KHAI BÁO Y TẾ: trung thực

Ngoài ra:

  • Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.
  • Kiểm soát tốt đường huyết: Tuân thủ chế độ điều trị, không tự ý ngưng thuốc, có chế độ dinh dưỡng khoa học-hợp lý, ngưng tiêu thụ các sản phẩm độc hại như rượu bia-thuốc lá, tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Tiêm phòng vắc xin ngừa cúm và phế cầu: Hiện nay, ở Việt Nam đã có vắc xin phòng ngừa cúm và phế cầu. Việc tiêm ngừa vắc xin làm giảm 70% nguy cơ nhập viện do cúm và viêm phổi. Do đó, Bộ Y Tế Việt Nam khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường nên tiêm phòng:

  • Vắc xin ngừa cúm: Mỗi năm 1 lần. Thời điểm tốt nhất là vào đầu mùa cúm (thường là mùa thu hoặc mùa đông).
  • Vắc xin ngừa phế cầu: cần tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin ngừa phế cầu, có thể cùng thời điểm với vắc xin ngừa cúm hoặc bất kì thời điểm nào trong năm. Mũi tiêm thứ 2 khi đã tiêm mũi đầu ít nhất 5 năm và người bệnh trên 65 tuổi.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG 05:33
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan....
 3 năm trước
 748 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? 01:21
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN?
Việc xác định phân loại bệnh đái tháo đường sẽ phục vụ công tác khám chữa bệnh nhanh...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 03:24
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến mắt, thần kinh,...
 3 năm trước
 750 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG?? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG?? 04:25
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG??
Đái tháo đường trong thai kỳ gây biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy mẹ bầu cần lưu tâm chú ý đến sức khỏe và theo dõi trong suốt quá trình mang...
 3 năm trước
 730 Lượt xem
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT 04:40
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Đối với những người bị đái tháo đường, bàn chân cần phải chăm sóc kỹ hơn bởi những biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ nhầm lẫn với vết loét thông...
 3 năm trước
 648 Lượt xem
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 05:31
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý, bởi việc sử dụng thuốc tác động trực tiếp đến quá trình trị bệnh.Hãy...
 3 năm trước
 743 Lượt xem
Tin liên quan
Đái tháo đường type 1,5 là gì? Có nguy hiểm không?
Đái tháo đường type 1,5 là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh đái tháo đường type 1,5 có thể bị chẩn đoán nhầm là đái tháo đường type 2. Nếu bạn có cân nặng khỏe mạnh, lối sống tích cực vận động và đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2 thì có khả năng loại đái tháo đường mà bạn thực sự mắc phải là đái tháo đường type 1,5.

Stress có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh đái tháo đường?
Stress có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh đái tháo đường?

Khi bị căng thẳng hay stress, cơ thể sẽ tiết ra một số loại hormone khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này gây ra các triệu chứng bất lợi ở những người bị đái tháo đường. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Những ai có nguy cơ bị đái tháo đường?
Những ai có nguy cơ bị đái tháo đường?

Nguyên nhân chính xác gây bệnh đái tháo đường hiện vẫn chưa được xác định rõ nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đái tháo đường type 2 có thể chuyển thành type 1 không?
Đái tháo đường type 2 có thể chuyển thành type 1 không?

Cả đái tháo đường type 1 và type 2 đều có đặc trưng là lượng đường trong máu cao nhưng hai loại đái tháo đường này là do nguyên nhân khác nhau gây ra.

Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?

Tìm hiểu về vai trò của insulin trong cơ thể và lợi ích của liệu pháp insulin trong kiểm soát, điều trị đái tháo đường type 2.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây