1

Vận động khi mang thai - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Khi mang bầu bạn vẫn phải làm việc nhà, đi chợ… Vận động như thế nào cho đúng cách, tránh làm những gì khi mang bầu là những điều mà các bà mẹ tương lai nên lưu ý.

Cúi người

  • Sau 6 tháng, trọng lượng của thai nhi thường đè lên cột sống của mẹ, gây ra những cơn đau lưng rất khó chịu.
  • Vì thế, tốt hơn cả là tránh những vận động cúi và chỉ hơi cúi nhẹ về phía trước.
  • Tuy nhiên, trước đó cần hơi gập đầu gối lại để trọng lượng cơ thể dồn bớt vào chân. Lựa chọn tư thế này khi tắm hoặc khi ngồi lên chiếc đi văng thấp.

Ngủ dậy

  • Các bà mẹ tương lai cảm thấy dễ chịu hơn cả khi ngủ nghiêng. Tuy nhiên, để trọng lượng cơ thể được chia đều, cần phải đặt giữa hai đầu gối một chiếc gối nhỏ. Nếu cảm thấy tê hoặc đau ở phần thận, bạn nên đặt thêm một chiếc gối nhỏ ở phần hông để tránh làm cho lưng bị cong.
  • Vài tháng đầu bạn vẫn có thể đứng dậy rất nhanh từ giường ngủ nhưng khi bụng đã to hơn bạn cần phải chuyển động từ từ để không làm căng các cơ ở bụng.
  • Nếu bạn nằm thẳng thì trước khi đứng dậy, cần phải chuyển sang nằm nghiêng, vai hơi hướng về phía trước, đầu gối thì gập lại. Sau đó chống khuỷu tay xuống, thả chân xuống dưới giường và ngồi dậy.

Đứng

  • Nếu tính chất công việc cần phải đứng lâu, máu và các chất lỏng sẽ bị ứ lại ở chân dẫn tới phù hoặc làm giãn tĩnh mạch. Khi đó, các bà mẹ trẻ cần phải nghỉ ngơi: thỉnh thoảng bạn nên ngồi xuống ghế, đặt chân lên một cái ghế thấp. Phương pháp này sẽ giúp máu lưu thống tốt hơn và lưng sẽ được thư giãn.
  • Nếu không được ngồi, bạn cần phải tìm cho mình một tư thế kết hợp cả những bài tập cho nhóm cơ. Ví như: bấm các ngón chân thật chặt, sau đó thả lỏng chúng; đứng kiễng chân và chuyển trọng lượng cơ thể từ chân này sang chân khác.

Ngồi

  • Khi ngồi, quan trọng là bạn phải được dựa lưng vào thành ghế. Nếu cần thiết, có thể đặt một chiếc gối nhỏ ở phần lưng.
  • Nếu phải ngồi làm việc, bạn nên dành một ít thời gian để đi lại. Đi lại giúp máu tuần hoàn tốt, tránh sự xuất hiện của bệnh trĩ. Nếu phải ngồi làm việc với máy tính nhiều, bạn nên nghỉ ngơi 1h một lần.

Đi

  • Đi bộ rất cần thiết cho các bà bầu. Đi bộ làm các cơ ở chân khỏe hơn, các cơ vòm bụng săn chắc hơn, đồng thời hạn chế bớt nguy cơ làm biến dạng các ven.
  • Tuy nhiên, khi cảm thấy mệt, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 5 - 10 phút. Khi đi bộ, cần phải đi giầy thấp và vừa chân.
  • Khi đi xe đường dài, bạn không nên ngồi một chỗ quá lâu. Bạn cần phải đứng một chút để kích thích tuần hoàn máu.
  • Nếu đi xe buýt, bạn nên ngồi và chỉ đứng dậy khi xe đã dừng lại hoàn toàn để tránh xe buýt phanh đột ngột khiến bạn mất cân bằng và ngã. Đừng ngại đề nghị người khác nhường chỗ cho mình vì sức khoẻ của bản thân và của em bé. 
  • Tư thế ngồi khi đi xe buýt: ngồi thẳng, ngả người ra phía sau. Nếu mệt, bạn nên dừng lại và xoa bóp chân. 

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1087 lượt xem

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  678 lượt xem

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1832 lượt xem

Cần làm gì trước khi mang thai bé thứ hai nếu bé đầu có bệnh lý?

Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu, do thai nhi bị suy thận trái, thiếu máu và ngạt ối, suy hô hấp ở tuần 32 nên bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Bây giờ, em dự định mang thai lại. Để tránh rủi ro như lần đầu, em cần phải làm gì ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  421 lượt xem

Cảm cúm khi mang thai, có cần đi viện khám?

Mang thai được 14 tuần, mấy hôm nay em bị ngứa họng, sổ mũi, ngạt mũi, ho nhẹ và khàn tiếng. Không biết, em có cần đến Bệnh viện thăm khám, uống thuốc không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  437 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:40
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 ??̂? ??̂ ????̀? ??̀?? ??̛́?? - ???̉? đ?? ??? ??̂̉ ???̛̣? ???̣̂? ???̛ ???̂́ ??̀??
 3 năm trước
 771 Lượt xem
Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 03:40
Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
"...thực sự, những điều này mình chỉ cảm nhận được từ mẹ mình thôi, ở những bác sĩ khác dù có đi thăm khám nhiều nơi rồi nhưng chưa bao giờ cảm...
 3 năm trước
 598 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 949 Lượt xem
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:16
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click để XEM NGAY livestream để đồng hành cùng chị Thắm trong hành trình chào đón con yêu này nhé! xem thêm
 3 năm trước
 726 Lượt xem
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:31
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Và cùng theo dõi ca sinh mổ của mẹ bầu Đỗ Thị Hà
 3 năm trước
 558 Lượt xem
Tin liên quan
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Bệnh Rubella (sởi Đức) khi mang thai
Bệnh Rubella (sởi Đức) khi mang thai

Nếu bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc thai nhi được sinh ra với nhiều dị tật bẩm sinh và gặp phải các vấn đề phát triển.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây