1

Ứng dụng nguyên liệu gân, xương đồng loại bảo quản trong phẫu thuật ghép - Bệnh viện Việt Đức

Hai tổn thương rất hay gặp trong chấn thương chỉnh hình là khuyết xương và khuyết gân, dây chằng.

Tổn thương khuyết xương: 

Cần phải được phục hồi để trả lại hình thể giải phẫu và độ vững chắc của xương. Ghép xương nhằm giải quyết nhiều bệnh lý khác nhau như: khớp giả, mất đoạn xương, khuyết xương sau lấy bỏ khối u. Số các ca bệnh cần ghép xương bảo quản là rất lớn. Tại Mỹ, hàng năm có tới 350.000 ca/280 triệu dân. Tại Nhật Bản, dân số là 120 triệu người mà có tới 87.994 ca ghép xương trong 5 năm (1985 – 1989), trung bình 17.600 ca/năm.

Tổn thương đứt dây chằng và tổn thương mất đoạn gân: 

Là những tổn thương không hồi phục.

Phẫu thuật chuyển gân chi, phẫu thuật tái tạo dây chằng hay phẫu thuật ghép gân tự thân mang lại một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, do vật liệu tự thân là loại vật liệu được lấy ra từ chính cơ thể của bệnh nhân, có những mặt hạn chế do giới hạn về số lượng, không phải lúc nào cũng đủ để ghép gân số lượng lớn, tái tạo hai bó dây chằng chéo trước, tái tạo nhiều dây chằng và nhất là những trường hợp đứt lại dây chằng, bệnh nhân phải mổ lại lần 2, 3.

Bên cạnh đó, việc lấy gân ở vùng này đem ghép cho vùng kia thực chất là việc chấp nhận hy sinh chức năng ít quan trọng ở vùng này để lập lại chức năng quan trọng hơn ở vùng khác…

Nhiều tai biến có thể gặp tại chỗ lấy mảnh ghép tự thân như: vỡ xương bánh chè, đứt phần gân bánh chè còn lại, yếu hệ thống duỗi gối, yếu động tác khép đùi, giảm sự vững chắc mặt trong khớp gối, tổn thương các nhánh thần kinh tại vị trí lấy gân.

Nguyên liệu gân, xương đồng loại:

Nguyên liệu gân, xương đồng loại là xương của người chết hiến mô tạng được xử lý, bảo quản bằng nhiều phương pháp khác nhau rồi sau đó sử dụng cho bệnh nhân. Gân, xương đồng loại qua xử lý bảo quản (đông khô, lạnh sâu) rất ít tính kháng nguyên nên hầu như không có phản ứng thải loại.

Ưu điểm:

Giúp cho bệnh nhân tránh phải chịu thêm một đường mổ nữa, có thể cung cấp một khối lượng xương lớn, thậm chí cả một đoạn xương. Sử dụng gân xương đồng loại trong phẫu thuật tái tạo dây chằng và ghép đoạn gân đã phát triển và có kết quả tốt.

Loại vật liệu này đảm bảo về số lượng đủ để làm lại nhiều dây chằng, nhiều gân cùng lúc, với chiều dài và đường kính phù hợp với từng bệnh nhân, vừa đảm bảo về chất lượng do cấu trúc vi thể không thay đổi so với vật liệu tự thân, tránh được các tai biến tại chỗ lấy gân.

Đồng thời, dây chằng hoặc gân sau tái tạo có độ vững chắc và khả năng hình thành hệ thống mạch máu, thụ thể thần kinh như khi sử dụng vật liệu tự thân, không thải bỏ mảnh ghép.

Kỹ thuật bảo quản gân xương đồng loại:

Bảo quản lạnh:

Gân, xương đồng loại giữ ở nhiệt độ thấp để tránh bội nhiễm và tránh sự phân hủy của các enzyme. Nhiệt độ lạnh có thể khác nhau từ -40°C, -80°C, -196°C, với thời hạn bảo quản có thể lâu đến 5 năm.

Chế độ làm lạnh phải đạt được các tiêu chuẩn: độ lạnh phải thấp, phải hạ nhanh và phải giữ cố định trong suốt thời gian bảo quản.

Hệ thống tủ bảo quản lạnh sâu -860C

Bảo quản đông khô:

Xương ghép được khử nước trong môi trường chân không và ở nhiệt độ thấp. Độ ẩm trong xương sau khi đông khô phải dưới 5%. Chính vì vậy phương pháp này chỉ thích hợp với những miếng xương ghép có kích thước nhỏ.

Chỉ định mổ ghép gân xương đồng loại bảo quản:

Ghép xương nhằm:

  • Làm đầy các khuyết hổng xương sau gãy kín hay sau phẫu thuật đục xương sửa trục, phục hồi hình thể giải phẫu sau lấy bỏ u xương.
  • Trám vào giữa 2 mặt khớp đã đục bỏ lớp sụn trong phẫu thuật hàn khớp hoặc làm vật chêm xương để hạn chế cử động khớp.
  • Bắc cầu vào vùng mất xương lớn, tạo tính liên tục của xương dài, làm khung chống đỡ trong phẫu thuật thay khớp lớn.
  • Thúc đẩy quá trình liền xương đối với các trường hợp chậm liền, khớp giả.

Ghép gân :

Trong tái tạo gân, dây chằng bị tổn thương không hồi phục.

Thực tế lâm sàng và nhu cầu ghép gân xương:

Trong 8 năm (từ năm 2011 đến năm 2018), Khoa Phẫu thuật Chi dưới – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã mổ ghép xương đồng loại bảo quản cho 120 bệnh nhân và mổ nội soi tái tạo dây chằng khớp gối sử dụng mảnh ghép gân đồng loại cho 263 bệnh nhân. Rất nhiều bệnh nhân có nhu cầu ghép gân, xương đồng loại. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài rất đắt đỏ và không sẵn có.

Trong 120 ca ghép xương bảo quản, có 70 ca khớp giả, 40 ca u xương, 8 ca ghép xương ổ cối trong thay lại khớp háng, 2 ca tạo hình trần ổ cối trong trật khớp háng. Đặc biệt, có 5/40 bệnh nhân khuyết xương đùi lớn do u tế bào khổng lồ được ghép toàn bộ khối lồi cầu. Trong số đó có ca đầu tiên được ghép khối lồi cầu và thay khớp gối chuôi dài cùng một thì. Tất cả đều có kết quả liền xương rất tốt.

Qua nghiên cứu thực nghiệm 30 mẫu (20 gân bánh chè + 10 gân Achille) bảo quản lạnh sâu và ứng dụng trên lâm sàng điều trị 263 bệnh nhân bị đứt dây chằng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, thời gian theo dõi trung bình 41,5 tháng, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

  • Đường kính trung bình của mảnh ghép thực nghiệm là 5,275 mm (nhỏ nhất, duy nhất 3,5 mm, lớn nhất 7,5mm), chiều dài phần gân trung bình là 41,6 mm, tổng chiều dài mảnh ghép (tính cả phần xương hai đầu) trung bình là 93,5 mm.
  • Lực làm đứt mảnh ghép lớn nhất là 182,96 N/1mm đường kính (trung bình 156,35 ± 26,61 N/1mm đường kính). Mảnh ghép đường kính 6mm, khả năng chịu lực tối đa là 1097,77 N và mảnh ghép đường kính 7mm là 1280,73 N. Trong nghiên cứu của chúng tôi làm kỹ thuật 2 bó nên sử dụng 2 mảnh ghép cho 1 bệnh nhân với sức chịu lực của từng bó nêu trên, khi gộp lại thành 2 bó, đảm bảo sức bền cho việc tái tạo lại dây chằng chéo trước.
  • Khả năng giãn tối đa đến khi đứt trung bình của mảnh ghép là 0,826 mm/1mm đường kính.
  • Kết quả điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối bằng mảnh ghép gân bánh chè đồng loại kỹ thuật hai bó 4 đường hầm rất khả quan:
  • Hầu hết vết mổ liền sẹo kỳ đầu.
  • Chức năng của khớp gối: 93,91 % đạt kết quả rất tốt.
  • Kết quả chức năng khớp gối theo IKDC có 97,34 % đạt loại A.

Như vậy, mảnh ghép xương, gân đồng loại bảo quản là nguồn vật liệu mới tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu phẫu thuật về số lượng cũng như chất lượng để ghép xương và tái tạo các dây chằng như đúng giải phẫu của nó, giúp người bệnh sớm trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường. Cần tăng cường nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật bảo quản gân xương đồng loại nhằm cung cấp khối lượng mảnh ghép đủ cho nhu cầu thực tế lâm sàng, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người bệnh với chi phí thấp nhất.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 846 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 3 năm trước
 857 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1160 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 703 Lượt xem
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 871 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 719 Lượt xem
Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gây loãng xương
Bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gây loãng xương

Bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm của cơ thể và điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Những người mắc bệnh celiac có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe về lâu dài khác, trong đó có chứng loãng xương. Tại sao bệnh celiac lại có thể dẫn đến loãng xương? Và làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ?

Liều dùng thuốc trị loãng xương Tymlos
Liều dùng thuốc trị loãng xương Tymlos

Tymlos (abaloparatide) là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị chứng loãng xương. Thuốc có dạng dung dịch lỏng để tiêm dưới da. Người bệnh thường tiêm thuốc một lần mỗi ngày.

Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Liều dùng thuốc trị loãng xương Actonel
Liều dùng thuốc trị loãng xương Actonel

Actonel là một loại thuốc điều trị loãng xương và bệnh Paget xương. Dưới đây là thông tin về liều dùng loại thuốc này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây