Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
1. Tuổi mọc răng sữa ở trẻ là bao nhiêu?
Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nói, thẩm mỹ của khuôn mặt và tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Răng vĩnh viễn mọc lên và phát triển ở bên dưới chiếc răng sữa. Nếu răng sữa bị sâu thì việc này cũng gây hại cho răng vĩnh viễn bên dưới. Vì vậy cần chữa trị kịp thời tình trạng sâu răng của răng sữa.
Trung bình, tuổi mọc răng sữa của bé như sau:
- Từ 6 – 7 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới;
- Từ 8 - 9 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.
Vào lúc trẻ được 3-4 tuổi hầu hết sẽ có 20 chiếc răng sữa. Phần lớn trẻ bắt đầu có răng sữa lung lay ở độ tuổi 5 - 6 tuổi, cũng có một số trẻ có răng sữa lung lay bắt đầu ở độ tuổi sớm hơn lúc 4 tuổi hoặc muộn hơn lúc 7-8 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ có răng sữa bị lung lay và rụng quá sớm thì cần đưa đi khám nha sĩ.
Nếu bé 10 tháng mà chưa mọc chiếc răng sữa nào là mọc răng trễ, cần cho bé đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa Răng Hàm Mặt Nhi để được tư vấn.
Răng sữa thường được thay thế bởi răng vĩnh viễn theo thứ tự cái nào mọc trước sẽ được thay trước.
2. Tuổi mọc răng vĩnh viễn và tuổi thay răng ở trẻ em
Thông thường các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa vừa rụng. Do áp lực của răng vĩnh viễn ở bên dưới, chân răng sữa sẽ bị tiêu dần, lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.Tuổi mọc răng vĩnh viễn của bé thông thường là:
- Từ 6 đến 8 tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới;
- Từ từ 7 đến 9 tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.
Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước.
Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa - răng cửa bên - răng tiền cối - răng nanh và các răng cối lớn, thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa - răng cửa bên - răng nanh - răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.
Độ tuổi thay răng ở trẻ em diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố sau:
- Đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng: Răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác;
- Thói quen của trẻ: Một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó. Việc này có thể gây ra viêm nhiễm nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để trẻ bỏ dần những thói quen xấu này.
Nếu bé 10 tuổi mà chưa mọc đủ các răng cửa vĩnh viễn là bị chậm mọc. Cha mẹ nên cho bé đến khám tại chuyên khoa Răng Hàm Mặt, chụp phim răng để khảo sát tình trạng mầm răng trong xương hàm.
3. Khi nào cần đưa trẻ tới nha sĩ ?
Trong quá trình thay răng ở trẻ em, các bậc phụ huynh không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà hay nhổ bằng chỉ. Việc làm này rất dễ gây chảy máu chân răng sau nhổ và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng.
Bên cạnh đó, việc đưa tay vào miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và có thể dẫn tới nhiễm trùng. Vì vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ lựa chọn việc nhổ hoặc tiếp tục chờ răng rụng.
Một số trường hợp đặc biệt như răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí.
Trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.
4. Chăm sóc trẻ thay răng như thế nào?
Chính vì răng có vai trò hết sức quan trọng nên các bậc phụ huynh cần chăm sóc và bảo vệ răng cho trẻ, tốt nhất là bằng các biện pháp dự phòng như:
- Trẻ dưới 3 tuổi thì chỉ dùng bàn chải đánh răng cho trẻ bằng nước sạch mà không dùng kem đánh răng vì trẻ dễ nuốt kem đánh răng gây nhiễm fluor, làm ố men răng;
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể tập tự đánh răng bằng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em với lượng kem rất ít để tránh tình trạng nuốt kem;
- Hướng dẫn trẻ lớn cách đánh răng đúng cách: Đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor; nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày; nên đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại;
- Nên đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra và điều trị sớm sâu răng, các bệnh răng miệng cũng như làm vệ sinh răng (lấy cao răng);
- Hãy luôn theo dõi sát sao trong quá trình thay răng ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai vì dễ dẫn đến sâu răng;
- Những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn,vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả;
- Trong giai đoạn này, một số trẻ duy trì những thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm... Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới, vì vậy cần khuyên trẻ không nên làm các hành động này.
Giai đoạn mọc răng sữa và thay răng ở trẻ là giai đoạn cha mẹ cần hết sức chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ, bởi nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng hàm răng vĩnh viễn sau này khi bé trưởng thành.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Cuối cùng trẻ đã sắp bước đến dấu mốc quan trọng đầu tiên của cuộc đời - sinh nhật một tuổi. Nhưng trước tiên hãy cùng tìm hiểu về tháng cuối cùng trong năm đầu đời của trẻ.
Trẻ 10 tháng tuổi chưa mọc răng có bất thường không?
Em sinh bé lúc 36 tuần, bé nặng 2,4kg. Hiện tại bé được 10 tháng rồi và nặng 7kg ạ. Bé bò rất nhanh, đã đứng vững và có thể đi được khoảng 2 bước. Bé bú sữa mẹ và cả sữa công thức, ngày được 400ml, cộng thêm 3 bữa ăn dặm, mỗi bữa được nữa chén, có hôm 1 chén. Ban ngày bé ngủ khoảng 4 tiếng, ban đêm từ 9h tối đến 6h sáng, nhưng cứ 2-3h lại ọ ẹ dậy đòi ti mẹ rồi mới ngủ tiếp. Bây giờ bé 10 tháng rồi mà vẫn chưa mọc cái răng nào, như vậy có bất thường không ạ? Bé có đi xét nghiệm máu, các chỉ số khác đều bình thường, tuy nhiên có vài chỉ số bị cao hoặc thấp quá, đó là: ALT 23.16; AST 47; Creatinin 38.9; Ure 4.3 %LYMPH 63.0; %NEUT 20.7; PLT 507. Em không đến lấy trực tiếp được nên không được tư vấn. Các chỉ số trên có bình thường không ạ? Em muốn bổ sung canxi và vitamin D cho bé thì bổ sung như thế nào?
- 1 trả lời
- 724 lượt xem
Trẻ 3 tháng tuổi đồ mồ hôi đầu nhiều và khớp chân kêu răng rắc là do thiếu vitamin D và canxi phải không?
Hiện bé nhà em đang được 3 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra tới giờ mặc dù nằm điều hòa với nhiệt độ thích hợp nhưng bé nhà em vẫn đổ mồi hôi đầu khá nhiều là bị sao ạ? Ngoài ra, khi co lên co xuống, các khớp gối của bé cứ kêu răng rắc ấy ạ. Bé như vậy có phải là bị thiếu canxi và vitamin D không ạ?
- 1 trả lời
- 799 lượt xem
Trẻ 28 tháng tuổi đã mọc 10 răng trên, 8 răng dưới nhưng 2 răng cửa dưới vẫn chưa mọc là bị làm sao?
Hiện bé nhà em đang được 28 tháng. Bé nặng 14kg và đã mọc 10 răng trên, 8 răng dưới. Nhưng có điều lạ lùng là 2 răng cửa dưới của bé vẫn chưa mọc ạ. Trong khi đó em thấy các bé khác thì 2 răng này là mọc đầu tiên. Em có cho bé đi khám bệnh viện Nhi Đồng nhưng bác sĩ nói phải chờ bé được 4-5 tuổi mới biết được. Bé nhà em như thế là bị làm sao ạ?
- 1 trả lời
- 667 lượt xem
Trẻ hơn 10 tháng biếng ăn là do mọc răng hay có vấn đề gì về sức khỏe?
Bé gái nhà em hiện đã được 10 tháng 15 ngày. Bé dài 73 cm và cao 8,7kg. Hiện giờ bé mới chỉ mọc được đúng 1/3 cái răng hàm dưới. Còn lại em thấy nướu răng ở hàm dưới và 2 cái hàm trên đang sưng lên. Trước giờ bé nhà em ngày ăn 2 bữa cháo, uống 2-3 lần sữa công thức, mỗi lần từ 90-120ml. Bé có được các cô cho ăn dặm thêm trái cây và sữa chua. Tối về đi ngủ thì bé ti mẹ. Tuy nhiên, nửa tháng trở lại đây bé có hiện tượng biếng ăn, sữa công thức cũng không chịu bú nữa. Đút cháo là bé cứ ngậm chặt miệng rồi quay đi. Em thử cho bé mút sữa tươi vị socola thì bé có mút chút ít, nhưng em lại lo trước 1 tuổi bé không nên uống sữa tươi. Không biết cháu biếng ăn như thế là do đang mọc răng hay có vấn đề gì về sức khỏe ạ? Ngoài ra, bé nhà em từ lúc sinh ra tới giờ chưa bao giờ ngủ trọn 1 đêm. Đêm nào bé cũng tỉnh dậy 2-3 lần bú mẹ. Mỗi lần tỉnh là khóc, nhưng mắt vẫn nhắm, mẹ cho ngậm ti là nín và ngủ lại. Bé như vậy có bị sao không ạ? Và khi nào thì các bé sẽ ngủ một mạch cả tối ạ?
- 1 trả lời
- 494 lượt xem
Trẻ hơn 10 tháng biếng ăn là do mọc răng hay có vấn đề gì về sức khỏe?
Bé nhà em hiện giờ đang được 2 tháng tuổi và nặng 4kg. Do em sữa rất ít nên em có cho bé bú thêm sữa công thức, khoảng 1 tiếng thì em cho bé uống 60ml sữa. Bé uống như vậy có đủ không ạ? Tuy nhiên, bé nhà em có một vấn đề là mỗi lần đi tiểu bé đều phải rặn và nước tiểu màu vàng sẫm ạ. Ngoài ra, bé đi ị thì phân có màu xanh lá lẫn với màu vàng, thỉnh thoảng còn có màu đỏ như đờm. Bé như vậy là bị làm sao ạ?
- 1 trả lời
- 460 lượt xem
Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.
Tình trạng cảm lạnh của con dường như trở nên tồi tệ hơn chứ chẳng khá lên gì. Điều gì đang xảy ra? Nếu tình trạng ngạt mũi không biến mất, trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang.
Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.
Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.