1

Trò chuyện cùng mẹ bầu về tiển sản giật - Bệnh viện Từ Dũ

Đến nay, tiền sản giật vẫn là một trong năm loại bệnh trong thai kỳ gây bệnh tật và tử vong cao nhất cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trên thế giới.

Tiền sản giật là gì?

Là tình trạng tăng huyết áp vào nửa sau thai kỳ (từ 20 tuần thai) và có sự hiện diện của đạm trong nước tiểu của thai phụ.

Những dấu hiệu gợi ý bị tiền sản giật?

Bạn có thể có các dấu hiệu:

  • Đau đầu
  • Nhìn mờ
  • Đau giữa bụng phía trên rốn hay lệch phải
  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Phù (ứ nước) đến tay, mặt hay mi mắt
  • Cảm giác mệt mỏi.

Đôi khi, các dấu hiệu rất mơ hồ. Vì vậy, bạn luôn được đo huyết áp và kiểm tra nước tiểu vào nửa sau thai kỳ, điều này giúp phát hiện bệnh sớm.

Khi bạn có các dấu hiệu trên, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám ban đầu trước khi bạn được chuyển đến bệnh viện có khoa sản.

Vì sao tiền sản giật nguy hiểm?

Các trường hợp tiền sản giật nặng sẽ ảnh hưởng đến tim, gan, thận, phổi của thai phụ. Ngoài ra, có thể gây co giật (còn gọi là sản giật) khiến cho não bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn cần được đánh giá và theo dõi cẩn thận các dấu hiệu nguy hiểm này.

Tiền sản giật còn làm giảm lượng máu đến bánh nhau, tình trạng này kéo dài khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng, nước ối giảm và thậm chí chết lưu trong tử cung. Do đó, việc theo dõi thai máy và đánh giá sức khỏe của thai được thực hiện kĩ lưỡng trong mỗi lần bạn khám thai.

Thai phụ nào có thể bị tiền sản giật?

Bất cứ thai phụ nào cũng có thể bị tiền sản giật trong thai kỳ. Tuy nhiên, thai phụ sẽ có khả năng bị tiền sản giật cao hơn nếu có một trong các đặc điểm sau:

  • Từ 40 tuổi trở lên
  • Mang thai lần đầu
  • Có mẹ hoặc chị gái bị tiền sản giật
  • Tăng huyết áp trước khi mang thai
  • Từng bị tiền sản giật
  • Mắc một số bệnh nội khoa như: đái tháo đường, bệnh lý thận mạn tính hay các tình trạng rối loạn miễn dịch như lupus, hội chứng kháng thể kháng phospholipid ,…

Làm sao chắc chắn tôi không bị tiền sản giật trong thai kỳ?

Các bác sĩ sẽ hỏi bệnh để tìm hiểu về bệnh lý của bạn hoặc gia đình bạn, tiến hành thăm khám như đo huyết áp, cân nặng, chiều cao của bạn và kết hợp với siêu âm, xét nghiệm máu lúc thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày để tính toán nguy cơ và tư vấn về khả năng mắc tiền sản giật của bạn.

Nếu bạn thuộc nhóm thai phụ có khả năng cao bị tiền sản giật, bác sĩ sẽ tư vấn và kê toa thuốc phòng ngừa cho bạn. 

Ngược lại, nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ thấp, không có nghĩa chắc chắn 100% bạn không bị tiền sản giật, bạn cần tiếp tục khám thai theo lịch để được chăm sóc và phát hiện sớm các bệnh lý trong suốt thai kỳ.

Các bằng chứng khoa học hiện tại khuyên chỉ những thai phụ có khả năng cao bị tiền sản giật mới cần được chỉ định sử dụng thuốc Aspirin liều thấp uống mỗi ngày.  Nếu có bất kỳ câu hỏi về việc sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ để chắc rằng bạn đã hiểu đúng cách uống thuốc.

Tôi có thể sanh thường nếu như bị tiền sản giật?

Tại Bệnh viện Từ Dũ, gần 40% sản phụ bị tiền sản giật được theo dõi sinh thường an toàn trong khi phần còn lại được mổ lấy thai. Bác sĩ sẽ cân nhắc cách sinh phù hợp với mỗi sản phụ để bạn được “mẹ tròn con vuông”

Trong tương lai, sức khỏe của tôi có bị ảnh hưởng gì không?

Tình trạng tăng huyết áp và đạm trong nước tiểu sẽ dần trở về bình thường sau sinh, thời gian hồi phục thay đổi tùy mỗi người, có thể vài ngày đến vài tuần nhưng không kéo dài hơn 12 tuần. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn tiếp tục sử dụng thuốc điều trị huyết áp sau khi xuất viện khi cần thiết.

Nếu bạn đau đầu kéo dài, nhìn mờ, đau giữa bụng phía trên rốn hay lệch phải, tức ngực, khó thở, phù (ứ nước) đến tay, mặt hay mi mắt; hoặc cảm giác mệt mỏi; hãy đến khám tại bệnh viện sản nếu trong 6 tuần đầu sau sinh và tại bác sĩ tim mạch nếu sau sinh 12 tuần. 

Ngoài ra, bằng chứng cho thấy phụ nữ bị tiền sản giật có khả năng bị cao huyết áp hay các bệnh lý tim mạch sau này. Do đó, bạn cần khám sức khỏe định kỳ và tạo các thói quen hằng ngày có lợi như: hạn chế ăn mặn, tập thể dục, ăn nhiều rau xanh, không hút thuốc hay các chất kích thích khác và hạn chế căng thẳng (stress).

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không?

- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  794 lượt xem

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1101 lượt xem

Bệnh viện có sẵn huyết thanh để tiêm cho em bé không?

Em đang mang bầu được 34 tuần. Trước khi có bầu, em bị viêm gan B mạn, men gan ổn định trong ngưỡng cho phép. Em được biết ngay khi sinh ra, em bé sẽ được tiêm huyết thanh ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Vậy, trước khi sinh có phải đăng ký đặt trước huyết thanh không, hay Bv luôn có sẵn ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  876 lượt xem

Muốn chích ngừa Anti-d tại Bệnh viện Phụ sản TW?

Vợ tôi thuộc nhóm máu O, Rh -. Cô ấy đang khám thai ở Bệnh viện tỉnh. Nhưng khi thai đến tuần 29, tôi muốn đưa vợ đến chích Anti-d tại Bv Phụ sản TW cho an toàn hơn, có được không? Vậy giá 1 mũi tiêm là bao nhiêu tiền để tôi còn chuẩn bị mang theo đây?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1189 lượt xem

Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?

Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  520 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:40
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 ??̂? ??̂ ????̀? ??̀?? ??̛́?? - ???̉? đ?? ??? ??̂̉ ???̛̣? ???̣̂? ???̛ ???̂́ ??̀??
 3 năm trước
 787 Lượt xem
Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc 06:16
Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc
 Lắng nghe chia sẻ: Sau Sinh Mẹ Có Được Ăn Bánh Ngọt Không?--------
 3 năm trước
 1441 Lượt xem
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:16
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click để XEM NGAY livestream để đồng hành cùng chị Thắm trong hành trình chào đón con yêu này nhé! xem thêm
 3 năm trước
 737 Lượt xem
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! 02:58
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé!
Với gia đình chị Vân Anh, Tết 2021 đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ hơn bao giờ hết bởi con trai Trung Quân bị viêm phế quản với triệu chứng sốt cao...
 3 năm trước
 478 Lượt xem
Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc 08:49
Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc
 Do bận công tác tại nước ngoài nên đồng hành trong ngày vượt cạn của chị Nguyễn Thanh Loan (Hiện tượng mạng Chippy Pola) là cô bạn thân...
 3 năm trước
 737 Lượt xem
Tin liên quan
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Những phụ nữ bị tiền sản giật thai kỳ thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn trong cuộc đời, so với những phụ nữ không bị tiền sản giật.

Tiền sản giật: dấu hiệu, nguyên nhân, nguy cơ, điều trị
Tiền sản giật: dấu hiệu, nguyên nhân, nguy cơ, điều trị

Tình trạng tiền sản giật thường phát triển trong 3 tháng cuối, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa sau của thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc thậm chí đến sáu tuần sau khi sinh.

Tâm sự bà bầu: Đối phó với tiền sản giật
Tâm sự bà bầu: Đối phó với tiền sản giật

Bị chứng tiền sản giật có thể là đáng sợ và mơ hồ, nhưng việc kết nối với phụ nữ trong cùng hoàn cảnh có thể giúp bạn đối phó với căn bệnh. Dưới đây là một số bí quyết, lời khuyên từ những bà mẹ khác mắc chứng tiền sản giật.

Tiền sản giật có thể phòng ngừa được không?
Tiền sản giật có thể phòng ngừa được không?

Không ai biết chắc chắn liệu có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật hay không vì vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng này. Mặc dù khó có thể đưa ra lời khuyên rõ ràng về cách ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.

Kiểm soát tiền sản giật thai kỳ
Kiểm soát tiền sản giật thai kỳ

Điều gì xảy ra nếu phụ nữ mang thai được chẩn đoán bị tiền sản giật? Chứng tiền sản giật là gì và nó được kiểm soát như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây