1

Trẻ tiểu học cần ăn bao nhiêu rau mỗi ngày? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Theo PGS. TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, rất nhiều phụ huynh nghĩ trẻ còn nhỏ nên lượng rau ăn ít hơn người lớn, mỗi bữa bé chỉ cần vài gắp rau là đủ. Đây là quan niệm sai lầm. 

“Trong mắt các mẹ, con khi nào cũng bé nhỏ. Thực tế từ lớp 1 rồi dần lên lớp 4-5 đã có sự khác biệt rõ ràng về thể chất cũng như dinh dưỡng của trẻ. Bắt đầu lớp 1, trẻ là một trẻ thơ, nhưng hết cấp 1, nhiều bé đã dậy thì, trở thành thiếu nữ. Nếu lượng rau xanh vẫn chỉ vài gắp rau mỗi bữa thì sẽ không đủ bởi lúc này, lượng tiêu thụ rau xanh ở trẻ tương đương với người lớn. Bé hoàn toàn có thể (và nên) ăn khoảng 3 lạng rau/ngày. Vì thế, phụ huynh lưu ý điều này để điều chỉnh nguồn cung cấp rau hợp lý cho con trong mỗi bữa ăn”, PGS Mai khuyến nghị.

Ngoài bổ sung các vitamin và chất khoáng từ nguồn rau xanh thì trái cây cũng là một nguồn thực phẩm giàu vi chất lý tưởng. Trên thực tế, người dân cũng đã rất chú trọng đến bổ sung vitamin, khoáng chất từ nguồn hoa quả phong phú.

Trong vòng 20 năm qua, mức tiêu thụ quả chín ở Việt Nam đã tăng tới 15 lần, tăng nhiều nhất trong các loại thực phẩm. Nhưng hoa quả thì có hàng trăm nghìn loại quả, có những quả rất ngọt, nhiều đường, có những quả nhiều chất dinh dưỡng mà chúng ta không ngờ tới.

Ví như quả chuối là sự lựa chọn của rất nhiều người vì giá thành rẻ, lại được bao bọc một lớp vỏ bên ngoài nên có vẻ an toàn. Nhưng với loại quả này, không hề tốt cho những trẻ thừa cân, béo phì. Nếu kết thúc một bữa ăn mà cho trẻ ăn tráng miệng một quả chuối, năng lượng tương đương như trẻ ăn thêm nửa bát cơm. Vì thế, muốn con tráng miệng 1 quả chuối sau bữa ăn thì nên cho trẻ giảm bớt nửa bát cơm.

Đối với những quả nhiều chất xơ, vitamin C thì quả bưởi đứng đầu bảng, tiếp đến là cam. Nhưng nếu chỉ uống nguyên nước cam vắt thì chất xơ không được cung cấp nhiều.

Vì thế, với trẻ lớn nên ăn cam cả múi, thậm chí chỉ cần gọt bỏ lớp vỏ ngoài, giữ lại cùi cam rồi cho bé ăn, vừa giúp trẻ dễ tiêu hoá, vừa rất tốt cho sức khoẻ do chất xơ này như một cái chổi, quét sạch các chất béo, chất độc, cholesterol dư thừa trong cơ thể ra ngoài.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Nên uống bao nhiêu cà phê và caffeine mỗi ngày?
Nên uống bao nhiêu cà phê và caffeine mỗi ngày?

Theo một số khuyến nghị thì 400 mg caffeine mỗi ngày, tương đương với 4 cốc cà phê (960 ml) là mức tiêu thụ an toàn đối với một người trưởng thành khỏe mạnh.

Cơ thể cần bao nhiêu vitamin C mỗi ngày?
Cơ thể cần bao nhiêu vitamin C mỗi ngày?

Bổ sung vitamin C mỗi ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và rút ngắn thời gian hồi phục khi bị bệnh. Vitamin C còn góp phần ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

Nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày?
Nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày?

Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng thiếu hụt vitamin D là một vấn đề rất phổ biến trên thế giới. Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến nhiều vấn đề như loãng xương, mệt mỏi, dễ bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ trầm cảm,…

Cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

60% trọng lượng cơ thể của con người là nước. Mọi cơ quan, hệ thống trong cơ thể đều cần nước để hoạt động bình thường. Lượng nước cần uống mỗi ngày phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, tuổi tác, mức độ hoạt động và có đang mang thai hay đang cho con bú hay không.

Cơ thể cần bao nhiêu vitamin B12 mỗi ngày?
Cơ thể cần bao nhiêu vitamin B12 mỗi ngày?

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng tan trong nước, cần thiết cho nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể. Lượng vitamin B12 mà cơ thể cần tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác và tình trạng sức khỏe.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây