Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường
1. Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?
Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ thải ra phân su. Đây là chất thải được hình thành ngay từ trong bào thai, bao gồm các thành phần như dịch ối, và chất nhầy. Phân su khá dai và dẻo, có màu xanh lá cây hơi ngả đen. Trẻ sơ sinh bình thường sẽ thải phân su trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, hoặc thậm chí ngay khi vừa mới sinh ra.
Số lần đại tiện bình thường ở trẻ sơ sinh không được xác định cụ thể bằng một con số. Khi được cho bú mẹ hoàn toàn, trẻ sơ sinh có thể đại tiện ít nhất 4 lần một ngày hoặc có thể khoảng 4 đến 5 ngày đại tiện 1 lần. Số lần đại tiện có thể biến thiên giữa các trẻ nhưng phân trẻ sơ sinh khỏe mạnh cần có màu vàng và mềm, trẻ tăng cân đều qua các tháng.
Với các trẻ lớn hơn hoặc được bú sữa công thức, số lần đại tiện cần đạt được ở mức đều đặn hằng ngày để hạn chế tình trạng táo bón. Nếu phân trẻ sơ sinh trở nên cứng và trẻ thường xuyên khóc thét khi đại tiện, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.
2. Sự khác biệt giữa phân trẻ sơ sinh khi được bú sữa mẹ và bú sữa công thức
Sữa mẹ được xem là một thực phẩm tốt cho sức khỏe và hệ đường ruột của trẻ. Tác dụng nhuận tràng của sữa mẹ giúp tăng thải lượng phân su. Sau đó, phân trẻ sơ sinh dần có màu sáng hơn, chuyển sang màu vàng, phân lỏng hoặc sệt có kèm theo các hạt phân bón cục sẩn. Số lần đại tiện trong những ngày đầu khoảng 4 đến 6 lần mỗi ngày, về sau có thể ít hơn do hệ tiêu hóa của trẻ dần thích nghi và hoạt động ở mức độ ổn định.
Với những trẻ được nuôi bằng sữa công thức, phân sẽ có kết cấu đặc hơn, không có màu vàng tươi như trẻ bú sữa mẹ mà thường nhạt hơn hoặc ngả nâu. Cho trẻ bú sữa công thức sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón vì đường ruột của trẻ không tiêu hóa được hết các thành phần có trong sữa. Trẻ thường đi cầu một lần mỗi ngày khi sử dụng sữa công thức. Khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, các bà mẹ nên tiến hành từ từ để hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi dần. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng táo bón do sữa công thức gây ra.
Phân trẻ sơ sinh sẽ dần có nhiều thay đổi khi trẻ được thay đổi chế độ ăn, bổ sung thức ăn dặm hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe khác. Các dạng thức ăn đặc thường khiến phân của trẻ trở nên đặc hơn và có khuôn. Phân trẻ sơ sinh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ các loại thức ăn mà trẻ ăn vào. Ví dụ phân sẽ chuyển sang màu cam nếu trẻ ăn nhiều cà rốt. Một số loại thực phẩm nếu không được tiêu hóa hoàn toàn sẽ thải ra nguyên vẹn theo phân. Các đặc điểm này sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Theo dõi tính chất phân qua từng ngày để hiểu được trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường là việc làm cần thiết.
3. Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bất thường?
Trong quá trình phát triển, trẻ sơ sinh sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau cũng như đối diện với nhiều bệnh lý. Phân trẻ sơ sinh vì thế cũng sẽ mang nhiều đặc điểm đa dạng, phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Một số các đặc điểm bất thường của phân trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần nhận biết bao gồm:
- Phân tiêu chảy
Dấu hiệu nhận dạng bệnh lý tiêu chảy bao gồm kết cấu phân rất lỏng, số lần đại tiện trong ngày tăng nhiều, có thể có máu trong phân và tổng trạng của trẻ thường suy kiệt, ốm yếu. Trẻ bú sữa công thức có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn cao hơn những trẻ bú mẹ vì sữa mẹ chứa nhiều kháng thể bảo vệ bé khỏi những vi sinh vật gây bệnh.
Khi cho trẻ bú bình, bố mẹ cần lưu ý vệ sinh bình bù và các dụng cụ đi kèm để hạn chế lây nhiễm các mầm bệnh. Trẻ bị tiêu chảy cấp nên được mang đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh những biến chứng nặng nề về sau.
- Phân táo bón
Ngược lại với tiêu chảy, những trẻ bị táo bón sẽ có phân khô, cứng, kích thước nhỏ hoặc to tùy từng trường hợp. Trẻ thường phải rặn nhiều và khóc thét khi đại tiện do phân khô cứng gây tổn thương niêm mạc hậu môn, đôi khi có máu dính ngoài phân.
Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ thường ít có nguy cơ mắc bệnh táo bón hơn vì sữa mẹ có tính chất nhuận tràng, giúp phân mềm hơn. Lựa chọn nuôi con bằng sữa bột hay sữa công thức có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện táo bón. Để phòng ngừa táo bón ở trẻ, các mẹ nên tuân thủ đúng công thức pha sữa đã được hướng dẫn, sử dụng đủ lượng nước cần thiết để hòa tan hết lượng sữa bột. Tăng cường bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn, massage vùng bụng hoặc luyện tập tư thế đạp xe có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón.
Tuy nhiên có nhiều bệnh lý có thể dẫn đến táo bón, nếu tình trạng sức khỏe của bé không cải thiện khi thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt, bố mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.
- Phân nhạt màu
Khi phân của trẻ nhạt màu kèm theo biểu hiện vàng da, vàng mắt, rất có thể trẻ đang mắc phải tình trạng tắc mật. Trẻ nên được đi khám tại các bác sĩ chuyên khoa vì đây là những biểu hiện của bệnh lý tại gan và đường mật. Phát hiện và chẩn đoán sớm khi bệnh chưa gây ra biến chứng khiến việc điều trị đạt được nhiều hiệu quả hơn.
- Phân có máu
Máu trong phân có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, phổ biến nhất là táo bón. Do nứt kẽ hậu môn, các mạch máu nhỏ xung quanh bị vỡ khiến máu tươi dính quanh phân. Ngoài ra, phân có máu còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý nhiễm trùng. Khi phân trẻ có máu bố mẹ không nên chủ quan và cần đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?
- 1 trả lời
- 883 lượt xem
Bé 3,5 tháng nặng 6kg và đi ngoài phân xanh rêu có bình thường không?
Bé nhà em hiện 3,5 tháng, bé nặng 6kg là có trong tiêu chuẩn bình thường không ạ? Hiện bé đang uống sữa Nan. Gần đây em thấy phân bé có màu xanh rêu, như thế có khác thường không ạ? Hơn nữa em thấy bé có hiện tượng rụng tóc, chiều tối đang ngủ lại khóc thét lên. Ngày thì bé chơi ngoan. Cho em hỏi bé rụng tóc có phải do thiếu canxi không? Em cho bé uống bổ sung cobie (canxi) và ostelin (vitamin D)có tốt không ạ?
- 1 trả lời
- 1913 lượt xem
Trẻ 2 tháng đi ngoài phân màu xanh đen pha lẫn vàng có bình thường không?
Bé nhà em sinh non lúc em 29 tuần 5 ngày. Hiện giờ bé đã 2 tháng và nặng 3,2kg. Ngày bé bú khoảng 700 - 800ml sữa công thức. Bé không bú sữa mẹ ạ. Bé bú như vậy có nhiều quá không? Và hai ngày gần đây khi đi ị, phân bé có màu xanh đen pha lẫn màu vàng thì có bình thường không ạ?
- 1 trả lời
- 4990 lượt xem
Trẻ sinh non được 5,5 tháng thì nên bổ sung sữa dành cho trẻ sinh non hay trẻ bình thường?
Em sinh bé khi thai mới được 34 tuần. Khi sinh bé nặng 2,3kg. Hiện giờ bé đã được 5 tháng rưỡi và nặng 8,4kg. Từ lúc sinh ra tới giờ em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Giờ em muốn cho bé bổ sung thêm sữa công thức nhưng không biết nên bổ sung sữa dành cho trẻ bình thường hay trẻ sinh non ạ? Và bé được 6 tháng tuổi em đã có thể tập cho bé ăn dặm luôn được chưa, hay phải lùi thời gian theo đúng ngày dự sinh của bé ạ?
- 1 trả lời
- 775 lượt xem
Bé khóc mà không có nước mắt thì có bình thường không?
Bác sĩ ơi, cho em hỏi, bé nhà em được 3 tuần tuổi, mỗi khi cháu khóc đều không ra nước mắt. Như thế thì có bình thường không ạ?
- 1 trả lời
- 2343 lượt xem
Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.
Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.