1

Tìm hiểu về chế độ ăn DASH cho bệnh nhân tăng huyết áp

DASH (viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension) là chế độ ăn lành mạnh được thiết kế với mục đích hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hoặc phòng ngừa tăng huyết áp. Chế độ ăn DASH khuyến khích bạn giảm muối trong khẩu phần ăn và ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng hỗ trợ làm giảm huyết áp như kali, canxi và magie.

1. Chế độ ăn DASH có tác dụng gì?

 

Tuân theo chế độ ăn DASH, huyết áp của bạn có thể giảm được vài mmHg chỉ sau 2 tuần. Về lâu dài, huyết áp tâm thu của bạn có thể giảm từ 8 đến 14 mmHg, điều này giúp giảm đáng kể các nguy cơ về sức khỏe.

Vì chế độ ăn DASH là một phương cách ăn uống lành mạnh, nó có nhiều lợi ích sức khỏe bên cạnh mục đích làm giảm huyết áp. Nó cũng là chế độ ăn được khuyến cáo để phòng ngừa loãng xương, ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵđái tháo đường.

Tìm hiểu về chế độ ăn DASH cho bệnh nhân tăng huyết áp
Chế độ ăn DASH giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương

2. Lượng muối trong chế độ ăn DASH

 

Chế độ ăn DASH nhấn mạnh đến thực phẩm ít béo, rau, trái cây và một lượng trung bình các loại hạt nguyên phần, cá, thịt gia cầm và các loại đậu.

Thêm vào chế độ ăn DASH tiêu chuẩn của thực đơn hàng ngày, còn có thêm chế độ ăn ít natri. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bạn chọn lựa chế độ ăn phù hợp:

  • Chế độ DASH tiêu chuẩn: Bạn có thể ăn 1 lượng đến 2300mg natri/ngày.
  • Chế độ DASH ít Natri: Bạn có thể ăn 1 lượng đến 1500mg natri/ngày.

Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mức natri dưới 1500mg/ngày cho tất cả người lớn. Nếu bạn không chắc chắn lượng natri nào phù hợp với mình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

Tìm hiểu về chế độ ăn DASH cho bệnh nhân tăng huyết áp
Người theo chế độ ăn DASH nên chú ý đến lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày

3. Chế độ dinh dưỡng DASH

 

Chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa tăng huyết áp (DASH) là phương pháp dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới dành cho bệnh nhân tăng huyết áp và người muốn giảm cân. DASH được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí sau đây:

  • Ăn nhiều rau quả, sản phẩm từ sữa ít béo
  • Tăng khẩu phần cá, thịt gia cầm, các loại hạt và thực phẩm nguyên hạt
  • Giảm thiểu hấp thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol
  • Hạn chế muối, đồ ngọt, thức uống có ga và các loại thịt đỏ.

4. Phương pháp tiến hình chế độ ăn DASH

 

Cũng như các chế độ khác, người dùng chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa tăng huyết áp cần kiên trì và quyết tâm mới đạt được kết quả đề ra. Đặt mục tiêu quá lớn ngay từ đầu sẽ khiến bạn dễ cảm thấy chán nản và bỏ cuộc giữa chừng. Thay vào đó, hãy thử áp dụng bốn lời khuyên sau đây:

4.1 Thay đổi từ từ

 

Trước tiên hãy so sánh thói quen ăn uống hiện tại của bạn với chế độ DASH để biết mình cần phải thay đổi những gì. Sau đó, bạn chỉ nên áp dụng lần lượt từng tiêu chí, chẳng hạn như thêm thực phẩm nguyên hạt vào bữa ăn hoặc giảm tiêu thụ đồ ngọt.

Tìm hiểu về chế độ ăn DASH cho bệnh nhân tăng huyết áp
Bạn nên chuyển từ từ sang chế độ DASH bằng cách giảm ăn đồ ngọt

4.2 Tự thưởng cho bản thân

 

Theo đuổi một chế độ dinh dưỡng là chuyện không dễ dàng, thế nên thỉnh thoảng hãy tưởng thưởng cho bản thân để giữ động lực và quyết tâm. Bạn có thể mua cho bản thân một bộ quần áo mới hay đi du lịch ngắn ngày.

4.3 Kết hợp vận động thân lực

 

Cách tốt nhất để đẩy nhanh tiến trình điều trị là kết hợp chế độ DASH và hoạt động rèn luyện thân thể. Các môn thể dục, thể thao vừa giúp bạn giữ thân hình cân đối, vừa kiểm soát huyết áp trong mức cho phép.

Tìm hiểu về chế độ ăn DASH cho bệnh nhân tăng huyết áp
Thực hiện chế độ ăn DASH với luyện tập sẽ đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất

4.4 Hỏi ý kiến bác sĩ khi cần thiết

Ăn uống lành mạnh là quá trình lâu dài và bạn sẽ không tránh khỏi những sai lầm. Vậy nên hãy thường xuyên hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên viên y tế để có điều chỉnh phù hợp và lời khuyên tốt nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch
Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch

Một dấu hiệu nhỏ như nếp gấp ở dái tai thì có liên quan gì đến bệnh tim mạch?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây