1

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6

Bước sang tháng thứ 6, hầu hết các bé đã có thể bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm. Việc lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6 là vô cùng quan trọng để giúp bé phát triển tốt về thể chất và trí não.

1. Vì sao cần cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6?

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ có thể được ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. Dù sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo nhất, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu cho bé, giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nhưng khi trẻ đã được 6 tháng tuổi, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Nếu không cho trẻ ăn bổ sung, trẻ sẽ chậm lớn, ngừng phát triển, bị còi xương, thiếu máu,...

Cha mẹ có thể cho trẻ ăn dặm khi trẻ có các biểu hiện sau:

  • Bé có thể ngồi nếu được hỗ trợ: tập cho con ngồi thẳng để nhai, nuốt đúng cách;
  • Bé có thể giữ đầu ở tư thế thẳng, ổn định mà không cần trợ giúp;
  • Bé biết nhai thức ăn bằng nướu;
  • Trọng lượng cơ thể bé gấp đôi so với lúc mới sinh và tốt nhất là khi được 6 tháng tuổi;
  • Bé có nhu cầu ăn nhiều hơn dù đã cho con bú 8 – 10 lần/ngày;
  • Bé tỏ ra thích thú, tò mò về các loại thức ăn;

Tuy nhiên, phụ huynh nên nhớ, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ trong giai đoạn này vẫn là sữa mẹ. Người mẹ cần tiếp tục cho bé bú sữa mẹ kết hợp với việc ăn dặm để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.

2. Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6
Nên chuẩn bị cho bé bắt đầu ăn dặm bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng thức ăn đặc hoặc các loại thức ăn rắn. Mẹ nên chuẩn bị cho bé bắt đầu ăn dặm bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, được xay hoặc nghiền mịn để bé có thể nuốt được một cách dễ dàng.

Thông thường, những bữa ăn đầu tiên của bé nên bắt đầu bằng bột gạo đã được nghiền, lọc thận mịn, loãng rồi tăng dần độ thô, đặc lên cho phù hợp với khả năng tiếp nhận thức ăn của trẻ. Sau khi làm quen với cháo trắng, cha mẹ có thể cho bé ăn kèm các loại rau củ khác đã được nghiền nhuyễn hoặc ép lấy nước như bí đỏ, khoai lang, khoai tây, cà rốt, rau xanh và trái cây,... Dần dần, mẹ có thể cho bé tiếp tục thử ăn cá, thịt nạc, tôm, trứng,... Mỗi lần phụ huynh chỉ cho bé ăn một loại thức ăn mới để bé tiếp nhận các mùi vị thực phẩm khác nhau. Loại thức ăn nào khi bắt đầu cho bé ăn cũng chỉ cho ăn một ít, sau đó tăng dần.

Lưu ý: Trẻ không cần bất cứ gia vị nào cả vì nguyên liệu nấu ăn đã có sẵn vị ngọt, mặn nên mẹ không cần cho thêm muối, nước mắm hay hạt nêm vào thức ăn của con.

3. Trẻ em 6 tháng tuổi nên ăn gì?

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6
Có thể cho bé sử dụng các loại ngũ cốc để ăn dặm

Khi bé đã quen với việc ăn dặm, cha mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm cung cấp đủ loại dưỡng chất mà cơ thể trẻ cần. Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi gồm: sắt, canxi, vitamin A, C, D và axit béo Omega-3.

Nhóm thực phẩm phù hợp với bé 6 tháng tuổi gồm:

  • Ngũ cốc: Trẻ ăn dặm có thể bắt đầu chế độ ăn bằng bột gạo nấu, cháo loãng. Phụ huynh có thể cho bé sử dụng các loại ngũ cốc ăn dặm được chế biến sẵn bởi các thương hiệu uy tín hoặc tự chế biến bằng bột gạo, gạo lứt và các loại đậu;
  • Chất đạm: Ban đầu mẹ nên cho nước luộc thịt (thịt lợn hoặc thịt gà) vào nấu cùng cháo. Về sau, khi bé đã quen ăn dặm, mẹ có thể xay nhuyễn thịt để nấu với cháo cho bé. Các loại thịt heo, thịt bò, thịt gà, tôm, cá, lòng đỏ trứng,... là nguồn bổ sung kẽm và sắt dồi dào cho trẻ;
  • Chất béo: Giai đoạn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cho 1 thìa cafe dầu ăn vào bột hoặc cháo cho trẻ là đủ. Ngoài ra, chất béo cũng đã có sẵn từ các loại thực phẩm ăn dặm đi kèm như thịt, tôm, trứng gà;
  • Trái cây: Phụ huynh có thể cho bé ăn thử một ít trái cây mềm như chuối, quýt hoặc dùng nước ép táo, lê để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ;
  • Rau củ quả: Cha mẹ nên thường xuyên xay nhuyễn rau ngót, củ cải, cà rốt, bí ngô, rau cải,... để nấu cùng cháo vì đây là nguồn bổ sung chất xơ hữu hiệu cho bé;
  • Sữa: Bé 6 tháng tuổi cần tiếp tục bú sữa mẹ vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho bé trong giai đoạn này. Trong trường hợp mẹ không còn đủ sữa thì có thể cho bé dùng thêm sữa công thức.

4. Lưu ý khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

  • Kết hợp nhiều loại thức ăn, thay đổi thực đơn thường xuyên để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé và giúp bé không bị ngán vì phải ăn một món thường xuyên;
  • Sử dụng thực phẩm sạch, không bị nhiễm khuẩn, hết hạn khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ;
  • Cho bé ăn từ từ từng chút một, từ ít tới nhiều;
  • Nên kiểm tra các nguy cơ dị ứng và khả năng tiêu hóa của bé khi cho trẻ thử thức ăn mới;
  • Chỉ cần ăn dặm 2 bữa/ngày, kết hợp với việc cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức là đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ
  • Có thể kết hợp rau, củ, quả hay thịt với bột ăn dặm cho bé;
  • Không cho trẻ ăn quá nhiều cá, thịt cùng một lúc;
  • Các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt bò, cá thịt đỏ,... nên đợi tới khi bé được 7 tháng tuổi mới cho vào chế độ ăn dặm;
  • Thời gian giữa các bữa ăn dặm nên hợp lý và cố định. 2 bữa ăn dặm cần cách xa nhau để tạo thành thói quen ăn uống cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không cần áp dụng quá máy móc vì khả năng ăn uống còn phụ thuộc vào tâm trạng, sức khỏe của trẻ trong từng thời điểm cụ thể.

5. Các món ăn dặm tốt cho bé

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6
Chuối cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho bé tập ăn dặm
  • Bơ nghiền

Bơ là thực phẩm tuyệt vời cho những bé lần đầu ăn dặm. Bơ giàu chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ phát triển khỏe mạnh. Trong bơ có các loại vitamin A, C, folate, niacin cùng các chất khoáng như sắt, kali, photpho, magie, canxi,... Đồng thời, loại trái cây này cũng mềm, mịn nên các bé có thể dễ dàng ăn và tiêu hóa.

Cha mẹ có thể chế biến bơ cho bé ăn dặm bằng cách: Bóc vỏ bơ chín, loại bỏ xơ và những phần hỏng, cắt bơ thành từng miếng nhỏ rồi dùng thìa hoặc nĩa nghiền nhuyễn. Sau đó, thêm sữa mẹ, sữa công thức đã pha hoặc nước vào bơ nghiền để tạo thành hỗn hợp dạng lỏng, mịn cho bé dễ nuốt. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể thêm bột ngũ cốc nếu muốn để tạo thành hỗn hợp đặc hơn cho bé ăn dặm.

  • Chuối nghiền

Chuối cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho bé tập ăn dặm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, màng nhầy của chuối tạo ra có thể bao lấy dạ dày, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Đặc biệt, chuối là loại hoa quả có hàm lượng cao vitamin A, C, folate và các khoáng chất như kali, photpho, magie, canxi và selenium,... rất tốt cho bé.

Để chế biến chuối thành món ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể thực hiện như sau: Bóc vỏ chuối chín, thái khoanh, dùng thìa nghiền nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, thêm sữa mẹ, sữa công thức đã pha, nước hoặc ngũ cốc để tạo thành một hỗn hợp ăn dặm đủ dưỡng chất cho bé.

  • Bí đỏ nghiền

Bí đỏ giàu chất xơ, vitamin A và vitamin C, là lựa chọn lý tưởng trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Để chế biến món bí đỏ nghiền cho bé ăn dặm, phụ huynh cần gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ bí đỏ rồi hấp tới khi chín mềm. Sau đó, dùng thìa nghiền bí đỏ qua rây để loại bỏ phần xơ, thô rồi thêm nước luộc bí sao cho đạt độ loãng phù hợp, đun trên lửa nhỏ kết hợp quấy đều trong vài phút. Cuối cùng, mẹ chỉ cần tắt bếp, đợi bí đỏ nghiền nguội xuống và cho bé ăn.

  • Bột gạo lứt

Gạo lứt hữu cơ là loại ngũ cốc ăn dặm được khuyên dùng cho trẻ 6 tháng tuổi. Cách làm: đun sôi 100ml nước, thêm 20g bột gạo lứt vào từ từ, khuấy đều tay, đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút, khuấy đều tay cho tới khi bột chín. Sau đó, phụ huynh có thể thêm sữa bột, sữa mẹ hoặc các loại rau củ, nước trái cây đã xay mịn vào bột gạo lứt nếu muốn, nấu lại cho chín và cho bé ăn.

  • Cháo cá cà rốt

Khi bé đã quen với các loại rau, củ, mẹ có thể tập cho con ăn thêm thịt động vật, bắt đầu là cá có thịt trắng. Món cháo cá cà rốt là một gợi ý hay ho cho mẹ. Cách chế biến như sau:

Rửa sạch cà rốt, gọt vỏ, cắt nhỏ, đem hấp chín rồi nghiền qua rây. Cá hấp chín, lọc bỏ xương cẩn thận rồi cho vào máy xay nhỏ mịn. Tiếp theo, cho cà rốt, cà vào nồi cháo trắng đã nấu, quấy đều và đun sôi nhỏ lửa trong vài phút. Cuối cùng, tắt bếp, đợi cháo nguội rồi cho bé ăn.

Lựa chọn thực phẩm và xây dựng một thực đơn ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Ngoài những gợi ý trên, cha mẹ có thể tìm kiếm thêm các món tương tự, làm phong phú thêm thực đơn mỗi ngày của bé để bé hợp tác hơn khi bắt đầu ăn dặm.

Ở giai đoạn đầu khi ăn dặm, bé có thể dễ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa do phải làm quen với các loại thức ăn mới thay vì chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu tình trạng này không cải thiện, bạn nên đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa chuyên về Nhi để được khám và điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé 7 tháng biếng bú, có cần uống siro gì để cải thiện hoặc cần khám dinh dưỡng không?

Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1071 lượt xem

Trẻ 10 tháng cao 71cm nặng 8kg biếng ăn, khó ngủ, suy dinh dưỡng và thiếu canxi

Bé trai nhà em được 10 tháng tuổi. Bé nặng 8kg, cao 71cm. Bé vẫn đang bú mẹ và 2 tháng gần đây rất biếng ăn. Ban đêm bé trằn trọc, khó ngủ và ra nhiều mồ hôi. Bác sĩ cho em hỏi, bé có nên uống bổ sung canxi không? Và nên uống loại nào ạ? Em thấy có loại canxi sữa thì có uống được không, thưa bác sĩ? Em có cho bé đi khám và được bác sĩ kê canxi corbiere và d3 aquarium nhưng không thấy cải thiện, bé vẫn khó ngủ. Bé đã mọc được 6 cái răng rồi nhưng lại bị đen lại. Em nên làm gì bây giờ ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1990 lượt xem

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1578 lượt xem

Trẻ 7 tháng nặng 7,1kg dài 68cm biếng bú, biếng ăn và bị ói thì cần bổ sung nước và dinh dưỡng như thế nào?

Bé gái nhà em sinh mổ nặng 3,6kg. Bé bú sữa ngoài hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg. Tháng thứ 2 bé tăng 500g do em bị bệnh, không chăm được, bà ngoài chăm bé. Tháng thứ 3 em chăm bé thì bé tăng được 700g. Tháng thứ 4 bé tăng 300g do biếng bú hơn. Tháng thứ 5 tăng 400g, tháng thứ 6 bé bú tốt, có khi 1 ngày bú 1 lít sữa. Đến giữa tháng thứ 6 bé có đờm nhớt ở cổ nên biếng bú, bị ói, không chịu ăn. Sau 1 tuần bé hết ói nhưng vẫn biếng ăn, biếng bú. Tháng thứ 6 bé tăng 600g. 3 tuần gần đây, bé bú lại được 1 ngày 600-70ml sữa, em không cho bé ăn vì ăn vào bé có biểu hiện ho, rùng mình, ói. Bé ói liền 2 ngày, sau cách ngày mới ói. 2 ngày gần đây không thấy ói nữa. Bé vẫn ngủ và chơi bình thường. Tháng thứ 7 bé không tăng lạng nào. Hiện tại bé 7 tháng, nặng 7,1kg, dài 68cm. Bé nhà em như vậy có phải bị suy dinh dưỡng không? Và từ tháng thứ 7 bé cần uống nước như thế nào ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  708 lượt xem

Trẻ 4 tháng tuổi nặng 5200g có bị suy dinh dưỡng không?

Em sinh bé tại bệnh viện Từ Dũ ở tuần thứ 38. Bé sinh nặng 2550g. Sang tháng thứ 4 bé chỉ nặng 5200g. Cân nặng của bé như này có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ? Do mấy tháng trước bé bị sốt nên đến tháng thứ 4 bé mới tiêm ngừa mũi vacxin đầu tiên là mũi 5 trong 1 và uống 2 giọt rota. Khi tiêm về bé bị sốt 38.5°C nên em đặt thuốc hạ sốt hậu môn cho bé. Cho em hỏi em có thể đến bệnh viện Từ Dũ để tiêm vacxin những đợt tiếp theo cho bé không và địa chỉ và thời gian cụ thể thế nào ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1444 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 598 Lượt xem
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1092 Lượt xem
Tin liên quan
Bạn có thể thực sự bảo vệ con mình khỏi dị ứng?
Bạn có thể thực sự bảo vệ con mình khỏi dị ứng?

Theo báo cáo của Tổ chức Dị ứng Thế giới, số lượng đã tăng lên từ 20 đến 40% trẻ em tại Mỹ mắc ít nhất một chứng bệnh dị ứng. Vào thời điểm mà rất nhiều trẻ em đang phải hứng chịu căn bệnh này, các bậc cha mẹ và các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm câu trả lời. Dị ứng và hen suyễn bắt đầu từ đâu? Có cách nào thực sự để ngăn chặn chúng xảy ra hay không?

Dị ứng thực phẩm ở trẻ
Dị ứng thực phẩm ở trẻ

Con của tôi có thể bị dị ứng thực phẩm không? Điều gì sẽ xảy ra nếu con tôi bị dị ứng với thực phẩm? Tôi nên làm gì nếu nghĩ rằng con tôi bị dị ứng với thực phẩm? Cha mẹ hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Cho bé bú sữa công thức và bệnh cúm
Cho bé bú sữa công thức và bệnh cúm

Bài báo này được điều chỉnh dựa trên thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xuất bản và các khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cùng Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây