1

Thế nào thì được gọi là Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Các yếu tố nguy cơ

  • Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, dân tộc, tầng lớp xã hội
  • Bệnh gặp nhiều ở nữ so với nam  với tỉ lệ 4/1;  thường xảy ra ở độ tuổi từ 25 đến 45 (đôi khi cũng gặp ở trẻ em và người lớn tuổi).
  • Bệnh thường gặp ở những nước đđang phát triển

2. Nguyên nhân

  • Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng liên quan đến nhiều yếu tố như nhiễm virus, nhiễm toxins. Phản ứng miễn dịch cũng được xem như là nguyên nhân của bệnh
  • Một số bệnh nhân khác có thể gây Hội chứng này như: sau khi phẫu thuật, bị chấn thương đầu hoặc sau khi bị chấn thương khác cũng có thể mắc hội chứng này
  • Những nghiên cứu gần đây cũng chưa đưa ra được bằng chứng chính xác về mối liên quan giữa cortisol (hormone liên quan stress) và hormone sinh dục nữ với hội chứng mệt mõi mãn tính
  • Một số thuốc như nhóm Benzodiazepam, Betablocks, chống trầm cảm và dùng kháng sinh lâu ngày cũng có thể gây ra Hội chứng mệt mõi mãn tính
  • Hoạt động thể lực quá mức hoặc căng thẳng quá mức có thể làm bệnh xấu đi
  • Hội chứng một mõi vô căn (Idiopathic chronic fatigue)

3. Các triệu chứng thường gặp

  • Sốt nhẹ                                   
  • Khó ngủ
  • Khó tập trung                          
  • Đau đầu
  • Đau họng                                
  • Giảm cân hoặc tăng cân
  • Nổi hạch cổ                            
  • Nhịp nhanh
  • Đau cơ                                    
  • Đau ngực
  • Yếu cơ, đau khớp                   
  • Đổ mồ hôi ban đêm

4. Chẩn đoán

Chẩn đoán dựa vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng với các xét nghiệm để loại trừ một số bệnh lý khác cũng gây mệt như bệnh tim mạch, nội tiết ….

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Theo Trung tâm kiểm soát và dự phòng Hoa Kỳ (CDC) để chẩn đoán CFS cần hai tiêu chuẩn dưới đây :

a. Một tình trạng mệt mỏi mới khởi phát không thể giải thích, không liên quan tới gắng sức và không giảm khi nghỉ ngơi

b. Có 4 hoặc nhiều tiêu chí dưới đây kéo dài ít nhất 6 tháng

Ngoài ra còn có các tiêu chí khác thường đi kèm như

  • Rối loạn đại tiện, đau bụng, nôn, tiêu chảy
  • Ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm
  • Thở ngắn
  • Ho kéo dài
  • Rối loạn về mắt (nhạy cảm ánh sáng, đau mắt hoặc khô mắt)
  • Dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn, rượu, hóa chất, thuốc, tiếng ồn
  • Khó khăn giữ cân bằng cơ thể (chóng mặt, nhịp tim không đều)
  • Có những vấn đề về tâm thần (trầm cảm, dễ cáu gắt, lo lắng, cơn hoảng loạn).

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?
Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Theo ước tính, đến nay có trên 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Parkinson. Những người bị bệnh này gặp phải các triệu chứng chính là run chân tay, co thắt và đau cơ, dẫn đến đi lại vận động khó khăn. Một số người mắc bệnh Parkinson còn bị sa sút trí tuệ hay lú lẫn, đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiến triển nặng.

5 giai đoạn của bệnh Parkinson
5 giai đoạn của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn thần kinh do thoái hóa, có các triệu chứng điển hình là run chân tay, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ, dẫn đến khó khăn khi cử động, đi lại, nói chuyện… Bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác và khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau thì các triệu chứng càng nặng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây