1

Thế nào là hội chứng chuyển hóa?

Hội chứng chuyển hoá là tên một nhóm bệnh xảy ra đồng thời và có khả năng dẫn đến bệnh tim mạch hoặc bệnh tiểu đường typ 2. Các nhóm bệnh đó là cao huyết áp, tăng đường huyết, mỡ bụng dư thừa và lượng cholesterol trong máu cao bất thường.

1. Hội chứng chuyển hóa là gì?

 

Hội chứng chuyển hóa bao gồm 1 nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người bệnh:

  • Tình trạng béo bụng
  • Rối loạn lipid máu (là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo nên mảng xơ vữa ở thành động mạch)
  • Tăng huyết áp
Thế nào là hội chứng chuyển hóa?
Tình trạng béo bụng và tăng huyết áp là các yếu tố có thể có trên một người mắc hội chứng chuyển hóa

 

  • Tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường (là tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin và đường một cách hiệu quả)
  • Tình trạng tiền đông máu như tăng fibrinogen và chất ức chế plasminogen hoạt hóa PAI-1 cao trong máu
  • Tình trạng tiền viêm (CRP tăng cao trong máu)

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh

 

Nguyên nhân hội chứng chuyển hóa có liên quan tới tình trạng đề kháng insulin. Insulin là một hormone do tụy sản xuất ra có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Bình thường thức ăn được tiêu hóa thành đường (glucosse). Glucose này được máu mang tới các tổ chức của cơ thể, ở đó các tế bào sử dụng glucose làm nguồn năng lượng. Glucose này vào được trong tế bào là nhờ insulin. Ở người có đề kháng insulin, glucose không thể vào tế bào một cách dễ dàng. Cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất nhiều hơn các insulin (thường là loại kém phẩm chất) để giúp glucose vào tế bào. Kết quả là nồng độ insulin tăng cao trong máu. Tình trạng này đôi khi dẫn đến tiểu đường khi tuyến tụy không có khả năng tiết đủ insulin để điều chỉnh đường huyết về mức bình thường. Ngay cả khi mức glucose trong máu chưa đủ cao tới mức được coi là tiểu đường thì nồng độ glucose máu tăng lên vẫn có thể có hại.

Trong thực tế, các bác sĩ gọi đây là tình trạng “tiền tiểu đường”. Nồng độ insulin máu tăng lên sẽ làm tăng triglycerid máu và các chất béo khác. Tất cả các yếu tố 3 đó ảnh hưởng tới thận và làm cho huyết áp cao hơn lên.

Tất cả các tác hại do hiện tượng kháng insulin gây ra trên đây gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và các bệnh khác. Các nhà nghiên cứu vẫn còn đang đi tìm nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin. Có thể do gen và do một số yếu tố từ môi trường gây ra, đặc biệt là tình trạng thừa cân và lối sống tĩnh tại thiếu vận động. Không phải tất cả các chuyên gia đều nhất trí định nghĩa về hội chứng chuyển hóa hoặc thậm chí coi đó là tình trạng bệnh lý riêng biệt. Các nhà y học đã nói về hội chứng này từ nhiều năm nay với nhiều tên gọi như hội chứng X, hội chứng đề kháng insulin.

3. Yếu tố nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

 

  • Tuổi. Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng lên với tuổi, tỷ lệ mắc bệnh < 10% ở lứa tuổi 20, tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60. Tuy nhiên, các dấu hiệu báo trước hội chứng chuyển hóa có thể thấy ở tuổi niên thiếu.
  • Chủng tộc. Tây ban nha, Bồ đào nha và các nước nói tiếng Tây ban nha, người châu Á dường như hay có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa hơn các chủng tộc khác
  • Béo phì. Chỉ số khối cơ thể (BMI) – là số đo của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. BMI > 23, tình trạng béo bụng với dáng người dạng quả táo (không phải dạng quả lê) làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
Thế nào là hội chứng chuyển hóa?
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

 

  • Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn ở người có tiền sử gia đình có người bị tiểu đường type 2 hoặc bản thân có tiền sử bị tiểu đường khi mang thai.
  • Các tình trạng bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Tăng huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và hormone sinh dục nữ.

4. Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng chuyển hóa là gì?

 

Hội chứng chuyển hóa không có triệu chứng nhất định do các bệnh của hội chứng này như cao huyết áp, đường huyết cao và cholesterol trong máu cao không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, bạn cần thường xuyên khám tổng quát, xét nghiệm máu hoặc đo huyết áp để sớm xác định mình có mắc phải bệnh nào trong nhóm bệnh kể trên không.

5. Tại sao chúng ta cần biết về hội chứng chuyển hóa?

 

Vì hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu người bệnh không thay đổi thói quen sống có hại để điều chỉnh tình trạng đề kháng insulin và đường huyết cứ tiếp tục tăng cao.

Vì cholessterol máu cao và tăng huyết áp trong hội chứng chuyển hóa sẽ góp phần tạo nên mảng xơ vữa trong thành động mạch, mảng xơ vữa này làm cho động mạch bị cứng lên và hẹp lại, từ đó dẫn đến đột quỵ tim và não.

6. Phòng chống hội chứng chuyển hóa

 

  • Thể dục đều đặn 30-60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải như là đi bộ. Đích cần đạt là phải hoạt động thể lực mức độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần.
  • Giảm cân. Giảm 5-10% trọng lượng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Giảm cân nặng để đạt được cân nặng lý tưởng (BMI 18,5 – 22,9kg/m2 )
Thế nào là hội chứng chuyển hóa?
Thể dục đều đặn 30-60 phút mỗi ngày để phòng chống hội chứng chuyển hóa

 

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau hoa quả, cá và các loại hạt. Ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol.
  • Ngừng hút thuốc lá. Thuốc lá làm tăng đề kháng insulin.

7. Khi nào cần gặp bác sĩ

 

Bạn nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận lời khuyên về chế độ ăn kiêng hoặc luyện tập nếu bạn:

  • Bị cao huyết áp.
  • Có triệu chứng tiểu đường như khát nước liên tục, tiểu liên tục, mờ mắt, ăn quá mức.

Nếu bạn muốn biết về lượng choresterol trong máu, HDL (cholesterol tốt), LDL (cholesterol xấu) và triglyceride, bạn có thể đi xét nghiệm ở các trung tâm xét nghiệm hoặc bệnh viện.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Cholesterol cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa
Cholesterol cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa

Khi lượng Cholesterol tăng lên quá cao, chúng sẽ bắt đầu tích tụ trên thành động mạch tạo nên các mảng bám cholesterol, làm lòng động mạch bị thu hẹp gây cản trở sự lưu thông máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây