1

Thai chậm phát triển trong tử cung - Bệnh viện Từ Dũ

Thai chậm phát triển là một tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn nằm trong tử cung, không phát triển như bình thường.

Làm sao có thể biết được?

Bác sĩ và bà mẹ có thể nhận thấy được thai chậm phát triển với tuổi thai qua một quá trình theo dõi liên tục.

Những nguy hiểm do thai chậm phát triển

  • Tỷ lệ bệnh và tử vong sau sanh gia tăng.
  • Những biến chứng trong sanh và sau sanh gia tăng.
  • Thiểu ối (dân gian còn gọi là khô nước ối) cũng thường xuất hiện. Nước ối ít gây nên sự chèn ép dây rốn. Đó là nguyên nhân gây tử vong cho con.
  • Khi lớn lên các bé đã từng là thai chậm phát triển trong tử cung sẽ dễ bị những di chứng trầm trọng về thần kinh, kém phát triển trí tuệ, cao huyết áp lúc về già, và những biến chứng về tim mạch.

Những bà mẹ nào dễ có thai chậm phát triển trong tử cung?

  • Tất cả những phụ nữ bị các bệnh như cao huyết áp, bệnh thận, bệnh phổi, tiểu đường, bệnh của chất tạo keo, bệnh lý về hồng cầu, hội chứng kháng Phospholipid.
  • Mẹ hút thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng heroin, cocaine.
  • Mẹ bị suy dinh dưỡng trầm trọng.
  • Bệnh lý của nhau thai (suy tuần hoàn nhau thai).
  • Đa thai (sinh đôi, sinh ba..)
  • Mẹ mắc những bệnh nhiễm trùng.
  • Mẹ có những rối loạn về di truyền.
  • Tiếp xúc với những chất độc hại.

Làm thế nào để phát hiện sớm thai chậm phát triển trong tử cung?

  • Trước khi chuẩn bị có thai nên đi thăm khám dù cơ thể bạn khoẻ mạnh.
  • Lưu giữ tất cả những giấy tờ ghi nhận những bệnh tật mình có.
  • Đi khám thai ngay khi mới bị trễ kinh để chẩn đoán chính xác tuổi thai.
  • Thăm khám thai: Lưu ý đo bề cao tử cung. Bề cao tử cung tăng dần theo tuổi thai.
  • Vào tháng thứ tư bề cao tử cung là 16cm. Bề cao tử cung sẽ tăng 4cm mỗi tháng cho đến tháng thứ 8. Số đo bề cao tử cung bằng số tuần tuổi thai nhi (ví dụ tuổi thai là 16 tuần thì bề cao tử cung là 16cm).

Tuy nhiên, bề cao tử cung còn phụ thuộc vào bề dày của thành bụng, lượng nước ối, tử cung đổ ra trước hay sau, một thai hay nhiều thai.

Khi bề cao tử cung không tăng hay tăng nhỏ hơn tuổi thai, có thể thai đang chậm phát triển trong tử cung.

Khi bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai khoảng 5cm thì biết là thai nhi bất thường.

Khi thai nhi chậm phát triển chúng ta cần phải làm gì?

  • Thăm khám để tìm nguyên nhân.
  • Nằm nghỉ nghiêng bên trái giúp tăng lượng máu đến tử cung, tăng lượng oxy, chất dinh dưỡng cho thai.
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và con.
  • Uống nhiều nước, tối thiểu 8-10 ly lớn/ngày.
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu.
  • Đếm số lần thai máy, theo dõi cử động thai bằng máy monitoring.
  • Siêu âm đo lượng nước ối, nhìn thai nhi cử động, đo vòng đầu, vòng bụng, đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài xương đùi. Nếu vòng bụng và cân nặng thai nhi có vấn đề, bác sĩ sẽ cho siêu âm hàng loạt nhằm chẩn đoán, đánh giá sự tiến triển, độ trầm trọng của thai chậm phát triển.
  • Lấy thai ra khỏi môi trường bất lợi cho sự phát triển thật đúng thời điểm.

Tóm lại:

Khám thai đều đặn giúp phát hiệm sớm thai chậm phát triển, theo dõi, điều trị và có quyết định đúng lúc để tránh tử vong cho thai nhi, đồng thời hạn chế những tổn thương não với những di chứng tâm thần và vận động về sau.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Thai 6 tuần phát triển chậm, dọa động thai?

Mang thai được gần 6 tuần, thấy ra ít huyết hồng, em đi siêu âm, bs kết luận: Kích thước 16×10 mm. Trong có yolksac d=6,3mm, có lớp dịch d=9mm. Bs nói: Thai phát triển chậm, đang dọa động thai. Bs kê cho thuốc uống, hẹn 1 tuần sau tái khám. Em rất lo, mong nhận được lời khuyên của bs ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2869 lượt xem

Thai 32 tuần chậm tăng trưởng trong tử cung?

Em mang thai thai được hơn 8 tháng, đi siêu âm, ĐKLĐ: 75mm, CV ĐẦU: 278mm, CDXĐ: 54mm, CDX cánh tay:49mm, ĐKNB: 82mm, CV bụng: 265mm, cân nặng: 1504 g, lượng nước ối: #12cm, ngôi thai mông. Bất thường thai: CDXĐ - CVĐ < bách phân vị thứ 5 - Kết luận: thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Em lo lắm - Mong được bs tư vấn ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  748 lượt xem

Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?

- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1661 lượt xem

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1099 lượt xem

Uống bổ sung viên omega3 trong thai kỳ thế nào?

Năm nay em 34 tuổi, đang mang thai bé thứ 2 được 17 tuần. Buổi sáng, em đang uống 1v canxi và buổi trưa 1v sắt thì được bạn đi Nauy về tặng 2 hộp Omega 3 của hãng Biopharmar. Vậy, nếu em uống thêm viên omega 3 kể trên thì có được không và liều dùng thế nào cho đúng ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  467 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân thai chậm phát triển trong tử cung Nguyên nhân thai chậm phát triển trong tử cung 10:00
Nguyên nhân thai chậm phát triển trong tử cung
Một thai kỳ khỏe mạnh và suôn sẻ luôn là mong muốn của tất cả các mẹ bầu. xem thêm mang...
 3 năm trước
 593 Lượt xem
ĐỂ MỔ Thai nhi CHẬM PHÁT TRIỂN là thế nào??? ĐỂ MỔ Thai nhi CHẬM PHÁT TRIỂN là thế nào??? 09:24
ĐỂ MỔ Thai nhi CHẬM PHÁT TRIỂN là thế nào???
 Suy dinh dưỡng trong bụng mẹ
 3 năm trước
 543 Lượt xem
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:16
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click để XEM NGAY livestream để đồng hành cùng chị Thắm trong hành trình chào đón con yêu này nhé! xem thêm
 3 năm trước
 735 Lượt xem
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! 02:58
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé!
Với gia đình chị Vân Anh, Tết 2021 đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ hơn bao giờ hết bởi con trai Trung Quân bị viêm phế quản với triệu chứng sốt cao...
 3 năm trước
 477 Lượt xem
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 791 Lượt xem
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 708 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ giúp em bé phát triển
Những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ giúp em bé phát triển

Lưu ý: chỉ cần chế độ ăn hàng ngày cũng có thể đáp ứng đủ nhu cầu về hầu hết các loại chất dinh dưỡng này, nhưng đối với một số liều lượng khuyến cáo của các loại như axit folic, sắt thì chỉ riêng chế độ ăn không thể cung cấp đủ. Chất bổ sung hoặc vitamin bà bầu có thể giúp bạn lấp đầy sự thiếu hụt này. Hãy kiểm tra mức giá trị dinh dưỡng hàng ngày trên vỏ chai sản phẩm. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào ngoài vitamin bà bầu của bạn.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây