1

Tế bào gốc mô mỡ tự thân: Giải pháp mới phục hồi sụn khớp gối - Bệnh viện Bạch Mai

Thoái hóa khớp gối là một bệnh thường gặp, bắt đầu từ lứa tuổi trung niên. Tình trạng thoái hóa khớp gối khiến bệnh nhân đau, khó chịu, giảm khả năng lao động… và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến hủy hoại sụn khớp,biến dạng và dính khớp. Bệnh viện Bạch Mai đã có biện pháp điều trị khá hiệu quả cho bệnh này, đó là dùng tế bào gốc mô mỡ tự thân tiêm tại chỗ, giúp phục hồi sụn khớp.

Thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối ở Việt Nam

Theo PGS.TS. Nguyễn Mai Hồng - Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, thoái hóa khớp gối chiếm khoảng 10,4% số bệnh nhân nhập viện tại Khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh thường gặp ở các khớp chịu lực, trong đó hay gặp nhất là thoái hóa khớp gối, đặc biệt ở các bệnh  nhân nữ. Khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai mỗi tháng điều trị nội trú khoảng 30-50 lượt bệnh nhân.

Còn số bệnh nhân ngoại trú gấp 4-5 lần bệnh nhân nội trú, tổng cộng khoảng 200-300 lượt bệnh nhân mỗi tháng.

Về cơ bản, thoái hoá khớp là tổn thương thoái hoá chủ yếu của sụn khớp, do quá trình sinh tổng hợp chất cơ bản (proteoglycan) bởi các tế bào sụn có sự bất thường.

Đặc trưng của bệnh là quá trình mất sụn khớp của tế bào dưới sụn và tổ chức xương cạnh khớp tân tạo, phối hợp với tổn thương của các sợi liên kết, các dây chằng quanh khớp, bao khớp và màng hoạt dịch.

Nguyên nhân

Nguyên nhân thực sự của bệnh thoái hoá khớp vẫn chưa được khẳng định, đó có thể là hậu quả của quá trình chuyển hóa sụn trong đó hoạt động thoái hoá vượt trội hơn hoạt động tổng hợp.

Các yếu tố tham gia vào quá trình này là:

  • Tuổi già
  • Béo phì
  • Di truyền
  • Do chấn thương
  • Thể thao và nghề nghiệp
  • Mãn kinh ở phụ nữ.

Những tác động tới chất lượng cuộc sống của người bệnh

Bệnh thoái hóa khớp gối ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh thường gặp từ lứa tuổi trung niên trở đi và gần đây xuất hiện cả người trẻ.

Ở những người trên 35 tuổi, 52% có biểu hiện ít nhất một triệu chứng của thoái hóa khớp như đau khớp, hạn chế cử động khớp gối và lên tới 80% ở những người trên 70 tuổi.

gười bệnh bị thoái hóa khớp gối phải chịu đựng những cơn đau nhức dai dẳng đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, ảnh hưởng nhiều tới chế độ sinh hoạt hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang…

Tình trạng sưng khớp do thoái hóa khớp dẫn tới khó khăn trong vận động, co duỗi khớp có khi cứng khớp không thể đi lại được đăc biệt là vào thời gian buổi sáng lúc mới ngủ dậy, nhiều bệnh nhân phải mất một khoảng thời gian nhất định để làm ấm khớp, giúp cho việc cử động được dễ dàng hơn.

Sau một  thời gian bị thoái hóa khớp, sụn khớp bị hư hại, bào mòn dần sẽ dẫn đến  mất sụn, các đầu xương cọ vào nhau gây đau đớn cho người bệnh. Cấu trúc khớp sẽ bị biến đổi dẫn tới mất chức năng vận động, tàn phế. Ít ai biết rằng thoái hóa khớp là nguyên nhân gây tàn phế lớn thứ 4 của con người.

Chính vì mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng , với dân số gần 90 triệu người và số người cao tuổi đang dần tăng lên, có thể thấy nhu cầu cần điều trị của bệnh thoái hóa khớp gối ở Việt Nam là rất lớn và cấp thiết.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối trước đây

Hiện nay việc điều trị thoái khớp gối chủ yếu điều trị triệu chứng bao gồm:

  • Chỉ định nội khoa với các loại thuốc giảm đau chống viêm, tiêm chất nhờn ổ khớp…
  • Kết hợp với các phương pháp như giáo dục bệnh nhân về phòng ngừa, chống các tư thế xấu, các yếu tố nguy cơ nặng bệnh
  • Vật lý trị liệu

Hầu hết đều nhằm mục đích giảm đau cho bệnh nhân và duy trì chức năng vận động khớp gối chứ chưa giải quyết được tận gốc bản chất của bệnh là tổn thương mất sụn khớp.

Biện pháp điều trị ngoại khoa thoái hoá khớp gối:

Đục xương chỉnh trục, nội soi rửa - bào khớp, thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối chỉ định cho các trường hợp hạn chế chức năng nhiều, kháng lại với các phương thức điều trị nội khoa và thường là ở giai đoạn muộn của thoái hóa khớp đặc biệt là phương pháp thay khớp gối nhân tạo, tuy nhiên cũng e ngại đến những biến chứng của khớp giả (nhiễm trùng, tổn hại thần kinh) và  khớp giả chỉ có thể được sử dụng dao động trong khoảng 10 đến 15 năm.

Việc điều trị bằng các phương pháp này mặc dù cũng đã mang lại những lợi ích cho bệnh nhân, nhưng cũng có những tác hại như: bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc; bệnh không được điều trị tận gốc…

Do đó, một nhu cầu cấp thiết cần một kỹ thuật điều trị mới thực sự tác động tới sự phục hồi sụn khớp, phối hợp tốt với các phương pháp hiện tại, cải thiện các biến chứng cũng như các mặt hạn chế của chúng.

Và Bệnh viện Bạch Mai đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng biện pháp “Sử dụng tế bào gốc mô mỡ tự thân để điều trị thoái khớp”. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, đáp ứng được nhu cầu bức thiết đó.

Liệu pháp tế bào gốc mô mỡ tự thân điều trị thoái hóa khớp gối là gì?

Liệu pháp sử dụng tế bào gốc tự thân, tế bào gốc của chính bệnh nhân được phân tách từ mô mỡ, sau đó được kích hoạt và tiêm vào ổ khớp. Dưới sự kích thích của các tác nhân tại chỗ tế bào gốc sẽ phát huy các tác dụng khác nhau bao gồm việc biệt hóa thành tế bào sụn; chống viêm; kích thích mô tại chỗ phát triển thông qua việc tiết ra các yếu tố tăng trưởng…

Như vậy phương pháp này có các ưu điểm vượt trội so với các phương pháp trên vì giải quyết được tận gốc tổn thương sụn khớp vốn là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Kỹ thuật này bổ sung một mắt xích quan trọng cho chuỗi liệu pháp hiện tại, đạt hiệu quả cao và an toàn, góp phần cải thiện chất lượng sống và tuổi thọ.

Những ưu điểm vượt trội

  • Thủ thuật tiến hành đơn giản
  • Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân
  • Thời gian điều trị ngắn.

Với sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ nhân viên y tá, bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai, các bệnh nhân sau khi được điều trị bằng kỹ thuật tế bào gốc mô mỡ tự thân sẽ không còn phải chịu đựng các cơn đau tái diễn nhiều lần trong khoảng thời gian dài, cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sau 3 năm triển khai liệu pháp tế bào gốc mô mỡ tự thân, khoa cơ xương khớp  và trung tâm gen tri liệu Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành kỹ thuật trên nhiều bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối và cho kết quả khả quan. Phần lớn bệnh nhân có cải thiện triệu chứng lâm sàng cũng như tăng bề dày sụn khớp sau khi tiêm tế bào gốc và người bệnh tỏ ra hài lòng với phuơng pháp điều trị mới đầy hứa hẹn này.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI 02:24
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI
 
 3 năm trước
 640 Lượt xem
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây