Đau thắt ngực – dấu hiệu cảnh báo không thể bỏ qua - Bệnh viện Bạch Mai
Đau thắt ngực do bệnh tim mạch
- Thường có vị trí đau sau xương ức, tính chất đau thắt lại, có người có cảm giác đè ép lên, đau như dao đâm, thời gian đau kéo dài vài giây tới vài phút.
- Hướng lan của cơn đau là đau lan lên mặt trong cánh tay, cẳng tay, xuống tới ngón tay, hoặc cơn đau lan lên cằm hoặc ra sau lưng, có khi lại đau xuống dưới , điều này khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn bị đau dạ dày.
- Đặc biệt, nếu cơn đau thắt ngực kéo dài trên 20 phút thì có thể người bệnh đã bị nhồi máu cơ tim.
- Đây là trường hợp cấp cứu, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để xử trí kịp thời.
Nguyên nhân:
- Tim được nuôi bởi hệ thống động mạch gọi là hệ thống động mạch vành, khi động mạch vành bị hẹp, bít tắc, lượng máu đến tim kém đi lúc đó bệnh nhân sẽ xuất hiện các cơn đau thắt ngực.
- Đau thắt ngực có các thể bệnh khác nhau, nặng nhất là nhồi máu cơ tim
- Nhiều cơn đau thuộc các bệnh tim mạch như hở động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, ngoại tâm thu ( nhịp không đều) hay bệnh phình động mạch chủ
Phân loại:
- Đau thắt ngực ổn định là cơn đau xuất hiện khi gắng sức, những trường hợp này thường là bản thân bệnh nhân mạch vành đã hẹp, máu về tim đã ít nên khi gắng sức nhu cầu ôxy nhiều lên trong khi lượng máu vẫn ít nên xuất hiện cơn đau.
- Đau thắt ngực không ổn định là do các mảng xơ vữa gây tắc hoặc hẹp động mạch vành, xuất hiện đột ngột, kể cả khi không gắng sức.
Để phòng:
- Cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ, làm điện tâm đồ, siêu âm tim, đo huyết áp…. thường 6 tháng một lần.
- Người có nguy cơ cao, hoặc có các dấu hiệu bệnh tim mạch cần đi khám sớm, để được xử trí kịp thời.
- Cần có chế độ ăn uống khoa học, tránh xa mỡ động vật, hạn chế ăn mặn, không ăn nhiều đồ ngọt, nhiều tinh bột, đặc biệt đồ chiên rán sẵn. Nên ăn nhiều rau củ quả, chất xơ, ăn nhiều cá.
- Quan trọng nhất phải duy trì chế độ tập luyện hàng ngày theo ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc lá, không uống nhiều rượu bia.
Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai
Một dấu hiệu nhỏ như nếp gấp ở dái tai thì có liên quan gì đến bệnh tim mạch?
Đau nhức ở chân là cảm giác thường gặp ở hầu hết tất cả mọi người. Nguyên nhân có thể do chuột rút tạm thời, viêm khớp mãn tính, chấn thương cơ, hoặc tổn thương thần kinh kéo dài. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đau chân có thể là do bệnh động mạch ngoại biên (PAD), một dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch. Dưới đây là mối liên hệ giữa sức khỏe tim mạch và tình trạng đau chân, giúp bạn xác định được liệu đau chân có phải là dấu hiệu của vấn đề tim mạch nghiêm trọng hay không.
Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?
Rung thất là một dạng rối loạn nhịp tim xảy ra do các tín hiệu điện tim hỗn loạn làm cho các buồng dưới của tim (tâm thất) co bóp bất thường, dẫn đến kết quả là tim không thể bơm máu đến phần còn lại của cơ thể.