1

Tại sao cần đi khám thai? - Bệnh viện Từ Dũ

Mục đích của việc khám thai

Tâm lý của người cha hay mẹ khi mang thai đều mong muốn sinh ra một đứa con khoẻ mạnh và thông minh mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ. Để làm được điều đó, người mẹ cần theo dõi thai kỳ bằng chương trình khám và theo dõi thai.
Thai kỳ phát triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được gọi là tam cá nguyệt, một tam cá nguyệt tương đương với 13 tuần hoặc ba tháng lịch.

Tam cá nguyệt đầu:

Từ lúc bắt đầu có thai đến khi thai 13-14 tuần tuổi. Đây là khoảng thời gian hình thành và hoàn thiện các cơ quan.

Tam cá nguyệt thứ hai ( ba tháng giữa): 14-27 tuần

Là khoảng thời gian thai tăng trưởng, nếu thai chậm phát triển xảy ra trong thời kỳ này thường rất nặng.

Tam cá nguyệt thứ ba (ba tháng cuối): 27-40 tuần

Là khoảng thời gian tăng trọng, thường xuất hiện những biến chứng của thai kỳ như cao huyết áp do thai, sản giật, chảy máu do nhau tiền đạo…

Lịch khám thai:

Tuỳ thuộc vào tuổi thai hay vấn đề của từng tam cá nguyệt.

Lần khám đầu tiên bắt đầu ngay vài ngày sau khi mất kinh hay trễ kinh, để xác định có thai bình thường.

Sau đó:

  • Mỗi 4 tuần khám 1 lần cho đến khi thai được 28 tuần.
  • Mỗi 2 tuần khám 1 lần sau khi tuổi thai từ 28 tuần đến 36 tuần.
  • Từ tuần thứ 36 mỗi tuần khám 1 lần.
  • Tuy nhiên, trong những trường hợp thai kỳ có vấn đề như ra huyết, doạ sanh non, thai suy dinh dưỡng, nước ối ít, mẹ có bệnh lý, con hiếm…lịch khám thai của những bà mẹ này sẽ khác đi.

Khám thai trong 3 tháng đầu tiên là rất quan trọng.

Lần khám thai đầu tiên này rất quan trọng, chủ yếu tập trung vào đánh giá sức khoẻ của người mẹ và xác định vấn đề mang thai.

Bác sĩ sẽ hỏi

  • Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng.
  • Những bệnh lý trước đây, vấn đề sức khoẻ hiện tại.
  • Những lần thai nghén trước đây, tình trạng sức khoẻ của bé sau sanh.
  • Những lần mổ, những loại thuốc đã dùng và đang dùng.
  • Cách sống và môi trường làm việc.

Những thông tin trên giúp dự báo tình trạng thai nhi để chuẩn bị xử trí và chăm sóc tốt hơn.

  • Bác sĩ sẽ khám xác định có thai và tuổi thai.
  • Thiết lập chương trình theo dõi thai cho sản phụ.

Thực hiện xác xét nghiệm cần làm

  • Máu: Nhóm máu, yếu tố Rhesus, Hemoglobin (Hb), hematocrite (Hct) để đánh giá có tình trạng thiếu máu thiếu sắt không, đường trong máu, những bệnh truyền nhiễm hay nhiễm trùng như giang mai, viêm gan siêu vi, HIV, Rubella.
  • Nước tiểu.
  • Siêu âm.

Hướng dẫn của bác sĩ

  • Hướng dẫn ăn uống, theo dõi sự phát triển của thai nhi, vệ sinh thân thể, làm việc.
  • Dặn dò tái khám đúng lịch hẹn.
  • Dặn dò khi có các dấu hiệu khác lạ như ra huyết âm đạo, đau trằn bụng dưới nhiều…đến bệnh viện ngay.
  • Chích ngừa VAT để phòng chống uống ván.

Những lần khám sau chủ yếu tập trung đánh giá tình trạng sức khoẻ thai nhi

  • Sự phát triển của thai, phát hiện những bất thường của thai.
  • Những thay đổi của người mẹ khi có thai:
  • Tình trạng lên cân, ăn uống, phù chân, nám mặt, sạm da…
  • Và những tình trạng bệnh lý của mẹ khi mang thai: cao huyết áp do thai, bệnh tim mạch,…

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?

Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  518 lượt xem

Cảm cúm khi mang thai, có cần đi viện khám?

Mang thai được 14 tuần, mấy hôm nay em bị ngứa họng, sổ mũi, ngạt mũi, ho nhẹ và khàn tiếng. Không biết, em có cần đến Bệnh viện thăm khám, uống thuốc không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  444 lượt xem

Bà bầu bị thủy đậu, khám ở khoa nào của Bệnh viện?

Năm nay em 25 tuổi, mang thai được hơn 3 tháng. Em bị thủy đậu, vừa mới lành. Nghe nói bị thủy đậu khi mang thai rất nguy hiểm nên em muốn đi khám, nhưng không biết khám ở khoa nào của Bv Phụ sản ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  965 lượt xem

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1098 lượt xem

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  687 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 791 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 960 Lượt xem
Khám phá hành trình vượt cạn ban đêm của mẹ bầu Nguyễn Thị Huyền tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá hành trình vượt cạn ban đêm của mẹ bầu Nguyễn Thị Huyền tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 09:04
Khám phá hành trình vượt cạn ban đêm của mẹ bầu Nguyễn Thị Huyền tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Ai cũng nghĩ rằng đi đẻ đêm sẽ nhiều bất cập, mọi thứ không được chuẩn bị chu đáo, không có bác sĩ chuyên môn túc trựcNHƯNG:Tại Thu...
 3 năm trước
 712 Lượt xem
"KHÁM THAI Ở HỒNG NGỌC BÁC SĨ NÀO MÌNH CŨNG THÍCH" "KHÁM THAI Ở HỒNG NGỌC BÁC SĨ NÀO MÌNH CŨNG THÍCH" 02:10
"KHÁM THAI Ở HỒNG NGỌC BÁC SĨ NÀO MÌNH CŨNG THÍCH"
 Cũng như hàng nghìn mẹ bầu đã tin tưởng lựa chọn Hồng Ngọc, chị Hoàng Hiền (Hà Nội) sau khi đã vượt cạn thành công tại Hồng Ngọc, chia sẻ:...
 3 năm trước
 1506 Lượt xem
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 708 Lượt xem
Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 01:59
Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Bên cạnh những phương pháp sàng lọc trước sinh như Double Test, Triple Test, NIPT, chọc ối cũng là một phương pháp hiệu quả giúp chẩn đoán bệnh lý...
 3 năm trước
 1933 Lượt xem
Tin liên quan
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây