1

Sữa công thức: Những điều cần biết

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh được sử dụng khi người mẹ không thể hoặc không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Vậy sữa công thức là gì, chọn sữa công thức cho bé như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc về sữa công thức cho bé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời. Tuy nhiên tuyến sữa ở mỗi người mẹ lại khác nhau, lượng sữa mẹ ở người phụ nữ trong những tháng đầu sau sinh không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Và khi người mẹ không thể hoặc không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, sữa công thức cho bé là giải pháp thay thế an toàn, bảo đảm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời.

1. Sữa công thức là gì?

Sữa công thức (còn có tên gọi là Baby formula) hay sữa bột trẻ em, được sản xuất để làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi. Sữa công thức có thành phần giống công thức hóa học của sữa mẹ nên có thể dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ.

Sữa thay thế sữa mẹ là sữa bột công thức 1 (là loại dành cho trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi) gần giống với thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển. Sữa bột công thức 1 hiện nay được cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau như:

  • Sữa bột: Thường được pha với nước trước khi cho trẻ uống;
  • Sữa dạng lỏng: Thường được pha với một lượng nước tương đương;
  • Sữa dùng ngay: Thường đắt hơn so với các loại sữa nói trên, có thể cho trẻ dùng ngay mà không cần phải qua các bước chế biến.

2. Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh

  • Bước 1: Rửa sạch ly, muỗng, bình sữa, núm vú và luộc kỹ trong nước sôi 10 phút.
  • Bước 2: Tính toán lượng sữa công thức cho bé cần trong một lần bú.
  • Bước 3: Lấy lượng nước vừa đủ theo lượng sữa đã tính toán ở bước 2.
  • Bước 4: Dùng muỗng đo lường lấy lượng sữa bột theo hướng dẫn trên hộp sữa, không lấy đầy muỗng mà phải gạt ngang muỗng lường bằng dụng cụ gạt (dao hoặc cán muỗng sạch).
Sữa công thức: Những điều cần biết
Pha sữa công thức cho bé với nước nóng khoảng vừa phải
  • Bước 5: Pha sữa công thức cho bé với nước nóng khoảng 40 độ C. Nếu nước quá nóng thì cần phải để nguội đến nhiệt độ tương đương nhiệt độ cơ thể (37 độ C) và không nên cho bé ăn ngay. Nên cho trẻ ăn từ từ để tránh hiện tượng bị sặc.

3. Nhu cầu dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh

  • Từ khi sinh đến 1 tháng: 60 ml/lần, 8 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 480 ml/ngày;
  • Từ 1 tháng đến 2 tháng: 90 ml/lần, 7 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 630 ml/ngày;
  • Từ 2 tháng đến 4 tháng: 120 ml/lần, 6 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 720 ml/ngày;
  • Từ 4 tháng đến 6 tháng: 150ml/lần, 6 – 8 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 900 ml/ngày.

4. Cách bảo quản sữa công thức cho bé

Thời gian sử dụng sữa công thức cho bé pha sẵn tối đa là 2 giờ. Lượng sữa dư còn lại nên bỏ đi, do trong đó có nước bọt của trẻ, sữa có thể bị nhiễm khuẩn và không thuận tiện cho việc bảo quản.

Cha mẹ cũng không cho trẻ sử dụng lại sữa thừa của cữ trước quá 2 giờ để tránh việc bị nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono có thể gây ra bệnh rất nguy hiểm như viêm màng não hay nhiễm trùng máu....

5. Chọn sữa công thức cho bé như thế nào?

Sự đa dạng sản phẩm sữa công thức cho bé trên thị trường hiện nay giúp các bậc cha mẹ dễ dàng tìm kiếm cho con mình một loại sữa công thức phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào để phân biệt và chọn lựa đúng sản phẩm mà trẻ đang cần. Để tránh nhầm lẫn và có thể an tâm với sản phẩm mình đã chọn cho con, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Kiểm tra nhãn hiệu, bao bì sản phẩm có phải hàng thật hay không;
  • Kiểm tra kỹ hàm lượng các thành phần của sữa công thức cho bé bao gồm: chất đạm, chất béo, DHA, ARA, vitamin... ở trên nhãn để đảm bảo rằng bé không chỉ phát triển tốt về chiều cao, cân nặng, mà còn có thể phát triển trí não, củng cố hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ - những yếu tố quyết định trong việc mang lại cho trẻ một nguồn dinh dưỡng chất lượng trong những năm tháng đầu đời;
  • Sản phẩm sữa công thức cho bé được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế sẽ là một sản phẩm có độ tin cậy cao. Do đó, cha mẹ cũng cũng nên lựa chọn các sản phẩm đã được các tổ chức dinh dưỡng và an toàn thực phẩm công nhận về an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng, chỉ tiêu hàm lượng...;
Sữa công thức: Những điều cần biết
Chọn sữa công thức cho bé như thế nào?
  • Nên tìm hiểu và tham vấn từ bác sĩ dinh dưỡng để có những thông tin cần thiết về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ làm cơ sở lựa chọn sữa công thức cho bé. Đặc biệt là những người mẹ có con sinh non, nhẹ cân hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa, rất cần một công thức dinh dưỡng đặc biệt, chọn đúng sản phẩm cần thiết để giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng và phát triển tốt.

6. Lưu ý khi sử dụng sữa công thức cho bé

Dưới đây là một số vấn đề cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng sữa công thức cho trẻ:

  • Cách pha: Sữa nên được pha với nước nóng, không nên dùng lò vi sóng hâm nóng. Cha mẹ cũng cần chú ý sữa quá nóng có thể gây bỏng cho em bé;
  • Hạn sử dụng: Chỉ dùng sữa công thức còn hạn, nếu quá hạn nên bỏ ngay, bởi sữa quá hạn thì hàm lượng dinh dưỡng bị suy giảm, thậm chí có thể gây bệnh cho trẻ;
  • Bảo quản: Cha mẹ cần đọc kỹ thông tin về cách thức bảo quản sữa công thức cho bé được ghi trên bao bì sản phẩm, đặc biệt là trước khi mở sản phẩm. Bảo quản tốt sản phẩm sau khi mở sẽ giúp duy trì chất lượng sữa lâu dài cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng. Lưu ý rằng bảo quản đông lạnh sữa công thức là không cần thiết vì sẽ làm giảm chất lượng của sữa;
  • Vệ sinh dụng cụ pha sữa: bình sữa, núm vú giả cần phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau những lần bú của trẻ.
  • Sữa công thức cho bé tự chế: Cơ quan Quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA) không quy định hay khuyến cáo mọi người tự chế sữa công thức vì sẽ không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng lẫn an toàn cho trẻ sơ sinh;
  • Sữa công thức giả: hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm sữa công thức cho bé giả, vì vậy cha mẹ nên thận trọng khi mua và nên hỏi ý kiến các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có những kiến thức và sự lựa chọn đúng đắn. Một trong những điều cần làm để tránh mua sữa giả là đọc kỹ nhãn mác. Tránh mua nhầm sữa hết hạn, dán nhãn mác giả mạo các hãng danh tiếng, cần quan tâm đến hạn sử dụng và các thông tin về dưỡng chất;
  • Màu sắc sữa: luôn luôn kiểm tra chất lượng của sữa, nếu thấy tình trạng đổi màu hoặc có mùi vị lạ thì nên bỏ.

Mặc dù sữa mẹ là tốt nhất đối với trẻ sơ sinh, tuy nhiên khi điều kiện không cho phép người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì có thể sử dụng sữa công thức cho bé để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Sữa công thức có những ưu điểm như đa dạng chủng loại giúp cha mẹ có nhiều sự lựa chọn; việc cho trẻ uống sữa không lệ thuộc vào mẹ, do đó tạo điều kiện thuận lợi để người mẹ sớm đi làm trở lại.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ sinh non chỉ nặng 2,2kg cần uống sữa công thức gì cho mau lớn?

Con em sinh non lúc thai kỳ mới 33 tuần 5 ngày. Hiện tại bé chỉ nặng 2,2kg. Sữa mẹ rất ít nên em muốn bổ sung sữa ngoài cho bé mau lớn. Bác sĩ tư vấn giúp em dòng sữa nào có đủ chất và giúp bé tăng cân không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3012 lượt xem

Nên cho bé 6 tháng tuổi ăn những thực phẩm gì?

Em cho bé nhà em ăn dặm từ lúc bé 5,5 tháng, vì em thấy bé như bị đói, đòi bú mẹ liên tục. Giờ bé được 6 tháng, em muốn nấu cháo cho bé. Xin hỏi bác sĩ em nên cho bé ăn những thực phẩm gì ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  569 lượt xem

Trẻ sinh non 29 tuần 5 ngày nặng 1,3kg khi nào đổi sữa công thức dành cho trẻ sinh non sang sữa thường?

Bé nhà em sinh non lúc mẹ mới 29 tuần 5 ngày, bé nặng 1,3kg ạ. Hiện giờ bé đã được 2 tháng và tăng lên 3,2kg. Em bị mất sữa nên bé không được uống sữa mẹ. Em cho bé uống sữa similac neosure iQ dành riêng co trẻ sinh non bị nhẹ cân. Hàng ngày bé uống 10 cữ, mỗi cữ khoảng 70-80ml. Bé uống vậy có nhiều không ạ? Và sau bao lâu thì em được đổi sang sữa bình thường cho bé? Vì theo như trong lon sữa có ghi là bé đủ 8kg mới đổi sữa ạ.

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1932 lượt xem

Thời điểm cho bé ăn dặm và đổi sữa công thức được tính theo ngày sinh thực tế hay ngày dự sinh?

Em sinh non bé trai lúc 32 tuần 3 ngày. Bé nặng 2,1kg. Hiện giờ bé đã được 6 tháng 11 ngày và nặng 7,2kg, cao 66cm. Lúc bé 6 tháng em có cho bé ăn dặm cháo rây, tỉ lệ 1:10. Mỗi ngày em cho bé ăn 5ml vào lúc 10h sáng. Tuy nhiên ăn đến ngày thứ 4 thì phân bé có hiện tượng lỏng, nhầy và sủi bọt. Em dừng không cho bé ăn dặm nữa thì phân trở lại bình thường. Có phải em cho bé ăn dặm quá sớm không ạ? Và tính thời gian ăn dặm thì tính theo ngày sinh thực tế của bé hay ngày dự sinh ạ? Ngày dự sinh của bé nhà em cách ngày sinh thực tế 2 tháng cơ ạ. Còn vấn đề nữa là bé được 6 hay 7 tháng thì em có thể đổi sữa công thức số 1 sang số 2 ạ? Và thời gian này cũng tính theo ngày sinh thực tế hay dự sinh? Em có thử cho bé uống sữa số 2 nhưng thấy bé xì hơi nhiều và trướng bụng nên em lại quay về cho bé uống sữa số 1 ạ.

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1311 lượt xem

Cho trẻ sinh non 11 tháng tuổi uống xen kẽ sữa công thức vào sữa mẹ vào ban ngày được không?

Bé nhà em sinh non, lúc em được 32 tuần. Bé sinh ra đã được 11 tháng, tuy nhiên nếu hiệu chỉnh thì chỉ được 9 tháng. Hiện tại bé nặng 9,3kg. Đã 2 tháng nay bé không lên cân nào. Từ lúc sinh ra tới giờ em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, 2 tháng trở lại đây, trước khi ngủ, em có cho bé ăn thêm sữa ngũ cốc Fruto. Hôm bé ăn được 1 chén nhỏ, hôm lại được nửa chén, có hôm không ăn. Hàng ngày bé cũng có ăn bánh ăn dặm, sữa chua và trái cây. Dạo này bé cũng biếng bú hơn, cả ngày chỉ được 700ml sữa mẹ và thêm 200ml sữa ngũ cốc. Em muốn cho bé uống xen kẽ sữa công thức với sữa mẹ vào ban ngày cho bé có được không ạ? Bé nhà em khi đi khám bác sĩ bệnh viện sản nhi còn chẩn đoán bé bị thiếu máu sinh lý nhẹ nên trông bé lúc nào cũng có vẻ xanh xao. Em có cho bé uống bổ sung Polyvisol ạ. Còn một vấn đề nữa là bé nhà em đi ị nhiều lần, khoảng 3 đến 4 lần một ngày. Phân bé sệt đặc màu vàng nhạt và đi nhiều nhưng mỗi lần đi ít, lắm khi chỉ són ra chút ít, như thế có bình thường không ạ? V

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1442 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ 04:04
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ
"Con rất vui vì con có một đôi mắt mới và con có Mẹ rất yêu thương con
 3 năm trước
 871 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 740 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 676 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 692 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây