1

Sinh lý tuyến bã - bệnh viện 103

Khái niệm

  • Tuyễn bã là một chùm nang tuyến nằm ở quanh nang lông và gắn vào lông.
  • Tuyến bã thay đổi gây ra một số bệnh: trứng cá, viêm da da dầu, á sừng, da dầu. á sừng da dầu gây tăng tiết chột bã làm bít các lỗ chân lông dẫn đến hói đầu.
  • Tuyến bã gắn vào nang lông ở nơi có lông. Nơi không có lông thì tuyến bã độc lập như ở vành quy đầu, âm vật, môi, má, hậu môn; chất chế tiết không đổ vào cổ nang lông mà đổ thẳng vào niêm mạc như tuyến Tyson và hạt fox-fordyce. Trừ lòng bàn tay bàn chân là không có tuyến bã.
  • Tuyến bã phát triển mạnh ở tuổi dậy thì.
  • Rối loạn tuyến bã (thường tăng tiết) dẫn đến nhiều bệnh ngoài da.

Tuyến bã thuộc loại tuyến toàn hủy.

  • Tuyến toàn hủy (holocrine): tế bào tuyến, cộng với chất bã bị đào thải toàn bộ.
  • Tuyến toàn vẹn (ecrine): khi đào thảI chỉ mất một phần của tế bào tuyến công với chất bã, ví dụ: tuyến mồ hôI bé.
  • Tuyến đầu hủy (apocrine): chất chế tiết ra có màng bọc, ví dụ tuyến mồ hôI nách, tuyến sữa, tuyến vú.

Cơ chế tiết của tuyến bã

  • Nó phụ thuộc vào áp lực của tuyến tức là phụ thuộc vào số lượng tế bào tạo tuyến, nếu càng nhiều thì áp lực càng mạnh, áp lực này sẽ đẩy chất ở trong tuyến rav (hay gặp ở tuổi dậy thì, biểu hiện trứng cá). Tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng cơ thể (do gen di truyền).
  • Nếu rửa sạch da thì tuyến bã tiết ra một lớp bã làm mềm mai không ngấm nước, khi rửa bằng ete cho da sạch hết mở dẫ đến tuyến bã lại tiết mạnh, cho nên trong điều trị bệnh tuyến bã không nên rửa bằng xà phòng, tránh kích thích gây tăng tiết.

Ngoài ra vài trò của thần kinh cũng ảnh hưởng đến sự tiết tuyến bã: người ta they ở vùng nào trung gian có trung tâm kìm hãm tuyến bá, nếu trung tâm bị thương tổn dẫn đến tăng tiết , ở người hôn mê cũng tăng tiết tuyến bã.

Nội tiết tốt nam và nữ đều ảnh hưởng đến quá trình tiết tuyến bã.

  • Nội tiết tố nam: testosterol làm tăng tiết tuyến bã
  • Nội tiết tố nữ: progesterol, ostrogen làm giảm tiết tuyến bã

Tuyến bã tiết ra chất bã có tác dụng chống thấm nước, có tính chất diệt khuẩn, diệt nấm.

Tuyến bã có ở khắp nơI trên da của cơ thể. Số lượng tuyến bã tính theo cáI trên 10cm2 da phân phối khác nhau tùy theo vị trí:

  • Đầu, mặt, ngực, lưng, tầng sinh môn: 400-900 cái.
  • Vùng da còn lại: 100 cái.
  • Lòng bàn tay bàn chân: không có tuyến bã.

Tuyến bã có đường kính  trung bình từ 50-120  và nằm ở độ sâu 1.2-1.5mm

Chất bã tiết ra gồm”

  • Squalene 15% (C30H50) là một hydrocacbon không bão hòa, chỉ có ở da người với nồng độ ổn định. ở người trưởng thành squalene có thể có ở gan và là tiền thân để tổng hợp cholesterol.
  • Triglyceride: 60% là este của glycerin và các axit béo chuỗi dài, cires: 25% là những este đơn và kép của axit béo chuỗi dài cũng như este cholesterol được tổng hợp.

Phương pháp xác định chất bã nhờn.

  • Phương pháp sắc ký khí (sắc ký giấy) tương đối khó, ở Việt Nam chưa có nơI nào làm.
  • Phương pháp ding giấy cuốn thuốc lá: theo Strauss và Pochi.

Cách làm như sau:

  • Bước 1: địa điểm vùng da trán, ding một miếng gạc sấy khô lau nhiều lần cho sạch.
  • Bước 2: lấy một tâm băng dính khoét một lỗ hình vuông mỗi cạnh 2,5cm dán vào vùng da trán vừa lau để lộ da ở giữa.
  • Bước 3: lấy giấy cuốn thuốc lá xếp chồng lên vùng da hở 4-5 tờ; lấy một lớp gạc xốp lớn kích thước giấy cốn thuốc lá phủ lên trên, sau lấy băng quấn quanh đầu vùng giấy thuốc lá và gạc xốp. Mục đích để áp sát da hở ở trên (2,5*2,5).
  • Bước 4: để giấy sau 15 phút thì lấy 4-5 tờ giấy thuốc lá ra, rồi lại làm lại một lần nữa bằng 4-5 tờ giấy khác cũng để sau 15 phút để lấy cho bằng hét chất bã đang tiết.
  • Bước 5: lấy giấy cuốn thuốc lá của lần 2, rửa bằng este. Sau đó lại lấy giấy để tiếp vào vùng da hở đó để trong 3 giờ.

Chiết xuất: từ giấy cuốn thuốc lá đó bằng cách rửa este nhiều lần, cho bốc hơI ete, lấy cáI còn đọng lại đưa lên cân tiểu ly cân chính xác để xác định khối lượng chất bã.

Thành phần chất bã của tuyến bã:

Chủ yếu là axit béo dưới dạng este hỗn hợp không có axit béo dạng tự do.

Triglycerid, cires được tuyến bã tiết ra theo chu kỳ 8-10 ngày ở người trẻ còn ở người già 20-30 ngày. Chất bã tiết ra tích tụ ở bề mặt của da, cùng với một số thành phần khác của da như mảng tế bào sừng, các vi sinh vật (đó là propionibacteium acnes, tụ cầu, pityrosporum ovales), nước và các hợp chất tan trong nước tạo thành.

Chất bã của thượng bì:

Tế bào thượng bì cũng đào thảI liên tục. Một số chất của tế bào sừng gồm có:

  • Sterol chủ yếu là cholesterol tự do hoặc cholesterol este hóa bởi các axit béo chuỗi dài.
  • Triglycerid chịu tác động của men lipaza (của các vi khuẩn bề mặt da tiết ra) hoặc men esteraza do việc sừng hóa giảI phóng ra.
  • Các vết glycogen hoặc photpholipit ở màng tế bào.

Các yếu tố tác động ảnh hưởng đến lipit bề mặt da.

Vài ngày sau khi sinh có đợt chất bã tăng do chất bã trẻ được hoạt hóa bởi androgen của mẹ qua đường nhau thai.

  • Tuyến bã tăng tiết ở tuổi hoạt động sinh dục mạnh (26-40 tuổi).
  • Tuyến bã giảm tiết ở tuổi 50 đối với nữ; 60-70 đối với nam.

Ảnh hưởng của nội tiết tố.

  • Androgen cả ở nữ cũng có: có chúc năng điều hòa chúc phận tiết bã.
  • Ostrogen (nội tiết tố sinh dục nữ): uống ostrogen giảm tiết chất bã, giảm kích thước tuyến bã. Muốn có tác dụng đáng kể, nam phảI dùng liều rất cao dẫn đến hậu quả nam thành nữ hóa. Đối với nữ: liều thấp hơn nam dẫn đến giảI tiết chất bã nhưng so với liều sinh lý cũng rất cao nên không vận dụng được.
  • Testosterol: tiêm đối với nam ảnh hưởng tới tiết bã, đối với nữ tác dụng vừa phải nhất thời.

Ăn chế độ nghèo năng lượng, nghèo calo thì giảm tỷ lệ tiết chất bã với tất cả các thành phần (trừ squalene).

  • Có nhiều thay đổi sinh hóa xảy ra trong khi nhịn ăn đặc biệt là hạ insulin máu có vai trò trong giảm lipit.
  • Ăn nhiều chocolat, bơ gây tăng tiết chất bã.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 842 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Dầu dừa có thể điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không?
Dầu dừa có thể điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không?

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến là dùng thuốc bôi và kem dưỡng ẩm để làm dịu da và giảm các triệu chứng. Ngoài ra, các phương pháp tự nhiên như dầu dừa cũng đã được chứng minh là có thể giúp điều trị viêm da cơ địa.

Sử dụng dầu dừa để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Sử dụng dầu dừa để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Nhiều trẻ sơ sinh có những mảng dày cứng, màu vàng hoặc trắng giống như vảy trên da đầu. Những mảng này có thể xuất hiện ở bên dưới tóc, sau tai, trên trán, quanh nếp gấp da hoặc trên lông mày. Đó có thể là những dấu hiệu của viêm da tiết bã. Vấn đề này tuy vô hại nhưng nhìn rất khó chịu. Có nhiều cách để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và một trong số đó là sử dụng dầu dừa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây